Để trẻ được phòng bệnh 1 cách chủ động, bảo vệ trẻ tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các mẹ nên tìm hiểu trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì. Dưới đây là những mũi tiêm cần cho trẻ 18 tháng và lưu ý khi cho bé đi tiêm.
Mục lục
1. Vì sao trẻ 18 tháng cần tiêm phòng?
Tiêm chủng là đưa một lượng vacxin vừa đủ, tức đưa kháng nguyên của vi-rút hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể chưa từng bị nhiễm bệnh, để kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất kháng thể. Lúc này, kháng thể có 2 nhiệm vụ: tiêu diệt vi-rút, vi khuẩn đó và tồn tại trong máu một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh trong những lần xâm nhập sau.
Trẻ 18 tháng tuổi cần tiêm nhắc lại đầy đủ các mũi vắc – xin theo khuyến cáo. Trên thực tế, tỷ lệ tiêm nhắc lại đối với một số vắc – xin còn thấp, thường là do bố mẹ không biết, quên hoặc xao nhãng những mũi tiêm phòng này.
Theo lịch tiêm chủng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, thời điểm trẻ 18 tháng tuổi các bé sẽ được tiêm nhắc mũi vắc xin sởi thứ 2
Thời điểm trẻ 18 tháng tuổi, một mũi vắc xin quan trọng nữa cha mẹ cần nhớ để phòng bệnh cho trẻ là mũi vắc xin nhắc phòng bệnh bạch hàu- ho gà- uốn ván (vắc xin DPT).
2. Trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì để phát triển khỏe mạnh
2.1.Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 4 (nếu chích 5 trong 1 thì cần chích thêm mũi viêm gan B):
Vắc xin 6 trong 1 là một loại vắc xin phối hợp mới, có tác dụng tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể, khả năng phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ nhỏ bao gồm: bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – viêm gan B – viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib.
2.2. Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A (tiêm mũi nhắc lại trước đó khi trẻ 12 tháng tuổi):
Bệnh viêm gan A có tính lây lan rất mạnh mẽ vì con đường lây truyền của bệnh này là thông qua đường thức ăn, nguồn nước dùng chung hoặc tiếp xúc với đồ vật có nhiễm phân người bệnh dù là lượng rất nhỏ. Do đó việc tiêm phòng viêm gan A rất cần thiết đặc biệt là với trẻ em có sức đề kháng còn yếu.
2.3. Vắc xin Vaxigrip phòng bệnh cúm (mũi tiêm nhắc lại thứ 3 sau mũi thứ hai sau 1 năm do trẻ đã tiêm 2 mũi trước đó ở tháng 12, 13):
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm virus cúm, lại có nguy cơ gặp biến chứng nặng thậm chí tử vong khi bị bệnh. Do virus cúm thay đổi và đột biến rất nhanh nên vắc xin phòng cúm cần được tiêm nhắc hằng năm hoặc vào đầu các mùa có nguy cơ bùng phát dịch.
3. Những thắc mặc khi trẻ 18 tháng tuổi tiêm mũi gì để phát triển khỏe mạnh?
3.1. Nên tiêm phòng cho trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì vào buổi nào?
Nhiều người cho rằng nên tiêm vacxin buổi sáng thì sẽ tốt hơn buổi chiều. Thế nhưng tiêm vacxin buổi sáng chỉ xuất hiện tác dụng phụ (nếu có) sớm hơn. Tuy nhiên thực tế, phản ứng sau tiêm vắc xin thường xuất hiện trong vòng 24h đầu đến trong vòng 07 ngày đầu sau tiêm hoặc muộn hơn. Vì thế theo các chuyên gia, bố mẹ có thể tiêm ngừa cho bé sáng hay chiều đều được.
3.2. Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm?
Câu trả lời là “không nên”. Để tránh nhiễm trùng vết tiêm, bố mẹ không nên xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì.
4. Những điều mẹ cần lưu ý khi Trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì
Với trẻ em, chống chỉ định tiêm chủng hoặc hoãn tiêm chủng khi trẻ có những biểu hiện sau:
- Sốc, phản ứng nặng sau lần tiêm chủng trước.
- Đang mắc bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính tiến triển.
- Đang hoặc mới kết thúc liều điều trị corticoid/gammaglobulin.
- Sốt trên hoặc bằng 37,5 độ C/ hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C; nghe tim bất thường.
- Nhịp thở nghe phổi bất thường.
- Tri giác bất thường và các chống chỉ định khác.
4.1. Trước khi tiêm phòng cho trẻ cần làm gì?
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
- Trao đổi rõ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ: tiền sử mắc bệnh, suy dinh dưỡng (nếu có) để xem xét và quyết định có nên tiêm chủng cho trẻ hay không.
- Mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng để bác sĩ tham vấn và đảm bảo thực hiện đúng lịch tiêm vacxin cho trẻ.
- Ghi chú về các loại thuốc trẻ đang sử dụng, các loại vacxin hoặc thức ăn mà trẻ đã từng bị dị ứng trước đó.
5. Chăm sóc bé sau khi tiêm chủng
5.1. Chăm sóc trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì tại phòng khám
Sau tiêm chủng, cho trẻ ở lại theo dõi 30 phút tại khu vực chờ để phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.
5.2. Chăm sóc trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì tại nhà
Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ phải tiếp tục quan sát trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng:
- Tình trạng chung, tinh thần, tình trạng ăn ngủ
- Nhiệt độ, phát ban, khó thở
- Các biểu hiện tại chỗ tiêm: sưng, đỏ
Đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có một trong những triệu chứng sau:
- Khó thở kèm với phát ban hoặc sưng
- Kiệt sức, nhợt nhạt, xanh xao, buồn ngủ hoặc bất tỉnh
- Khóc liên tục hơn 3 giờ đồng hồ
- Sốt, nôn mửa và tiêu chảy trong vòng vài giờ sau khi tiêm
- Co giật
6. Kết luận Trẻ 18 tháng tiêm phòng mũi gì
Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng, tuy nhiên trẻ phải được tiêm đủ liều.
Nếu chỉ tiêm một mũi văcxin thì không có hiệu lực bảo vệ, tiêm đủ hai mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Tiêm đủ ba mũi văcxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B thì hiệu lực bảo vệ đạt 90-95%. Hiện nay văcxin viêm não Nhật Bản được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em tại các trạm y tế xã, phường hàng tháng trên toàn quốc. Cha mẹ lưu ý, tiêm văcxin viêm não Nhật Bản mũi ba khi trẻ hai tuổi.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chủ động cho trẻ đi tiêm các mũi văcxin phòng phế cầu, thủy đậu… tại các điểm tiêm chủng dịch vụ
Xem thêm:
Cùng mẹ điểm danh các mốc phát triển của trẻ khi đủ 18 tháng tuổi