Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

DẠY BƠI CHO TRẺ EM AN TOÀN VÀ DỄ THỰC HIỆN – BẮT ĐẦU NGAY TẠI NHÀ

Dạy bơi cho trẻ em vốn là một trong những công việc mẹ lo ngại khi nghĩ tới, một phần bởi lo lắng cho sự an toàn của con, một phần bởi mẹ không biết các bước dạy trẻ tập bơi. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tham khảo ngay cách dạy trẻ tập bơi trong bài viết sau đây nhé.

1. Vì sao cần dạy bơi trẻ em sớm?

1.1. Những nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ không biết bơi

Những nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ không biết bơi
Những nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ không biết bơi

Trẻ em vốn là đối tượng rất hiếu động và nghịch ngợm. Khi khám phá thế giới, sẽ không ít lần các bé tiếp xúc với nhiều môi trường nước. Cha mẹ không dạy trẻ tập bơi sớm, đồng nghĩa với việc bé dễ sợ nước và gặp nguy hiểm nếu có bất trắc xảy ra. Sức đề kháng của trẻ cũng không được đảm bảo trước các virus ngoài môi trường.

1.2. Dạy bơi sớm cho con – hoàn toàn không phải sai lầm

Dạy bơi sớm cho con
Dạy bơi sớm cho con

Nhiều phụ huynh tại Việt Nam có tâm lý lo con cái phải làm quen với môi trường nước. Điều này khiến cho việc dạy bơi cho trẻ sơ sinh gần như trở thành hành động có tính kỳ lạ và không được khuyến khích. Ngày nay khi mẹ đã có nhiều nguồn tiếp cận thông tin thì dạy bơi trẻ em không còn là một khái niệm xa lạ nữa. Các thông tin như lý do cần dạy bơi cho trẻ em, các bước dạy trẻ tập bơi,… đều có thể dễ dàng được tìm thấy từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên nếu không tiếp cận đúng cách, mẹ sẽ bị “bủa vây” bởi những kiến thức sai lệch.

Trước tiên, mẹ cần tìm hiểu về khả năng học bơi của trẻ sơ sinh. Trẻ gần như đã quen với môi trường nước ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Sự thích nghi này giống như một “bản năng” khi mới lọt lòng. Nếu mẹ không dạy trẻ tập bơi sớm, trẻ sẽ dần “quên” mất rằng mình đã từng quen với môi trường nước.

Xem thêm:

9 cách dạy con tự tin hay nhất mà cha mẹ nào cũng nên biết

Kỹ năng sinh tồn cho con – Mẹ không nên xem nhẹ

2. Các bước dạy bơi cho trẻ em an toàn và khoa học

Những bước đầu tiên của quá trình dạy bơi…

Không phải đứa trẻ nào cũng dạn nước
Không phải đứa trẻ nào cũng dạn nước

Tất nhiên, để bắt đầu việc dạy bơi cho trẻ sơ sinh, mẹ không nên ngay lập tức đưa bé đến bể bơi. Không phải đứa trẻ nào cũng “dạn nước”. Nhiều bé dễ rơi vào tình trạng quấy khóc và hoảng sợ khi tiếp xúc với nước. Chính vì thế, mẹ phải đưa trẻ làm quen bằng cách cho bé khám phá khi tắm gội. Đầu tiên, mẹ nên xối nước từ vòi sen khắp người bé, tránh để nước bắn vào mắt con.

Khi bé đã quen dần, mẹ có thể dùng chậu tắm cỡ lớn hoặc bồn tắm. Sau đó mẹ cho bé làm quen dần với mực nước sâu hơn để trẻ tự vùng vẫy khám phá. Đây là phương pháp bắt đầu quá trình dạy bơi cho trẻ an toàn được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

…Cho đến các bước nâng cao

Cho trẻ làm quen dần với nước thông qua các hoạt động đơn giản
Cho trẻ làm quen dần với nước thông qua các hoạt động đơn giản

Lặp đi lặp lại, trẻ sẽ dần tự đánh thức được tính thích ứng với một môi trường lạ. Lưu ý trong quá trình dạy trẻ tập bơi giai đoạn đầu, cha mẹ phải giám sát con kỹ càng mọi lúc. Luôn đảm bảo nhiệt độ nước luôn phải duy trì ở mức 36-38 độ C. Về thời điểm bắt đầu các bước dạy trẻ tập bơi, nhiều chuyên gia cho rằng trẻ từ 3-4 tháng tuổi là mẹ đã có thể đưa đến bể bơi (trừ trường hợp trẻ sinh non hoặc có vấn đề về sức khỏe).

Đưa trẻ đến bể bơi là một bước tiến lớn trong quá trình dạy bơi cho trẻ em. Với một không gian rộng hơn, nước sâu hơn, bé sẽ bắt buộc phải kích thích mọi giác quan. Các bước dạy trẻ tập bơi tại bể bơi cũng giống như khi ở nhà, cha mẹ nên cho trẻ làm quen dần với nước thông qua các hoạt động đơn giản. Để chắc chắn, mẹ nên nhờ tới sự trợ giúp của các huấn luyện viên để có cách dạy bơi cho trẻ an toàn nhất.

3. Cha mẹ cần lưu ý gì khi dạy bơi cho trẻ em?

Cha mẹ cần lưu ý gì khi dạy bơi cho trẻ em?
Cha mẹ cần lưu ý gì khi dạy bơi cho trẻ em?

Nguyên tắc an toàn đầu tiên là luôn phải để mắt và trông nom trẻ trong mọi lúc. Ngoài ra, nhiệt độ nước và thời gian trẻ dưới nước cũng đáng lưu tâm. Như Góc của mẹ đã đề cập, nhiệt độ nước lý tưởng nên dao động quanh thân nhiệt của trẻ. Đối với trẻ từ 3-8 tháng tuổi, mẹ chỉ nên tập bơi cho trẻ từ 7-10 phút. Đến khi trẻ lớn khoảng trên 1 tuổi, thời gian từ 15-20 phút mới được áp dụng trong quá trình dạy trẻ tập bơi.

Khi dạy bơi cho trẻ em, mẹ cũng nên lưu tâm quá trình tập bơi có xảy ra khó khăn hay cần sắm thêm trang thiết bị/dụng cụ. Kính bơi, mũ chùm, bịt tai, phao bơi, hay thậm chí là tã bỉm không thấm nước để cách dạy trẻ tập bơi của cha mẹ không trở nên thiếu sót.

4. Mẹ cần phải có “bảo bối” này khi dạy bơi cho trẻ

Mẹ cần phải có “bảo bối” này khi dạy bơi cho trẻ
Mẹ cần phải có “bảo bối” này khi dạy bơi cho trẻ

Nước bể bơi chứa rất nhiều loại hóa chất nhạy cảm khác nhau. Trong khi làn da bé còn mỏng manh, chưa thích nghi với các tác động từ môi trường. Điều này ngược lại với da người lớn, vốn đã quen với các loại hóa chất khác nhau. Sau mỗi buổi đi bơi thấy làn da con bị dị ứng hay mẫn cảm, mẹ sẽ không an tâm để có thể tiếp tục dạy bơi cho trẻ.

Chính vì vậy, Góc của mẹ khuyên mẹ nên tham khảo xịt viêm da Skin Expert. Thành phần 100% tự nhiên không có chất bảo quản cùng công nghệ tế bào gốc biến Skin Expert thành “bảo bối” cho làn da bé. Cơ chế xịt làm dịu da ngay lập tức, không để lại tác dụng phụ. Skin Expert vừa bảo vệ da khỏi vi khuẩn, vừa xử lý rất nhiều tác hại do hóa chất gây nên trên da bé. Các mẹ tham khảo ngay tại đây nhé!

Như vậy, với các hướng dẫn dạy bơi cho trẻ em từ Góc của mẹ trong bài viết này, các mẹ đã có thể nắm vững những kiến thức cơ bản nhất trong quá trình dạy trẻ tập bơi. Chắc chắn, trẻ sẽ có lợi thế về sức đề kháng và thể hình khi duy trì thói quen bơi từ sớm.

Nguồn tham khảo:

https://vnexpress.net/co-nen-nem-tre-xuong-nuoc-tap-boi-4088351.html

https://vnexpress.net/day-con-hoc-boi-tai-nha-tu-nhung-buoc-co-ban-3212056.html

https://thethao.tuoitre.vn/chua-biet-di-da-tap-boi-821373.htm

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “DẠY BƠI CHO TRẺ EM AN TOÀN VÀ DỄ THỰC HIỆN – BẮT ĐẦU NGAY TẠI NHÀ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0