Không chỉ người lớn hoặc trẻ em đã mọc đầy đủ răng mới gặp phải những vấn đề về viêm lợi. Trên thực tế, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ những có thể gặp phải bệnh lý này. Sưng lợi là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Vậy nguyên nhân và cách điều trị dân gian hiệu quả khi trẻ bị sưng lợi sẽ được khai thác dưới đây. Hãy cùng nhà mình tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh sưng lợi ở trẻ với bài viết bên này nhé.
Mục lục
1. Nguyên nhân trẻ bị sưng lợi?
Nguyên nhân chủ yếu là do các bé chưa được vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Trẻ không thể tự làm sạch được những vụn thức ăn. Hoặc những mảng cáu bẩn bám lâu ngày trên bề mặt răng cũng như trong các kẽ răng. Điều này khiến vi khuẩn ẩn trú trong các mảng bám vôi răng gây ra viêm lợi.
Đặc biệt ở các bé đang mọc răng, nướu răng rất nhạy cảm. Và dễ bị tổn thương nên vi khuẩn sẽ càng dễ tấn công hơn.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây sưng lợi ở trẻ như:
- Viêm lợi do mọc răng
- Đánh răng không đúng cách
- Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khiến thức ăn thừa bám và tích tụ ở dưới chân răng và kẽ răng.
- Trẻ bị nhiệt vì ăn nhiều đồ nóng.
2. Triệu chứng của trẻ bị sưng lợi
Tùy vào nguyên nhân và đặc điểm mỗi bé mà sẽ có các triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn chung trẻ sẽ có các biểu hiện sau:
- Lợi sưng phồng và rất dễ chảy máu khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa
- Răng lung lay
- Hơi thở hôi
- Lợi có màu sắc bất thường
- Xuất hiện các mảng hoặc đốm trắng trên nướu
- Lợi bị tụt xuống khiến chân răng lộ ra ngoài
- Lở loét bên trong má, nướu răng.
3. Cách điều trị khi trẻ bị sưng lợi
Khi trẻ có những triệu chứng của viêm lợi, mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ. Nên điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các phương pháp điều trị sưng lợi ở trẻ bao gồm:
3.1.Loại bỏ mảng bám và cao răng
Mẹ có thể đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để khám và lấy cao răng. Thường thì sau khi làm sạch, các nha sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh hằng ngày. Tránh những mảng bám ở chân răng
3.2.Dùng thuốc kháng sinh
Nếu các triệu chứng sưng lợi ở trẻ trở nặng. Mẹ nên điều trị cho trẻ bằng thuốc kháng sinh, tuy nhiên phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cũng có thể tham khảo các loại thuốc dưới đây và chú ý xem hướng dẫn sử dụng
- Thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam…): Giúp làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau do bị sưng lợi
- Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…): Có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau nướu răng
- Các thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, aspirin…): Thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng đau do sưng lợi. Không dùng aspirin cho các trường hợp mắc các bệnh ưa chảy máu, sốt xuất huyết.
4. Những mẹo điều trị dân gian khi trẻ bị sưng lợi
4.1.Cách chữa sưng lợi bằng súc miệng nước muối
Nước muối có khả năng sát khuẩn tốt mà an toàn cho người sử dụng. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng làm giảm cơn đau do sưng lợi gây ra.
4.2.Cách chữa sưng lợi bằng tỏi tươi
Tỏi được coi là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra trong tỏi có có các loại kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn rất hiệu quả. Vì vậy, mẹ nên sử dụng tỏi để chữa sưng lợi ở bé.
4.3.Trẻ bị sưng lợi chữa bằng túi lọc trà
Túi trà lọc đã qua sử dụng có chứa một lượng axit Tannic tác dụng giảm sưng lợi, sâu răng khá hiệt quả.
4.4.Cách chữa sưng lợi bằng lá trầu không
Lá trầu không là một loại thực vật quá đỗi quen thuộc và cũng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian. Đặc biệt lá trầu không có tác dụng rất tốt chữa các bệnh liên quan đến răng miệng.
4.5.Trẻ bị sưng lợi chữa bằng mật ong
Bôi trực tiếp mật ong lên phần lợi bị viêm để sát khuẩn. Sau đó, pha mật ong với với chanh cùng nước ấm dùng để súc miệng để đạt hiệu quả cao nhất.
4.6.Cách chữa sưng lợi bằng gừng tươi
Theo nghiên cứu cho thấy trong gừng có chất men zingibain có tác dụng như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Vì vậy, gừng trở thành loại “thuốc” chữa viêm, sưng lợi hiệu quả.
4.7.Nước cốt chanh có thể chữa sưng lơi của bé
Đặc tính kháng viêm và hàm lượng vitamin C có trong nước cốt chanh hoàn toàn có khả năng chữa các bệnh nhiễm trùng nướu răng, giúp nướu răng chắc khỏe, tăng cường sức đề kháng cho răng cực hiệu nghiệm.
5. Phòng ngừa viêm lợi cho trẻ
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng trước và sau khi đi ngủ, sau mỗi bữa ăn. Đối với trẻ dưới 3 tuổi, mẹ có thể dùng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, chà răng và nướu của trẻ
Khi hơi thở của trẻ có mùi hôi, miệng có mùi hôi khó chịu và có mủ giữa răng. Mẹ nên kiểm tra bàn chải đánh răng của bé và đưa trẻ tới cơ sở y tế sớm nhất.
Cho trẻ đi khám răng định kỳ để lấy cao răng cho bé sau mỗi lần tới nha khoa. Và giúp phát hiện sớm bệnh sưng lợi ở trẻ.
Mẹ nên có kế hoạch và dành thời gian đưa trẻ đến gặp nha sĩ định kỳ. Có thể từ 3 – 6 tháng/lần để kiểm tra tốt nhất các vấn đề về răng miệng. Tuyệt đối không để khi các bệnh của bé đã trở nên nghiêm trọng mới đưa đến phòng khám.
Xem thêm: