Bé 2 tuổi chậm đi khiến mẹ lo lắng vì sự phát triển của con yêu. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp khi bé 2 tuổi chưa biết đi như thế nào? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mẹ có thể xem thêm: Bé 2 tuổi tiêm mũi gì: 4 Mũi Tiêm Quan Trọng Bố Mẹ Phải Biết
Mục lục
1. Bé 2 tuổi chưa biết đi có đáng lo không?
Các điều kiện để bé tập đi bao gồm: Khung xương đủ chắc, các cơ, hệ thần kinh, trí não phát triển bình thường.
Thông thường, theo biểu đồ tăng trưởng, mục tiêu cuối cùng là đi bộ. Theo đó, bé 3 tháng tuổi cần biết lăn lộn người. Bé 6 – 8 tháng cần biết ngồi để vận động các cơ trên cơ thể. Khi bé được 9 tháng, bé phải biết bò để vận động cơ đùi, 10 tháng tuổi bé bắt đầu tập đứng, tập đi. Đến 12 tháng tuổi, bé đã có thể đi lại khá thành thạo, tự đi một mình và tự ngồi nghỉ.
Các mốc thời gian cố định như vậy dựa trên nhiều thế hệ theo dõi. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của từng bé mà thời gian tập đi xê dịch từ tháng thứ 10 đến tháng 18.
Theo nghiên cứu, một đứa bé chỉ được coi là chậm biết đi cho đến hết 18 tháng tuổi (1,5 tuổi) mà vẫn chưa biết đi. Bé 18 tháng tuổi có thể chưa đi được do hệ thần kinh vận động chưa phát triển đến mức cần thiết để bé có thể đi vững.
Tuy nhiên, nếu con 2 tuổi mà vẫn chưa biết đi, mẹ không nên quá lo lắng và tạo áp lực cho con. Mẹ có thể tham khảo phần tiếp theo để xem liệu nguyên nhân nào khiến bé chậm đi nhé!
2. Vì sao bé 2 tuổi chưa biết đi?
Cha mẹ thắc mắc không biết con mình 2 tuổi chậm đi có phải do thiếu canxi không? Đây không phải là nguyên nhân chính khiến bé chậm đi. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc bé 2 tuổi chậm đi.
2.1 Bé chậm phát triển về khả năng vận động
Bé 2 tuổi chưa biết đi có thể do bé chậm phát triển về khả năng vận động. Nguyên nhân này biểu hiện ngay từ khi bé sơ sinh như: 3 tháng tuổi chưa biết lăn, 7 tháng chưa ngồi được và 18 tháng vẫn chưa biết đi.
Thông thường, bé chậm phát triển về khả năng vận động do bé đã trải qua một thời gian bị bệnh như viêm xoang, viêm họng, đau tai hoặc bé bị di chứng não, ngạt khi sinh, hạ đường huyết, vàng da nhân, chấn thương sản khoa, viêm màng não…
2.2 Suy dinh dưỡng
Theo tiêu chuẩn mới nhất của WHO, cân nặng bình thường của một bé gái 2 tuổi sẽ vào khoảng 11,5kg và đối với bé trai là 12,2kg. Nếu cân nặng của bé 2 tuổi vượt quá 20% so với cân nặng trung bình là bé có dấu hiệu thừa cân, nếu dưới 20% thì bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Nếu bé bị suy dinh dưỡng, còi xương, cân nặng không đạt chuẩn,bé cũng có nguy cơ chậm biết đi hơn những bé khác. Vì khi cơ thể không đủ dinh dưỡng, trọng lực cơ bị giảm, xương chân của bé không chắc khiến bé khó tập đi.
2.3 Dị tật xương chân
Dị tật ở chân là một dạng dị tật bẩm sinh hoặc cũng có thể xảy ra khi em bé lớn lên. Điều này có thể do cơ hoặc cấu trúc cơ thể của bé gặp vấn đề. Các bệnh lý bất thường gây yếu cơ như loạn dưỡng cơ, biến dạng một bộ phận nào đó của xương cẳng chân (đặc biệt là khớp với xương hông), teo cơ bắp chân, yếu cơ, hoặc một số bệnh về cơ bắp khác.
Những rối loạn này đặc biệt phổ biến ở bàn tay và bàn chân. Đặc điểm nhận dạng của những bé mắc các bệnh này là chân tay rất nhỏ, yếu ớt, không có các cử động phản xạ liên tục, không có cử động tự phát. Vì vậy, bé thường không thể biết đi đúng thời điểm như những bé sơ sinh khỏe mạnh khác.
2.4 Các bệnh thần kinh
Tổn thương não hoặc hệ thần kinh khi mới sinh hoặc sau khi sinh cũng sẽ khiến bé chậm đứng do không có khả năng giữ thăng bằng cũng như não không có khả năng chỉ huy các cử động của cơ thể.
Bại não ở bé em xảy ra do nhiều nguyên nhân. Có thể bé bị thiểu năng não bẩm sinh, đột biến não từ trong thai kỳ, hoặc rối loạn nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Tay-Sachs, Prader-Willi,… Bé cũng bị ảnh hưởng di chứng não do can thiệp khi mới sinh như thủ thuật Forcep hoặc viêm não, động kinh lúc biết đi, bệnh não úng thủy…
Những nguyên nhân này khiến não bộ của bé không phát triển đầy đủ, đặc biệt là vùng não vận động nằm ở vùng thóp trước trán. Khi trung tâm cao nhất của hệ vận động chưa hoàn thiện, bé sẽ chậm biết đi, thậm chí hoàn toàn không biết đi.
2.5 Bé chậm phát triển
Bé chậm phát triển về thể chất là nguyên nhân khiến bé 2 tuổi chậm đi. Dấu hiệu chậm phát triển thể chất của bé từ 13 đến 24 tháng tuổi mà mẹ cần lưu ý như sau:
- Đến 18 tháng tuổi, bé không thể đi, không tự tin bước đi, hoặc thường đi nhón gót.
- Tăng chiều cao dưới 5cm mỗi năm.
Lúc này, bố mẹ nên đưa con đi khám để xem bé có bị chậm phát triển hay không. Ngoài ra, bé 2 tuổi chậm đi còn là dấu hiệu của hội chứng Down hoặc thiểu năng trí tuệ.
3. Cách khắc phục khi bé 2 tuổi chưa biết đi
Mẹ có thể xem thêm: Bé 2 tuổi hay nheo mắt: Dấu hiệu của bệnh gì – Chuyên Gia
3.1 Nắn tay, chân cho bé
Thường xuyên thực hiện các động tác nắn bóp chân, tay sẽ giúp bé nhanh biết đi hơn. Khi nắn cần duỗi thẳng các chi, mẹ vừa massage cho bé vừa nói chuyện với bé. Điều này tạo cho bé cảm giác thoải mái, vừa học được ngôn ngữ, vừa có ích cho quá trình vận động của bé.
Việc nắn bóp chân tay sẽ giúp tăng lượng máu đến các cơ và tăng khả năng phản xạ của gân, xương. Một trong những cách dạy bé chậm biết đi bằng động tác vận động tay chân, tức là kích thích chân bé co duỗi liên tục, tương tự như động tác “đạp xích lô”.
Tác dụng của co duỗi chân tay là làm tăng khối lượng cơ chân và sức co bóp của chân. Mẹ thực hiện động tác nắn bóp 3-5 lần mỗi ngày và massage từ đùi xuống chân và từ nách xuống tay, sau đó có thể cho bé tự thực hiện.
3.2 Kích thích bé vận động
Dạy bé 2 tuổi chậm đi bằng cách để đồ chơi xa tầm tay, sẽ kích thích sự vận động của bé. Mẹ cần sử dụng những đồ chơi mà con yêu thích. Mẹ chọn những đồ chơi, vật dụng làm bằng gỗ để đảm bảo an toàn cho bé, vì chúng không bị vỡ và không gây thương tích.
Ban đầu, mẹ đưa bé ra sàn rộng, sau đó để đồ chơi xa tầm tay của bé. Để có được món đồ chơi mà bé thích, bé phải với tay ra để trườn, bò. Đó là cách dạy bé chậm biết đi.
Tuy nhiên, mẹ không để đồ chơi quá xa, sẽ làm bé nản lòng. Mỗi lần bé chạm vào đồ chơi, mẹ di chuyển đồ chơi ra xa một chút. Lặp lại khoảng 2 – 3 lần rồi cho bé sờ một lần để bé thích thú, tránh để bé không chạm vào, gây ra chán nản và bỏ cuộc.
3.3. Tìm hiểu phương pháp điều trị và luyện tập khoa học
Dị tật về cơ xương khớp hoặc mắc các bệnh về dị tật thần kinh bẩm sinh hạn chế sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé. Dưới đây là một bài tập phục hồi chức năng để giúp bé tập đi:
- Ngồi trên bàn đứng: Đặt bé nằm sấp trên bàn đứng, chân rộng hơn chiều ngang vai, dùng các thanh đỡ ở đầu gối, bẹn và ngực của bé. Sau đó, dựa bàn vào cạnh bàn và đặt một vài món đồ chơi lên bàn để khuyến khích bé vươn người về phía trước hoặc sang hai bên để lấy đồ chơi.
- Đứng giữa hai cọc cố định: Đặt bé ở giữa hai cọc, hai chân rộng hơn vai, dùng nẹp để cố định đầu gối, bẹn và ngực của bé. Đặt đồ chơi trên bàn để khuyến khích con vươn người về phía trước hoặc sang hai bên để lấy đồ chơi.
- Dồn trọng lượng lên mỗi chân: Đặt bé lên tường, chân rộng hơn chiều rộng bằng vai. Hướng dẫn bé nhấc một chân lên sao cho trọng lượng dồn về phía bên kia, hỗ trợ phần hông của bé khi cần thiết. Lặp lại với chân còn lại bằng cách đổi bên.
- Tập đi trong hai thanh song song: Đặt bé đứng bám vào hai thanh song song, hai chân rộng hơn vai. Hướng dẫn bé nâng một chân lên để trọng lượng dồn vào chân còn lại khi bước đi, hỗ trợ phần hông của bé khi cần thiết.
- Tập đi bằng khung đi: Đặt bé đứng hai tay trên tay cầm của khung, hai chân rộng hơn vai. Hướng dẫn bé nâng một chân lên để trọng lượng dồn vào chân còn lại khi bước đi, hỗ trợ phần hông của bé khi cần thiết.
Đây là các bài tập mang lại hiệu quả cao nhưng mẹ cần kiên trì, cổ vũ và tiếp thêm động lực cho bé để tạo sự hứng thú.
3.4 Cho bé tham gia môi trường học phù hợp
Khi bé tiếp xúc gần gũi với những đứa bé khác có khả năng vận động tương tự hoặc tốt hơn sẽ thu hút và kích thích bé làm theo. Đây cũng là một trong những cách dạy bé chậm biết đi, tuy nhiên cần tránh xếp bé vào nhóm chênh lệch về vận động vì sẽ không có tác dụng kích thích bé.
Mẹ nên bắt đầu cho bé đi học khi bé được 3 tháng tuổi và ở trường sẽ có một số chương trình can thiệp sớm.
Nội dung học tập chủ yếu là cung cấp cho bé một số kỹ năng cơ bản như vận động cơ thể, đi lại, ăn uống, nhận biết bảng chữ cái và con số, kỹ năng giao tiếp. Một số hoạt động xã hội và ngoại khóa cũng sẽ giúp bé thêm tự tin.
4. Lưu ý khi bé 2 tuổi chậm đi
- Mẹ cần chú ý quan sát sự phát triển của bé và đưa bé đi khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Nếu bé 2 tuổi bị chậm đi thì mẹ cần đưa bé đi khám để tìm hiểu nguyên nhân. Vì độ tuổi lý tưởng để bé đi lại thành thạo là 16 tháng – 17 tháng.
- Khi bé 2 tuổi chậm đi mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng của bé. Mẹ cần bổ sung các chất giúp cho xương chắc khỏe như: Vitamin D3, Canxi, Kẽm, Selen, …
- Mẹ cần tìm hiểu và nắm rõ các dấu hiệu chậm đi của bé. Từ đó, mẹ có thể biết được bé chậm đi là vì lí do gì, mẹ có thể tìm ra phương pháp giúp e khắc phục việc chậm đi.
- Mẹ cần kiên trì luyện tập đi cùng bé mỗi ngày. Luôn tạo động lực cho bé bằng những hành động: Đưa đồ vật ra xa và khuyến khích bé đi đến lấy, Mẹ có thể di chuyển qua trái qua phải để bé bắt chước, Khuyến khích bé đi nhiều hơn bằng cách đón bé từ xa, …
- Đối với bé 2 tuổi chậm đi, bác sĩ thường hướng dẫn những bài tập trị liệu giúp cho bé thích nghi với việc tập đi, kích thích việc tập đi của bé. Mẹ cho bé tập luyện các bài tập trị liệu 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày để bé có thể đi lại tốt hơn.
Mẹ có thể xem thêm: Bé 2 tuổi ho có đờm – Bố mẹ thực sự không nên bỏ qua
Mẹ đừng nên quá băn khoăn và lo lắng khi bé 2 tuổi chậm đi. Hãy thật bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân cũng như giải pháp hợp lý. Góc của mẹ hy vọng rằng qua bài viết này mẹ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để giúp bé yêu phát triển tốt nhất. Hãy theo dõi các bài viết của Góc của mẹ để tìm hiểu thêm về các cách chăm sóc bé yêu nhé!
Nguồn tham khảo: Vì sao bé chậm biết đi?