Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến
Danh mục sản phẩm

Trẻ bị nhiệt miệng – lưu lại ngay 3 biện pháp điều trị hiệu quả

Trẻ bị nhiệt miệng là một trong những căn bệnh phổ biến và gây khó chịu nhất. Không chỉ vậy, bệnh còn tái đi tái lại nhiều lần khiến gia đình lo lắng. Vậy mẹ phải làm gì để xử lý vấn đề này?

1.Nhiệt miệng là gì? Biểu hiện của trẻ bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc bệnh đó ít nhất một lần trong đời, có đến 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng.
Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc bệnh đó ít nhất một lần trong đời, có đến 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng.

Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng mắc bệnh đó ít nhất một lần trong đời, có đến 20% dân số thường xuyên bị nhiệt miệng. Trong đó, trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bệnh này không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng rất dễ tái phát, gây khó chịu. 

Biểu hiện rõ ràng nhất của trẻ bị nhiệt miệng là sự xuất hiện các đốm màu trắng, có kích thước ban đầu khoảng từ 1-2mm. Chúng có thể lớn dần, lên khoảng 8-10mm. Và vài ngày sau thì những đốm này vỡ bọc nước, gây viêm loét miệng.

Những vết loét thường xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng, Nên khi ăn mặn và cay sẽ gây ra đau rát cho vết loét. Thậm chí, nhiều bé không thể ăn bất kỳ thứ gì cho đến khi triệu chứng giảm bớt.

Nhiệt miệng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn và miệng chảy nhiều nước dãi. Trẻ bị nhiệt miệng và sốt hoặc kèm nổi hạch ở cổ nếu viêm loét trở nặng. Đồng thời, nướu răng có thể bị sưng và chảy máu

2.Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng?

Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm do căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh tật… Khiến sức khỏe của trẻ bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây bệnh nhiệt miệng.

Trẻ bị nhiệt miệng có thể do nhiều nguyên nhân. Điển hình như:

  • Do trẻ bị một số vật cứng như bàn chải đánh răng hay các vật nhọn khác đâm vào. Dẫn đến rách niêm mạc miệng.
  • Hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm do căng thẳng, ăn uống thiếu chất, bệnh tật… Khiến sức khỏe của trẻ bị suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây bệnh nhiệt miệng.
  • Do trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ cay, nóng khiến trẻ bị nóng trong người. Từ đó dẫn đến viêm loét niêm mạc.
  • Do trẻ bị sâu răng hoặc viêm chân răng, viêm chóp răng hoặc viêm tủy… Đây đều có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng cho trẻ.
  • Trẻ bị nhiễm các loại khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh. Qua đó, làm mất cân bằng sinh học trong cơ thể và dẫn đến bị nhiệt miệng.
  • Trẻ bị suy giảm chức năng gan khiến gan bị suy yếu hoặc bị tổn thương nên hoạt động bị giảm đi. Dẫn đến không thể lọc hết độc tố có hại như asen, chì ra ngoài. Những độc tố này sẽ tích tụ ở niêm mạc. Lâu ngày gây ra viêm loét miệng.
  • Do trẻ bị thiếu hụt một số chất cần thiết như sắt, vitamin B12,…

3.Mẹ nên làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng?

3.1.Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.
Mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.

Trẻ hoàn toàn không có khả năng chịu đau như người lớn nên tình trạng đau nhức và khó chịu sẽ khiến trẻ quấy khóc, chán ăn và sức đề kháng kém đi. Mẹ nên giảm đau cho trẻ bằng các phương pháp dân gian như mật ong, nha đam, sữa chua, nghệ, v.v.. Mẹ nên lưu ý khi bôi vào vết loét cho trẻ, tránh nhiễm trùng.

Mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng ít nhất 4 lần/ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn. Có thể cho trẻ súc miệng bằng nước củ cải ngày 3 lần để giúp giảm nhanh các triệu chứng.

Với trẻ bị loét áp tơ miệng, mẹ cần lưu ý một vài điều khi cho trẻ ăn:

  • Chia nhỏ bữa ăn và cho con ăn từ từ.
  • Không ăn các thực phẩm khi còn nóng. 
  • Không nên nấu các món mặn cay hay chua, chỉ nấu các món lỏng như súp, cháo, sữa, nêm nếm nhẹ nhàng… 
  • Đồng thời, nên tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung các loại vitamin C hoặc A qua nước hoa quả như cam, bưởi, cà rốt, cà chua…
  • Bên cạnh đó, hãy cho trẻ uống nước nhiều hơn mẹ nhé.

3.2.Trẻ bị nhiệt miệng bôi gì?

Để có hiệu quả giảm đau nhanh chóng và an toàn hơn, mẹ có thể dùng Gel trị nhiệt miệng cho các bé từ 2 tuổi trở lên.
Để có hiệu quả giảm đau nhanh chóng và an toàn hơn, mẹ có thể dùng Gel trị nhiệt miệng cho các bé từ 2 tuổi trở lên.

Để có hiệu quả giảm đau nhanh chóng và an toàn hơn, mẹ có thể dùng Gel trị nhiệt miệng cho các bé từ 2 tuổi trở lên. Mẹ nên lựa chọn các loại Gel dạng bôi tác động trực tiếp và bám chặt vào vết loét. Và tốt hơn nữa nếu gel này có chứa hoạt chất Lidocaine HCL và dịch chiết xuất từ hoa cúc. Bởi hai chất này kết hợp lại sẽ có tác dụng giảm đau, kháng viêm và lành nhanh vết loét. Đồng thời nhờ xuất xứ từ thiên nhiên, nên gel bôi nhiệt miệng này an toàn hơn với trẻ nhỏ.

3.3.Trẻ bị nhiệt miệng uống thuốc gì? Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng uống thuốc gì?

Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm và sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng một tuần.
Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm và sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng một tuần.

Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ nhỏ không quá nguy hiểm và sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên nếu bé bị nổi từ 2–3 vết loét và chúng xuất hiện thường xuyên. Hay trẻ bị nhiệt miệng kéo dài hơn 14 ngày thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.

Bác sĩ có thể sẽ cho bé uống một số thuốc kháng khuẩn để làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và giúp các vết loét mau lành hơn. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ cho bé dùng thêm một số thuốc để bôi trực tiếp lên vết loét.

Xem thêm:

Bệnh tay chân miệng ở trẻ – Nhận biết và điều trị đúng cách

Bệnh thủy đậu ở trẻ em: triệu chứng và cách chữa trị

Tham khảo: http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/can-lam-gi-khi-tre-em-bi-nhiet-mieng-2708

Với những thông tin được trình bày ở trên, hy vọng mẹ đã có thể nắm được các biện pháp phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ. Qua đó giúp bảo vệ sức khỏe con thơ.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ bị nhiệt miệng – lưu lại ngay 3 biện pháp điều trị hiệu quả”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé? Nên nhưng đừng làm dụng 
Có nên mua gối chống trào ngược cho bé hay không là câu hỏi mà nhiều mẹ phân vân, thắc mắc. Bởi bé cưng của mẹ thường xuyên trào ngược, nôn trớ, mẹ nghe nhiều người mách cho bé sử dụng gối này sẽ giúp cải thiện tình trạng nhưng mẹ sợ mua nhầm, mua […]
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng? Từ 0 tháng mẹ nhé 
Gối chống trào ngược dùng cho bé mấy tháng là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm vì mẹ nghe nhiều người mách dòng gối này có tác dụng ổn định dịch dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược, nôn trớ nhưng mẹ chưa biết bé mấy tháng thì dùng được. Vậy bài viết […]
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
TOP 9 cách gọi sữa về sau sinh thường giúp bé ti thỏa thích
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ thường lo lắng khi sữa về ít, nhỏ giọt, không được ướt áo, con ti cũng chẳng thỏa thích. Không sao đâu ạ, bởi Góc của mẹ sẽ xác định được từng nguyên nhân xuất phát từ mẹ và bé, từ đó gợi ý 9 cách […]
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú? 5 bí quyết cực hiệu quả
Mẹ cho con bú nhưng sữa về nhỏ giọt, con không ti đủ nên thường quấy khóc, khó chịu khiến các mẹ vô cùng lo lắng, không biết làm sao để sữa về nhanh sau mỗi cữ bú. Đừng lo quá mẹ ơi, sau đây là 5 mẹo kích sữa về nhanh chóng, con ti […]
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Bé uống sữa xong là ị: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục
Trường hợp bé uống sữa xong là ị, đi ngoài phân lỏng làm mẹ không khỏi lo lắng vì sợ con gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy bé đi ị sau uống sữa là phản ứng sinh lý bình thường hay bất thường? Để giúp mẹ yên tâm hơn và nắm rõ được nguyên […]
Giỏ hàng 0