Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 2 tuổi hay nheo mắt: Dấu hiệu của bệnh gì – Chuyên Gia

Câu hỏi của mẹ B.T.X.Q ở Hà Nội: Bé nhà mình hiện đang 2 tuổi, cụ thể là 27 tháng. Dạo gần đây mình thấy bé có dấu hiệu nheo mắt liên tục. Mình rất lo lắng về điều  này vì không biết bé có bị mắc bệnh lý gì về mắt không. Xin hỏi bé 2 tuổi hay nheo mắt liên tục có phải do bệnh lý gì không? Làm thế nào để con khỏi ạ?.  Mình cảm ơn.”

Trả lời cho mẹ: Cảm ơn mẹ đã gửi câu hỏi, “Góc của mẹ” xin trả lời mẹ như sau: Hai tuổi là độ tuổi các cơ quan trên cơ thể bé yêu đang trên đà hoàn thiện. Hiện tượng bé 2 tuổi hay nheo mắt là một dấu hiệu cảnh báo về một bệnh lý nguy hiểm nào đó liên quan đến mắt. Vì vậy mẹ hãy quan sát các biểu hiện thật kỹ, ghi chép lại để theo dõi diễn biến phát triển của hiện tượng này. Nếu có điều kiện mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kịp thời điều trị bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” cho bé yêu. 

1. Bé 2 tuổi hay nheo mắt là dấu hiệu bệnh lý gì?

Bé 2 tuổi nheo mắt là hiện tượng bé cố gắng co mắt lại để có thể nhìn thấy một vật gì đó ở rất xa hoặc rất gần. Theo các chuyên gia bé nheo mắt là biểu hiện của tật khúc xạ. Do vậy các mẹ không nên chủ quan khi thấy con có hiện tượng này. 

1.1. Dấu hiệu của tật khúc xạ

Khi bị tật khúc xạ mắt bé sẽ nhìn kém hơn, mắt phải điều tiết nhiều hơn đôi khi phải co thắt cơ mi (nheo mắt) để nhìn rõ vật. Không chỉ có hiện tượng nheo mắt mà bé còn có xu hướng tiến gần sát lại với vật để có thể nhìn rõ hơn.

Khi bé yêu bị các tật khúc xạ ở mắt như cận thị (khó nhìn được các vật ở xa), viễn thị (khó nhìn được các vật ở gần) và loạn thị (thị lực bị méo mó). Đây là một rối loạn mắt rất phổ biến khiến bé suy giảm thị lực và mờ tầm nhìn.

Hình ảnh bé đang được bác sĩ khám khúc xạ mắt 
Hình ảnh bé đang được bác sĩ khám khúc xạ mắt

1.2. Dấu hiệu của viêm kết mạc

Biểu hiện bệnh viêm kết mạc sẽ là trẻ dùng tay dụi mắt hoặc nheo mắt. Vì thấy cộm như có vật gì đó ở trong mắt. Nếu bé thực hiện hành động này nhiều dễ dẫn đến tình trạng ngứa, viêm và giảm thị lực của mắt. 

Bệnh viêm kết mạc là tình trạng lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu bị viêm. Bệnh xuất hiện nhiều nhất vào thời điểm mùa xuân hè. Bệnh này thì xuất hiện ở tất cả các đối tượng bao gồm cả các bé 2 tuổi.

Khi bé bị viêm kết mạc sẽ thường xuyên đưa tay lên dịu vì thấy cộm
Khi bé bị viêm kết mạc sẽ thường xuyên đưa tay lên dịu vì thấy cộm

1.3. Dấu hiệu cho thấy bé bị mắt lác

Những bé hay tuổi hay nheo mắt dẫn đến chứng bệnh lác mắt. Nguyên nhân có thể do di truyền từ gia đình. Có thể là do do bé bị sinh non, não úng thủy, lệch khúc xạ hoặc bị nhược thị gây ra. 

Tình trạng mắt lác xảy ra khi các cơ vận nhãn của mắt mất cân bằng khi phối hợp quan sát. Khi bị lác hai lòng đen của mắt bé thay vì nhìn thẳng sẽ nhìn về các hướng khác nhau. Tình trạng này có thể diễn ra lâu mẹ có thể nhận ra khi chăm sóc trẻ. Tạm thời khiến mẹ khó quan sát và không kịp thời can thiệp. Điều nãy sẽ gây hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng thẩm mỹ cũng như khả năng nhìn sau này của bé. 

Nếu không may bị mắt lé sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khả năng thị giác
Nếu không may bị mắt lé sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khả năng thị giác

2. Bé 2 tuổi hay nheo mắt có nguy hiểm không?

Bé 2 tuổi hay nheo mắt là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đối với sức khỏe thị lực của bé yêu. Do đó các mẹ không được chủ quan bỏ. Vì có thể khiến cuộc sống sau này của con bị ảnh hưởng. Chẳng hạn như nếu bé bị cận thị sẽ không thể nhìn được chữ viết trên bảng của thầy cô. Khi bé bị viễn thị cũng sẽ không nhìn được chữ ở vở viết của mình. 

Ở độ tuổi lên 2 khả năng ngôn ngữ của con còn chưa tốt trong việc diễn đạt với mẹ. Lúc này bé cũng chưa chắc phân biệt được đâu là nhìn mờ đâu là nhìn rõ. Vì vậy mẹ và người chăm sóc bé hãy quan sát đến bé nhiều hơn để can thiệp sớm cho bé.

Bé 2 tuổi hay nheo mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm về mắt
Bé 2 tuổi hay nheo mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm về mắt

3. Mẹ cần làm gì khi mắt bé 2 tuổi hay nheo? 

Hai tuổi là thời gian hệ thần kinh của bé trong giai đoạn hoàn thiện. Vì vậy nếu mẹ thấy bé yêu gặp một số tình trạng như cúm, sốt, nôn cũng là điều bình thường. Nhưng nếu bé có hành động nheo mắt liên tục mẹ hãy lưu ý. Bởi vì đây là dấu hiệu cảnh báo bé bị tật khúc xạ, viêm kết mạc mắt hoặc bị lác mắt… Mẹ hãy thử áp dụng một số phương pháp sau đây để làm chậm và cải thiện tình trạng tật khúc xạ.

  • Điều chỉnh ánh sáng trong phòng của con để điều tiết mắt. Hãy đảm bảo ánh sáng phân bố đều, đủ, bị lóa. Không nên lắp bóng đèn có cường độ chiếu sáng quá cao.
  • Tuyệt đối không cho bé đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, máy vi tính. Nếu bắt buộc phải dùng thì để xa mắt.  Thỉnh thoảng nhìn ra ngoài để mắt thư giãn (có thể nhìn vào cây cối). Hoặc đơn giản là nhắm mắt lại. 
  • Bổ sung các loại vitamin A, B, C, E để tái tạo các tế bào mới giúp mắt khỏe mạnh, trong sáng.
  • Chọn các loại sách, truyện in chữ to rõ ràng và in trên nền giấy bảo vệ mắt để cho bé đọc.
  • Thường xuyên đưa bé ra ngoài ngắm cảnh thiên nhiên để cho mắt được thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Bé thường xuyên dụi mắt, nheo mắt và hay tiến đến sát đồ vật mới có thể xác định được đồ vật. Mẹ nên đưa con đến phòng khám mắt để được thăm khám và điều trị. 
  • Bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các loại cá nhiều omega 3 như cá hồi, cá ngừ. Đồng thời cho bé ăn nhiều rau xanh đặc biệt là cà rốt vì rất giàu vitamin A.
Hạn chế cho bé dùng điện thoại và máy tính để tránh làm tổn thương thị lực
Hạn chế cho bé dùng điện thoại và máy tính để tránh làm tổn thương thị lực

4. Lưu ý khi chăm sóc mắt cho trẻ 2 tuổi

  • Các mẹ hạn chế đưa bé ra ngoài vào những ngày quá nắng hoặc nhiều bụi mù. Những ngày bình thường khi đưa bé ra ngoài đi dạo và tắm nắng cần che khăn voan hoặc đeo kính. Đội mũ để bảo vệ mắt bé khỏi tác động của ánh nắng, bụi bẩn, gió… 
  • Mẹ hãy thêm vào thực đơn ăn của bé các thực phẩm giàu vitamin A. Cụ thể như là như rau của quả, cá biển và các dầu dặm chiết suất từ thực vật. Vitamin A bổ sung sức đề kháng và giúp mắt bé tinh anh, khỏe mạnh.
  • Khi nơi ở xuất hiện những người bị dịch đau mắt đỏ mẹ hãy cách ly bé để tránh bị lây nhiễm. Bệnh này khá nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực nếu bé không may mắc phải.
  • Hạn chế tối đa việc cho bé dùng các thiết bị điện tử trong thời gian dài. Thay vào đó hãy cùng con chơi với các món đồ chơi. Như vậy vừa không hại mắt vừa gắn kết tình cảm mẹ con.
  • Khi có bất cứ biểu hiện bệnh gì liên quan đến mắt hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Bé sẽ được thăm khám chẩn đoán. Mẹ tuyệt đối không tự chữa bằng phương pháp dân gian.
Bổ sung vitamin A để giúp mắt bé sáng khỏe, tinh anh
Bổ sung vitamin A để giúp mắt bé sáng khỏe, tinh anh

5. Các câu hỏi thường gặp về việc trẻ 2 tuổi hay nheo mắt

Câu hỏi 1: Sao bé nhà mình hay nheo mắt, tiến sát đến gần và nghiêng người để nhìn chữ trên bảng của cô mặc dù chữ khá to và dễ nhìn vậy ạ?

Trả lời: Mẹ hãy yêu cầu giáo viên chủ nhiệm cho bé được ngồi ở chiếc bàn gần bảng nhất. Việc này đảm bảo kết quả học tập không bị giảm sút. Ngoài ra mẹ có thể thử kiểm tra thị lực cho con bằng bảng đo thị lực để xem mức độ nhìn của bé đến đâu. Nếu như tình trạng trên kéo dài tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Nếu có gì sẽ có thể điều trị kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Câu hỏi 2:  Bé mình được 2 tuổi nhưng đã bị thâm quầng mắt mặc dù ngủ đủ giấc. Liệu bé có bị làm sao nguy hiểm không ạ?

Trả lời: Theo như mô tả của mẹ thì rất có thể bé yêu đang bị thiếu sắt và thiếu máu nghiêm trọng. Nhưng để chắc chắn hơn thì mẹ hãy cho bé đi làm các xét nghiệm để biết chính xác bé thiếu sắt ở mức độ nào. Ngoài ra mẹ hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu hàm lượng sắt như thịt bò, trứng, các loại hạt, tôm, cua, mực… vào thực đơn hàng ngày cho bé.

Câu hỏi: Dạo này bé nhà mình hay nhắm một mắt khi xem tivi hoặc điện thoại. Không biết bé có bị bệnh lý gì về mắt không bác sĩ? Mình lo quá

Trả lời 3: Có hai khả năng xảy ra với trường hợp này. Thứ nhất là do bé bị tật khúc xạ dẫn đến khả năng điều khiển hoạt động của hai bên mắt không đồng bộ, nhất quán. Ngoài ra đây còn có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn hội tụ.Một chứng bệnh liên quan đến mắt khá hiếm gặp hiện nay. Mẹ tốt nhất hãy đưa bé đi khám càng sớm càng tốt để xác định đúng nguyên nhân và điều trị cho con. 

Đôi mắt vô cùng quan trọng nên cần được chăm sóc kĩ lưỡng
Đôi mắt vô cùng quan trọng nên cần được chăm sóc kĩ lưỡng

Mẹ có thể xem thêm: 

Bé 2 tuổi táo bón: 10 nguyên nhân và 9 cách chăm sóc

Bé 2 tuổi xổ giun: 9 loại thuốc tẩy giun Bộ Y tế khuyên dùng

Bé 2 tuổi nói lắp: Mẹ thông thái nên xử trí như thế nào?

Tất tần tất về bé 2 tuổi giúp mẹ hiểu con hơn

Người xưa đã có câu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, giàu hai con mắt. Để nhấn mạnh lên tầm quan trọng của giác quan này. Khẳng định rằng nó cần phải được nâng niu và chăm sóc kỹ lưỡng. Do đó nếu bé 2 tuổi hay nheo mắt các mẹ không nên chủ quan nhé, hãy quan sát kĩ và ghi chép lại sau đó đưa con đến gặp bác sĩ để được tư vấn mẹ nha.

Nguồn tham khảo: Trẻ nheo mắt liên tục là dấu hiệu bệnh gì – cha mẹ nên biết

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 2 tuổi hay nheo mắt: Dấu hiệu của bệnh gì – Chuyên Gia”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Bé 2 tuổi ho có đờm – Bố mẹ thực sự không nên bỏ qua
Bé 2 tuổi ho có đờm – Bố mẹ thực sự không nên bỏ qua
Bé 2 tuổi ho có đờm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này có nghiêm trọng không, bố mẹ xử lý sao cho hiệu quả? Mọi thông tin mẹ cần đều sẽ có trong bài viết dưới đây. 1. Vấn đề bé 2 tuổi ho có đờm Bé 2 tuổi ho có đờm […]
Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày: mẹ có nên hốt hoảng?
Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày: mẹ có nên hốt hoảng?
Hệ tiêu hóa của bé 2 tuổi phát triển chưa hoàn thiện. Đường ruột còn rất nhạy cảm nên khi thấy trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, bố mẹ cảm thấy rất lo lắng. Vậy tình trạng trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm hay không? 1. Trẻ 2 […]
Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục: 5 điều bố mẹ nên làm
Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục: 5 điều bố mẹ nên làm
Trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục không chỉ là các triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa. Mà còn có thể là biểu hiện của bệnh lý của các cơ quan khác hoặc bệnh lý toàn thân. Vậy bố mẹ nên làm gì khi trẻ 2 tuổi hay bị nôn trớ? 1. Biểu hiện […]
Trẻ 2 tuổi bị vàng da: Dấu hiệu bệnh lý bất thường?
Trẻ 2 tuổi bị vàng da: Dấu hiệu bệnh lý bất thường?
Vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh đến trẻ 2 tuổi. Mẹ lo lắng trẻ 2 tuổi bị vàng da có phải bênh nghiêm trọng? Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé! 1. Vàng da là gì? Vàng da có thể xuất hiện từ trẻ sơ sinh cho đến […]
Giỏ hàng 0