Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 2 tuổi bị nhiệt miệng: 7 Cách chăm sóc hiệu quả tại nhà

Nhiệt miệng làm bé con của mẹ đau đớn, quấy khóc, bỏ ăn. Mẹ muốn tìm cách thật nhanh chữa khỏi cho bé, để bé có thể vui vẻ, khỏe mạnh mỗi ngày. Cùng Góc của mẹ tìm nguyên nhân, cách chăm sóc và phòng tránh hiệu quả bé 2 tuổi bị nhiệt miệng nhé!

1. Nguyên nhân bé 2 tuổi bị nhiệt miệng

Mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị nhiệt miệng – lưu lại ngay 3 biện pháp điều trị hiệu quả

Nhiệt miệng là vấn đề thường gặp ở bé 2 tuổi, không gây nguy hiểm nên mẹ đừng lo lắng quá nhé! Tuy nhiên, các nốt nhiệt, vết loét đỏ trong miệng, có thể kèm theo sốt khiến bé mệt mỏi, đau đớn, chán ăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con. Mẹ cần biết rõ nguyên nhân để có cách chăm sóc và phòng bệnh phù hợp nhất. 4 nguyên nhân phổ biến gây nhiệt miệng cho bé bao gồm:

1.1. Nhiễm trùng

Khi bé lên 2, mẹ bắt đầu tập cho bé đánh răng, ăn thức ăn cứng hơn, xơ bàn chải hay thức ăn cứng này sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng bé. Các vết tổn thương này có thể tự khỏi trong vài ngày, nhưng chúng cũng có khả năng bị nhiễm trùng, từ đó tạo thành các vết loét trong miệng bé. Vi khuẩn tại các vết loét này phát triển khiến các tổn thương nặng hơn, phát triển thành nốt nhiệt trong niêm mạc miệng, trên lưỡi.

Tình trạng nhiễm trùng các vết thương nhỏ trong miệng là nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
Tình trạng nhiễm trùng các vết thương nhỏ trong miệng là nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Vì là tình trạng nhiễm trùng nên ngoài các nốt nhiệt miệng, mẹ có thể thấy bé bị sốt nhẹ. Tình trạng này không nguy hiểm, mẹ sử dụng các biện pháp hạ sốt thông thường như chườm mát, thuốc hạ sốt… Một số loại thuốc kháng sinh cũng được sử dụng để xử lý tình trạng nhiễm trùng, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé con uống thuốc nhé.

1.2 Giảm hệ miễn dịch, thiếu dinh dưỡng

Bé 2 tuổi cần có chế độ dinh dưỡng khác so với thời kỳ trước đó. Thời điểm này bé đã cai sữa hoàn toàn và bắt đầu bổ sung dinh dưỡng độc lập từ thức ăn. Mất đi nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, bé cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng này qua thức ăn, đặc biệt là vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và các yếu tố vi lượng khác. Thiếu những chất này bé không chỉ thiếu dinh dưỡng mà còn khiến hệ miễn dịch của bé suy giảm.

Khi đó sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công gây bệnh cho bé. Nếu bé đang có các vết thương nhỏ trong miệng, chúng sẽ lâu lành hơn. Thậm chí, các vết này sẽ nặng dần, trở thành các vết nhiệt miệng. Do vậy, mẹ cần chú ý cân bằng dinh dưỡng khi bé lên 2 tuổi mẹ nhé!

1.3. Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài

Thuốc kháng sinh là “chiến binh hùng mạnh” chống lại các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, cơ thể bé 2 tuổi tương đối nhạy cảm với loại thuốc này. Sức đề kháng của bé còn yếu, sử dụng thuốc kháng sinh (thành phần là các chất tổng hợp hoặc bán tổng hợp do vi sinh vật tiết ra) nhiều khiến các loại virus kháng thuốc phát triển, tạo ra tác dụng phụ là nhiệt miệng. Trường hợp này bé cũng có thể kèm theo biểu hiện sốt nhẹ.

Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ khiến bé bị nhiệt miệng
Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ khiến bé bị nhiệt miệng

Thuốc giúp chữa bệnh nhưng mẹ sẽ không lường trước được các tác dụng phụ của chúng với bé . Vậy nên, khi bé bị bệnh, mẹ không nên tự mua thuốc về nhà cho bé uống. Để tốt nhất cho bé, mẹ  đưa bé đến bệnh viện kiểm tra và uống thuốc theo đơn bác sĩ.

1.4. Vệ sinh răng miệng chưa sạch

Mẹ có thể xem thêm: Vệ sinh miệng cho bé ăn dặm từ A đến Z của mẹ

Việc vệ sinh răng miệng cho bé cần được bố mẹ hướng dẫn chi tiết ngay từ khi còn nhỏ. Mẹ hãy giúp bé ghi nhớ thực hiện các bước đánh răng đúng cách, loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Nếu vệ sinh không sạch, các vi khuẩn bám trên răng, trong miệng sẽ tấn công các mô mềm, khiến bé 2 tuổi bị nhiệt miệng.

Mặt khác, vệ sinh răng miệng chưa sạch còn khiến bé bị viêm lợi, viêm nướu, chảy máu chân răng, sâu răng… cùng các bệnh răng miệng khác. Vậy nên, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách không chỉ phòng nhiệt miệng mà còn nhiều bệnh khác nữa đấy.

2. Bé 2 tuổi bị nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Thông qua nội dung phần 1, mẹ đã biết bé 2 tuổi bị nhiệt miệng phần lớn do các nguyên nhân thông thường trong sinh hoạt gây ra. Đây là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. . Điều quan trọng nhất, mẹ cần bình tĩnh, tìm ra nguyên nhân gây nhiệt miệng, từ đó áp dụng biện pháp chăm sóc phù hợp giúp con nhanh khỏi.

Thông thường bé 2 tuổi nhiệt miệng sẽ khỏi sau 7 – 14 ngày. Mặc dù vấn đề không nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, nhiệt miệng kéo dài trên 14 ngày không khỏi. Mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp xử lýhiệu quả nhất.

3. Top 7 cách xử lý nhiệt miệng hiệu quả cho bé 2 tuổi

3.1. Cho bé uống nhiều nước

Nóng trong cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé 2 tuổi bị nhiệt miệng. Cách xử lý và phòng nóng trong đơn giản nhất là uống đủ nước. Mẹ hãy cho bé uống đủ nước (bé đi tiểu trung bình 3 tiếng 1 lần, nước tiểu trong hoặc vàng nhạt nghĩa là bé đã uống đủ nước) cần thiết mỗi ngày sẽ giúp bé nhanh khỏi hơn.

Uống đủ nước giúp bệnh nhiệt miệng nhanh khỏi
Uống đủ nước giúp bệnh nhiệt miệng nhanh khỏi

Trường hợp bé bị đau, không chịu uống nước, mẹ thay bằng nước ấm sẽ làm dịu bớt cơn đau cho bé. Ngoài ra, mẹ hãy động viên, cổ vũ bé bằng lời khen để bé tự giác uống nhiều nước hơn.

3.2. Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây

Khi nguyên nhân gây nhiệt miệng do thiếu chất hay giảm miễn dịch, mẹ hãy bổ sung thêm cho bé nhiều rau xanh và trái cây. Trong 2 loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Một số loại rau quả tốt nên bổ sung nhiều như cà chua, rau ngót, mồng tơi, củ cải, cam, bưởi… rất tốt trong việc xử lý nhiệt miệng. Để tăng hương vị, dễ ăn hơn, mẹ  ép nước cho bé uống. Nước uống không tác động mạnh vào vết nhiệt, không làm bé bị đau, bé sẽ “hợp tác” ăn uống cùng mẹ hơn đó ạ.

3.3. Sử dụng một số loại thuốc và gel trị nhiệt

Trên thị trường hiện nay có các loại thuốc, gel trị nhiệt miệng dành riêng cho trẻ em. Mẹ có thể mua tại các hiệu thuốc và cho bé sử dụng tại nhà. Bé 2 tuổi vẫn còn nhỏ, dễ dị ứng, mẹ tập thói quen kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho bé sử dụng. Để an toàn nhất, mẹ nên nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa trước khi cho bé sử dụng thuốc.

Mẹ cần lưu ý, nếu bé sử dụng thuốc trên 14 ngày mà vẫn không khỏi hoặc xuất hiện thêm các biểu hiện lạ như sốt, dị ứng… mẹ  đưa bé đến bệnh viện ngay để các bác sĩ có biện pháp điều trị kịp thời.

3.4. Mật ong

Nếu mẹ lo lắng các loại thuốc tây có tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe bé, hãy thử biện pháp xử lý nhiệt miệng tự nhiên với mật ong. Nhiều nghiên cứu cho thấy, dung dịch mật ong 30% có khả năng diệt khuẩn rất tốt, từ đó có tác dụng tốt trong xử lý nhiệt miệng.

Cho bé ngậm mật ong hàng ngày giúp giảm đau và giúp bệnh nhiệt miệng nhanh khỏi
Cho bé ngậm mật ong hàng ngày giúp giảm đau và giúp bệnh nhiệt miệng nhanh khỏi

Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần cho bé ngậm trực tiếp hoặc dùng tăm bông bôi mật ong lên các vết nhiệt là được. Mật ong dạng lỏng nên sẽ không làm con bị đau, vị ngọt hấp dẫn sẽ làm bé dễ dàng “hợp tác” với mẹ đấy!

3.5. Ăn thức ăn mềm, dạng lỏng

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong xử lý nhiệt miệng. Nó giúp tăng sức đề kháng, bé khỏi nhanh hơn. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý khi cho bé ăn hàng ngày, hãy chế biến những thức ăn mềm, dạng lỏng dễ nuốt. Các vết nhiệt trong miệng sẽ khiến bé bị đau khi ăn các thức ăn cứng hay cay nóng.

Một số món ăn Góc của mẹ gợi ý như các món canh, món súp, món hầm, nước trái cây, thạch hoa quả… Chúng vừa nhiều vitamin, không làm đau bé, hương vị thanh ngọt hấp dẫn giúp bé thèm ăn hơn.

3.6. Nên dùng bàn chải mềm

Bị nhiệt miệng cũng không được bỏ bước đánh răng hàng ngày đâu mẹ nhé! Thay vì sử dụng bàn chải cứng thông thường, mẹ hãy sắm cho bé một chiếc bàn chải lông mềm hoặc sử dụng tăm bông để vệ sinh răng miệng.

Khi đánh răng cho bé, mẹ điều chỉnh động tác thật nhẹ nhàng, tránh chạm vào các vết nhiệt, tránh làm bé bị đau. Vệ sinh răng miệng giúp loại bỏ vi khuẩn – nguyên nhân gây nhiệt miệng. Từ đó ngăn nhiệt miệng trở nặng, nhanh khỏi hơn.

3.7. Sử dụng nước muối sinh lý ấm

Muốn tăng hiệu quả vệ sinh răng miệng hàng ngày, sau khi đánh răng, mẹ hãy cho bé súc miệng bằng nước muối loãng pha cùng nước ấm. Đồng thời, mẹ  dùng khăn hoặc bông mềm thấm nước muối lau sạch lưỡi, lợi cho bé sau bữa ăn.

Lưu ý: Khi lau lưỡi cho bé, mẹ tránh tác động sâu và bên trong, sẽ khiến bé bị nôn trớ.

4. Trường hợp nên đưa bé 2 tuổi bị nhiệt miệng thăm khám bác sĩ

Bé 2 tuổi bị nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau 7 – 14 ngày. Sau thời gian này nếu mẹ thấy bé xuất hiện một số triệu chứng như sút cân nhanh, đau bụng, sốt cao bất thường, đi ngoài phân lẫn máu hoặc chất nhầy, tiêu chảy, viêm loét xung quanh hậu môn, nổi nốt đỏ ở tay chân… thì ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện.

Nếu quá 14 ngày bé không khỏi bệnh hoặc xuất hiện triệu chứng lạ, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện nhé!
Nếu quá 14 ngày bé không khỏi bệnh hoặc xuất hiện triệu chứng lạ, mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện nhé!

Khi đó  nhiệt miệng trở nặng, khả năng cao phát triển thành các bệnh khác như bệnh tay chân miệng, rối loạn tiêu hóa… không thể tự điều trị tại nhà được, cần phác đồ điều trị chuyên khoa.

5. Cách phòng tránh nhiệt miệng cho bé 2 tuổi

Để phòng tránh bé 2 tuổi bị nhiệt miệng, mẹ cần lưu ý một số biện pháp dưới đây:

  • Tạo thói quen tốt cho bé trong sinh hoạt hàng ngày: Mẹ hãy tập cho con giờ đi ngủ và thức dậy cố định, đủ giấc, không để con thức khuya. Cùng với đó, thời gian ăn cũng nên ở trong khung giờ cố định, không nên để bé ăn quá no.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách: Mẹ nên tập cho bé đánh răng đúng cách, 2 lần mỗi ngày để làm sạch răng miệng hiệu quả. Sau khi ăn, mẹ nên làm sạch miệng, lưỡi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý.

Mẹ có thể xem thêm: Dụng cụ vệ sinh răng miệng cho bé: Bàn chải nào tốt cho con?

  • Thiết lập thực đơn các bữa ăn đa dạng, đủ chất: Mẹ xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho bé hàng ngày để tăng cường sức đề kháng. Lưu ý thay đổi món ăn hàng ngày để tránh nhàm chán, ưu tiên các món ăn có tác dụng giải nhiệt, giàu vitamin như rau xanh, cam, cà rốt…

Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất khi trẻ bị sưng lợi

Trên đây là toàn bộ chia sẻ từ Góc của mẹ về nguyên nhân, cách chăm sóc và phòng bệnh nhiệt miệng cho bé 2 tuổi. Do vậy, mẹ đừng lo lắng khi bé 2 tuổi bị nhiệt miệng. Chỉ cần thực hiện một số biện pháp đơn giản, bé sẽ rất nhanh khỏi thôi! Bé yêu sẽ lại vui vẻ, hoạt bát, khỏe mạnh như bình thường.

Nguồn tham khảo: BỆNH NHIỆT MIỆNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 2 tuổi bị nhiệt miệng: 7 Cách chăm sóc hiệu quả tại nhà”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Điều mẹ băn khoăn: Bé 2 tuổi đi ngoài ra máu tươi liệu có sao?
Điều mẹ băn khoăn: Bé 2 tuổi đi ngoài ra máu tươi liệu có sao?
Bé 2 tuổi đi ngoài ra máu tươi có thể dẫn đến những nguy hiểm khôn lường khi bệnh diễn biến nặng. Mẹ cần liên tục theo dõi và nhanh chóng đưa bé đi bệnh viện nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra. Mẹ Đ.T.V ở Hà Nội hỏi: “Mình là […]
Phát triển tâm lý bé 2 tuổi: Biểu Hiện và Cách Chăm Sóc
Phát triển tâm lý bé 2 tuổi: Biểu Hiện và Cách Chăm Sóc
Tâm lý bé 2 tuổi có những sự chuyển biến đáng kể, đặc biệt trong đó là sự khủng hoảng tâm lý. Làm thế nào để mẹ có thể kiểm soát quá trình khủng hoảng này, đồng thời chăm sóc cho sức khỏe tâm lý của bé? Mẹ hãy ghi nhớ những lưu ý dưới […]
Bé 2 tuổi biết làm gì: 7 Lưu ý đừng bỏ qua mẹ ơi!
Bé 2 tuổi biết làm gì: 7 Lưu ý đừng bỏ qua mẹ ơi!
Bé 2 tuổi biết làm gì là câu hỏi khiến nhiều mẹ băn khoăn. Liệu tốc độ phát triển của các bé có giống nhau hay không? Nếu bé nhà mình chưa làm được như bé khác thì sao? Mẹ tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp nhé! 1. Sự phát triển […]
Bé 2 tuổi mọc bao nhiêu răng là đủ: 5 Lưu Ý Quan Trọng
Bé 2 tuổi mọc bao nhiêu răng là đủ: 5 Lưu Ý Quan Trọng
 “Mẹ N.T.T ở Cần Thơ thắc mắc: Mình là T,  hiện bé nhà mình được 2 tuổi rồi. Mình theo dõi rất sát sao ở mỗi giai đoạn phát triển của bé. Dạo gần đây mình thấy bé mọc nhiều răng hơn, cụ thể là 20 răng khi bé 26 tháng tuổi. Như thế có […]
Giỏ hàng 0