Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Tạm biệt vết hăm chỉ sau 7 ngày với 18 cách trị hăm nhanh nhất

Khi bé bị hăm tã, mẹ luôn mong muốn tìm kiếm những phương pháp nhanh chóng, hiệu quả nhất để xử lý vết hăm, hạn chế tối đa việc bé yêu của mẹ quấy khóc, ngứa ngáy và khó chịu. Với 18 cách trị hăm tã nhanh nhất dưới đây, vết hăm của con sẽ biến mất sau 7 ngày và da con sẽ mịn màng và mềm mại trở lại ngay thôi ạ.

Tạm biệt hăm tã đơn giản, nhanh chóng chỉ trong 7 ngày
Tạm biệt hăm tã đơn giản, nhanh chóng chỉ trong 7 ngày

1. Nguyên tắc trị hăm tã nhanh và hiệu quả

Bản chất của việc hăm tã là do da bé bị kích ứng do sự tích tụ và sinh sôi của vi khuẩn khi bé mặc tã ướt, tã bẩn trong thời gian dài. Để xử lý hăm tã cho bé, mẹ cần chú ý vệ sinh da bé sạch sẽ, giữ da con luôn khô thoáng và nhớ tuân thủ nguyên tắc “vàng” ABCDE sau đây:

1 – A (Air) – Cho da con thời gian thở: Mẹ luôn nhớ rằng da bé cũng cần phải “thở”, không nên quấn tã liên tục, dẫn đến bí bách do mồ hôi, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển. Mẹ thay tã mới sau mỗi 2 tiếng để da bé được tiếp xúc với không khí, bé sẽ dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều đấy ạ.

Không quấn tã liên tục, thay tã thường xuyên để da bé được “thở”
Không quấn tã liên tục, thay tã thường xuyên để da bé được “thở”

2 – B (Barrier) – Bảo vệ da con đúng cách: Để da bé được bảo vệ đúng cách, mẹ cũng đừng quên sử dụng các sản phẩm kem bôi, xịt bảo vệ da chuyên dụng có chứa thành phần tự nhiên, lành tính như kim ngân hoa, hoắc hương, chiết xuất cúc la mã, oxit kẽm,… Đây là các hoạt chất hữu hiệu trong việc chống viêm, chống dị ứng và ngừa hăm hiệu quả, đồng thời còn giúp đẩy nhanh quá trình làm lành các thương tổn trên da bé.

3 – C (Cleansing) – Làm sạch da thường xuyên: Làm sạch da bé là một trong những nguyên tắc quan trọng khi xử lý vết hăm. Mẹ tắm rửa cho con ít nhất 3 – 4 lần một tuần, mỗi lần từ 5 – 10 phút với nước ấm và dùng khăn ướt chuyên dụng lau vùng kín của bé sạch sẽ sau khi bé đi vệ sinh để tránh vi khuẩn tích tụ lâu dài trên da. 

Mẹ nhớ làm sạch da con nhé
Mẹ nhớ làm sạch da con nhé

4 – D (Diapering) – Thay tã cho con nữa mẹ nhé: Khi con bị hăm tã, mẹ nên thay tã thường xuyên, ngay khi tã ướt hoặc bẩn để tránh vùng da nhạy cảm của con phải tiếp xúc với vi khuẩn. Kể cả khi tã không bị bẩn, mẹ cũng thay tã cho bé từ 2 – 4 tiếng một lần, nếu không mồ hôi và vi khuẩn sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, gây bí da đó mẹ ạ!

5 – E (Education) – Giữ vệ sinh tay mẹ: Trước và sau khi thay tã, mẹ luôn nhớ rằng mẹ sắp tiếp xúc với vùng da “non nớt” của bé yêu, cần rửa tay thật sạch với nước rửa tay hoặc xà phòng sát khuẩn cẩn thận mẹ nhé.

Mẹ nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chăm sóc da bé yêu 
Mẹ nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chăm sóc da bé yêu

2. Phương pháp xử lý hăm bằng 6 sản phẩm chăm sóc da 

Sử dụng sản phẩm chăm sóc da là phương pháp xử lý hăm hiệu quả nhất, áp dụng được cả với những trường hợp hăm nặng (hăm cấp độ 5), khi da bé xuất hiện vết phù nề, thậm chí mưng mủ. Mẹ tham khảo các sản phẩm dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp và hiệu quả nhất với “nhóc tì” nhà mình mẹ nhé!

2.1. Sử dụng xịt xử lý vết hăm 

Xịt xử lý vết hăm hội tụ những nguyên liệu tinh túy của thiên nhiên, cực an toàn mà vẫn đem lại hiệu quả cao, tác động nhanh chóng lên vùng da hăm của bé. Với 8 năm nghiên cứu để đưa công nghệ tế bào gốc vào sản phẩm, Skin Expert Mamamy được mệnh danh là xịt “thần thánh” xử đẹp mọi vấn đề về da cho bé, từ mun nước, muỗi đốt đến hăm tã, mẩn đỏ.

Xịt xử lý da Skin Expert - nguồn gốc thực vật 100%, an toàn dịu nhẹ cho bé 
Xịt xử lý da Skin Expert – nguồn gốc thực vật 100%, an toàn dịu nhẹ cho bé

Cùng điểm qua những ưu điểm của “bạn” xịt thần thánh này để hiểu tại sao Skin Expert lại đang “làm mưa làm gió” trong cộng đồng mẹ bỉm mẹ nhé:

  • Công nghệ tế bào gốc: Tế bào gốc là tế bào có khả năng sinh ra nhiều loại tế bào con mới, được ứng dụng trong việc chữa lành các vết thương trên cơ thể. Mamamy đã ứng dụng thành công công nghệ tế bào gốc vào sản phẩm xịt Skin Expert sau 8 năm nghiên cứu, giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh cho bé về lâu về dài. 
  • Nguồn gốc thực vật: Chiết xuất từ các thành phần chính như hoa kim ngân, cúc la mã và tinh dầu hoắc hương – thành phần thường chỉ được sử dụng trong mỹ phẩm cao cấp, giúp giải độc, kháng khuẩn, chống viêm, đẩy nhanh quá trình làm lành da và mờ sẹo hiệu quả, hoàn toàn lành tính, an toàn cho da bé.
  • Dạng xịt phun sương: Các hạt nước li ti từ đầu xịt dễ dàng len lỏi vào bên trong vùng da hăm, thẩm thấu vào da chỉ trong tích tắc, giúp rút ngắn thời gian làm lành vết thương. Mẹ không lo con bị lạnh trong thời gian đợi khô như khi bôi kem, lại không cần dùng tay bôi trực tiếp, tránh gây nhiễm khuẩn chéo lên da bé, đồng thời giúp bé không phải chịu đau rát khi tay mẹ tiếp xúc với vùng da bị tổn thương.

Còn chờ gì mà không đầu tư ngay 1 chai xịt “thần thánh” này mẹ nhỉ!

Dạng xịt giúp vết hăm của con nhanh lành hơn đó ạ
Dạng xịt giúp vết hăm của con nhanh lành hơn đó ạ

1 – Thành phần:

  • Hoa kim ngân (Lonicera japonica flower extract): có tác dụng xử lý vết thương do hăm trên da, hỗ trợ giảm ngứa, viêm, giảm đau cho bé và kháng khuẩn hiệu quả.
  • Chiết xuất Cúc la mã (Glycerin, water, Chamomilla Recutia flower extract): Trong cúc la mã chứa các hợp chất quý như Flavonoids, Coumarins, Acid Chlorogenic Và Acid Caffeic, Flavon, Alpha-Bisabolol, Sesquiterpene, Terpenoids,… bảo vệ con khỏi các vết sưng viêm do hăm tã và côn trùng cắn, đốt hiệu quả.
  • Tinh dầu hoắc hương (Pogostemon Cablin Leaf Oil): Giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, làm mờ sẹo, cho da bé khỏe mạnh từ sâu bên trong.

2 – Giá tham khảo, nơi đặt hàng: Với nhiều công dụng “thần thánh” trên, xịt xử lý hăm Skin Expert vừa dùng để xử lý “ti tỉ” vấn đề về da, vừa dưỡng ẩm hàng ngày cho con. Quả là đáng đồng tiền bát gạo phải không mẹ! Mẹ tham khảo đặt hàng cho bé tại đây nhé.

3 – Đánh giá ưu – nhược điểm của Skin Expert

Ưu điểm
  • Dạng xịt phun sương không làm đau bé, hạn chế vi khuẩn lây lan từ tay mẹ sang da bé
  • Công nghệ tế bào gốc tự nhiên, chứa hoắc hương và kim ngân – thành phần chăm sóc da cao cấp, đem lại hiệu quả vượt trội
  • Skin Expert nói không với thành phần hóa học, giúp làm dịu vết hăm hiệu quả, hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn “kháng” lại các thành phần có trong xịt
Nhược điểm
  • So với dạng bôi, sản phẩm dạng xịt có giá thành cao hơn

2.2. Sử dụng kem bôi da 

Bên cạnh sản phẩm dạng xịt cho hiệu quả cao nhất, mẹ tham khảo một số loại kem xử lý hăm khác đến từ các thương hiệu như Bepanthen, kem hăm Sudocrem, kem hăm Desitin, Cetaphil, Dizigone. Tuy nhiên mẹ lưu ý những sản phẩm dạng bôi tuy đem lại hiệu quả nhất định nhưng rất dễ gây nhiễm khuẩn chéo từ tay mẹ sang vết thương của bé, khiến con dễ bị đau. Kem còn tạo cảm giác nhờn dính khiến bé khó chịu khi phải bôi nhiều lần trong ngày.

Các loại kem thoa hăm cho bé
Các loại kem thoa hăm cho bé

1 – Thành phần chính:

  • Kem xử lý hăm Bepanthen: Dexpanthenol – tiền chất là vitamin B5, sáp ong, mỡ cừu và các thành phần dưỡng ẩm, giúp tái tạo da, sát khuẩn và làm lành vết hăm.
  • Kem hăm Sudocrem: Kẽm oxyd, mỡ cừu Lanolin giúp ngăn ngừa viêm ngứa, tái tạo da và giảm đau rát trong quá trình con bị hăm.
  • Kem xử lý hăm Desitin: Panthenol 5%, kẽm oxyd, vitamin E chiết xuất từ cây lô hội giúp sát khuẩn và làm dịu da, giúp vùng da hăm của bé yêu nhanh lành.
  • Kem hăm Cetaphil: Kẽm oxyd, vitamin B5 & vitamin E giúp sát khuẩn, dưỡng ẩm và làm dịu da, kích thích tạo da non và tạo lớp màng bảo vệ da khỏi vi khuẩn, hạn chế tối đa việc bé bị hăm trở lại.
  • Kem hăm Dizigone: Lô hội, cúc la mã, tràm trà, D- panthenol và Nano bạc, giúp dưỡng ẩm và kháng khuẩn, chống viêm, đẩy nhanh quá trình tái tạo da sau khi vết hăm đã lành.

2 – Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của kem trị hăm:

Mỗi sản phẩm kem trị hăm tồn tại những ưu điểm và nhược điểm nhất định, mẹ theo dõi để chọn ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng mẹ nhé.

Sản phẩm Ưu điểm Nhược điểm 
Kem hăm Bepanthen
  • Mùi thơm dễ chịu
  • Giá thành rẻ (70.000/tuýp 30 gram) 
  • Tuýp cứng, khó lấy kem ra khi sử dụng
  • Dễ gây nhiễm khuẩn chéo và gây đau cho bé
Kem hăm Sudocrem
  • Bôi được lên vết hăm bị hở do mủ, do con gãi
  • Giá thành hợp lý (100.000/hũ 60 gram)
  • Chất kem nhờn, dễ bám dính
  • Dễ gây nhiễm khuẩn chéo và gây đau cho bé
Kem hăm Desitin 
  • Thiết kế dạng tuýp mềm dễ sử dụng và bảo quản
  • Giá thành rẻ (210.000/ tuýp 113 gram)
  • Nhờn dính, bám lâu trên da, khó làm sạch
  • Dễ gây nhiễm khuẩn chéo và gây đau cho bé
Kem hăm Cetaphil 
  • Không tạo cảm giác trơn nhờn trên da
  • Dễ gây nhiễm khuẩn chéo và gây đau cho bé
  • Giá thành khá cao (300.000/tuýp 226 gram)
Kem hăm Dizigone
  • Chứa các thành phần tự nhiên an toàn
  • Giá thành hợp lý (140.000/tuýp 25gam)
  • Có mùi chloride (clo) nhẹ gây khó chịu cho bé
  • Dễ gây nhiễm khuẩn chéo và gây đau cho bé

3. Xử lý hăm tại nhà bằng 8 loại lá và quả

Xử lý hăm bằng lá và quả là phương pháp dân gian được lưu truyền từ nhiều đời nay nhưng chưa có căn cứ khoa học chứng minh độ hiệu quả đâu mẹ nhé. Các bà ngày trước thường sử dụng bằng lá mã đề, lá khế, lá trà shan tuyết, lá trà xanh, lá trầu không (mướp đắng), lá kinh giới, cỏ roi ngựa giã nhỏ hoặc luộc kỹ để tắm bé. Phương pháp này không đảm bảo an toàn và hiệu quả, mẹ cần cân nhắc trước khi sử dụng cho bé yêu.

Lá mã đề có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa 
Lá mã đề có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa

3.1. Giới thiệu chung

1 – Lá mã đề: Chứa các chất Axit phenolic, Iridoid (catalpol, aucubosid), nhiều Flavonoid, chất nhầy, giúp giảm viêm, chống dị ứng.

2 – Lá khế: Chứa các thành phần chính là Alkaloids và Flavonoid, có tác dụng giảm viêm, giảm sưng và ngăn ngừa dị ứng da.

3 – Lá trà shan tuyết: Flavonoid có trong lá trà shan tuyết giúp chống viêm, chống oxy hóa và diệt vi khuẩn trên da.

4 – Lá trà xanh: Một trong những thành phần chính có trong lá trà xanh là các Tanin, Flavonoid và các axit khác, giúp kháng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn, chống oxy hóa hiệu quả.

5 – Lá trầu không: Trong lá trầu không có chứa Tanin và Alkaloids, giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng, chống viêm sưng, và ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn.

Trị hăm bằng lá trầu không
Trị hăm bằng lá trầu không

6 – Lá kinh giới: Thành phần chính trong lá kinh giới là tinh dầu, chứa các chất d-menthol, menthol racemic và một ít d-limonen, có tác dụng giảm đau tại chỗ, chống viêm, chống dị ứng.

7 – Khổ qua: Khổ qua chứa nhiều chất chống oxy hóa cao như flavonoid, và glucosinolate, có tác dụng chống sưng, chống viêm và kháng khuẩn cao.

8 – Cỏ roi ngựa: Cỏ roi ngựa chứa nhiều chất chống oxy hóa cao, giúp giảm đau tại chỗ, chống sưng viêm, diệt khuẩn.

3.2. Các bước thực hiện 

1 – Bước 1: Mẹ tiến hành rửa sạch các loại lá, loại bỏ các lá úa và sâu. Riêng với khổ qua, mẹ cắt thành từng miếng nhỏ.

Mẹ rửa sạch các loại lá, nhặt bỏ lá úa, thái khổ qua thành miếng nhỏ trước khi nấu nước cho bé
Mẹ rửa sạch các loại lá, nhặt bỏ lá úa, thái khổ qua thành miếng nhỏ trước khi nấu nước cho bé

2 – Bước 2: Bắc một nồi nước khoảng 1 – 1.5 lít, cho khoảng 1 – 1.5 thìa cà phê muối và đun sôi cùng các loại lá, quả đã được sửa sạch và sơ chế.

3 – Bước 3: Sau khi nước sôi, mẹ tắt bếp và đợi nước nguội khoảng 15 phút rồi chắt nước và bỏ lá đi.

4 – Bước 4: Mẹ dùng khăn vải đa năng, thấm lấy nước lá và quả đã nấu rồi nhẹ nhàng thoa lên vùng da hăm của bé.

5 – Bước 5: Mẹ để da bé thông thoáng trong khoảng 5 phút, sau đó mặc quần áo. Như vậy là mẹ đã hoàn thành các bước trị hăm bằng lá và quả rồi 

3.3. Thời gian, tần suất sử dụng

mẹ nên thực hiện lau cho bé từ 2 – 3 lần một ngày. Nếu thấy vùng da hăm của bé đã đỡ sưng và khô hơn, mẹ tiếp tục thực hiện liên tục từ 5 – 7 ngày đến khi con khỏi hoàn toàn mẹ nhé!

Nước lá trà xanh cho hiệu quả sau 5 -7 ngày sử dụng
Nước lá trà xanh cho hiệu quả sau 5 -7 ngày sử dụng

3.4. Lưu ý khi sử dụng

Lá thiên nhiên tưởng chừng như rất lành nhưng lại dễ phản tác dụng nếu mẹ áp dụng không đúng cách. Cùng điểm qua các lưu ý dưới đây để không mắc sai lầm mẹ nhé: 

1 – Không sử dụng lá không rõ nguồn gốc: Các loại lá không rõ nguồn gốc thường chứa dư lượng trừ sâu lớn, không an toàn cho làn da bé. 

2 – Sử dụng ngay sau khi đun: Các loại lá, quả đun xong nên sử dụng trong vòng 1-2 tiếng, tránh để qua đêm, hoặc để lâu trong thời tiết nắng nóng gây biến chất hàm lượng dinh dưỡng trong lá, quả.

Mẹ quan sát bé thường xuyên để xử lý hăm cho bé kịp thời
Mẹ quan sát bé thường xuyên để xử lý hăm cho bé kịp thời

3 – Thường xuyên quan sát biểu hiện của bé: Một số thành phần trong lá có thể gây dị ứng trên da bé và làm vết hăm nặng hơn. Mẹ nên quan sát thường xuyên để kịp thời phát hiện xem vết hăm của bé đang ở cấp độ nào trong 5 cấp độ hăm để có biện pháp xử lý kịp thời mẹ nhé.

4 – Không hiệu quả với bé bị hăm nặng (cấp độ 4 và 5): Trong lá có chứa các thành phần thiên nhiên khác nhau, chưa được điều chế, cộng thêm hàm lượng các chất xử lý hăm rất thấp nên không có tác dụng, hoặc tác dụng không rõ rệt, khiến bé bị đau, khó chịu trong thời gian dài.

4. Xử lý hăm bằng 4 phương pháp tự nhiên khác

Ngoài ra, mẹ có thể xử lý vết hăm bằng 4 phương pháp tự nhiên sau đây. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên lạm dụng các phương pháp này vì đây là những phương pháp dân gian, chưa được khoa học kiểm chứng, dễ gây nhiễm khuẩn trong quá trình thực hiện và làm vết hăm nặng hơn.

4.1. Xử lý hăm bằng sữa mẹ 

Trong sữa mẹ có chứa một lượng lớn endorphin và lactopherin, có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa rát, đồng thời chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.

Sữa mẹ chứa nhiều chất chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu da bé
Sữa mẹ chứa nhiều chất chống viêm, kháng khuẩn và làm dịu da bé

1 – Cách sử dụng: Mẹ vắt sữa mẹ ra bát khoảng 5 – 10 ml, sau đó dùng khăn khô đa năng thấm vào nước muối sinh lý và nhẹ nhàng thoa lên vùng da hăm của bé để sát khuẩn. Cuối cùng, mẹ dùng một chiếc khăn khô sạch, thấm sữa mẹ để thoa lên vùng da bị hăm của bé. Nếu vẫn chưa biết cách thực hiện, mẹ tham khảo bài viết trị hăm tã bằng sữa mẹ để hiểu rõ hơn nhé.

2 – Tần suất sử dụng: Mẹ bôi liên lục cho bé 5 – 6 ngày, mỗi ngày 3 – 5 lần để da con lành hẳn.

3 – Lưu ý cho mẹ: Để sữa không dính ra tã, quần áo của bé, mẹ nên để da bé khô thoáng khoảng 5 phút trước khi mặc tã, quần áo cho bé mẹ nhé.

4.2. Sử dụng dầu tràm trà

Dầu tràm trà có chứa Cineol và α-Terpineol, hai hoạt chất có tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh, có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, “chặn đứng” tình trạng viêm nhiễm do hăm.

Dầu tràm trà giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả
Dầu tràm trà giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả

1 – Cách sử dụng: Mẹ dùng 3 giọt tinh dầu tràm pha với dầu nền (hay còn gọi là dầu thực vật) rồi thoa lên vùng da bị hăm, đồng thời nhẹ nhàng massage từ 10 – 15 phút để tinh dầu thấm vào da bé.

2 – Tần suất sử dụng: Mẹ cho bé dùng hằng ngày, mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần đến khi vùng da hăm của bé khỏi hẳn.

3 – Lưu ý cho mẹ: Mẹ nhớ massage thật nhẹ nhàng và cắt sạch móng tay để bé không cảm thấy đau rát. 

4.3. Bột yến mạch có tác dụng xử lý hăm

Bột yến mạch có chứa thành phần chính là Avenanthramides, một chất oxy hóa mạnh có tác dụng chống viêm, chống sưng hiệu quả.

Ngâm bằng bột yến mạch 2 lần/ngày để trị hăm cho bé
Ngâm bằng bột yến mạch 2 lần/ngày để trị hăm cho bé

1 – Cách sử dụng: Đầu tiên, mẹ cho một muỗng canh yến mạch khô vào nước tắm, khuấy đều cho bột yến và nước hòa tan. Mẹ cho bé ngâm từ 10 – 15 phút rồi tắm lại người cho bé bằng nước ấm từ 1 – 2 phút. Cuối cùng, mẹ lau người khô cho bé, để da bé thông thoáng 5 phút rồi mặc quần áo như bình thường.

2 – Tần suất sử dụng: Mẹ cho bé tắm với bột yến mạch khô 2 lần/ngày, 5 – 6 ngày/ tuần.

3 – Lưu ý cho mẹ: Mẹ lưu ý chọn loại bột yến mạch có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng như yến mạch Quaker, Alnatura, Oatmeal để đảm bảo an toàn cho bé mẹ nhé.

4.4. Bôi dầu dừa lên vết hăm

Dầu dừa có các chất Axit Lauric ,Axit Linoleic, Axit Capric, Phytonutrients, Polyphenols, Vitamin (A, E, C, K,…) và khoáng chất có tác dụng làm dịu da, giảm viêm da hiệu quả.

Trị hăm cho bé bằng dầu dừa
Trị hăm cho bé bằng dầu dừa

1 – Cách sử dụng: Mẹ làm sạch vùng da hăm của bé bằng nước muối sinh lý và thoa trực tiếp 1 thìa dầu dừa lên da bé. Mẹ nhớ massage nhẹ nhàng theo chiều xoắn trôn ốc, từ trong ra ngoài để dầu dừa thấm vào da bé mẹ nhé. Để biết thêm nhiều cách thoa dầu dừa trị hăm cho bé, mẹ tham khảo bài viết hăm tã bằng dầu dừa mẹ nha

2 – Tần suất sử dụng: Mẹ thoa dầu dừa cho bé 1 – 2 lần/ ngày đến khi bé khỏi hẳn.

3 – Lưu ý cho mẹ: Nếu dùng dầu dừa đông đặc, mẹ nên cho dầu dừa ra bát để dầu tự tan. Không cho dầu dừa vào lò vi sóng để tránh làm biến đổi các chất dinh dưỡng hoặc làm bỏng da con yêu.

Nhắn nhủ đến mẹ: Đọc đến đây, chắc mẹ cũng thấy sử dụng các sản phẩm xịt dưỡng da, hỗ trợ xử lý hăm là phương pháp an toàn, hiệu quả nhất trong số 18 cách trị hăm rồi. Không nên vì xót con, thấy con bị đau mà cuống lên nghe các mẹ, các dì khác khuyên dùng lá gì, hay bôi gì là dùng ngay cho con. Lợi chưa thấy đâu mà đôi lúc vô tình khiến da con nhiễm trùng, hăm nặng hơn đó mẹ. 

Hiểu da con và sáng suốt lựa chọn phương pháp chăm sóc khoa học nhất, tốt nhất cho thiên thần nhỏ, da bé sẽ mịn màng trở lại nhanh thôi. 

3. 5 không – 6 nên mẹ cần nhớ để trị hăm tã nhanh nhất

3.1. 5 không khi xử lý hăm tã cho bé

Dù đã nắm được các phương pháp trị hăm cho bé, mẹ cũng nên nắm vững quy tắc “5 không” để bé yêu nhanh khỏi hơn, tránh những tổn thương về tinh thần và cơ thể bé.

1 – Không dùng phấn rôm em bé hoặc bột ngô: Phấn rôm và bột ngô tuy có thể làm khô vết hăm nhanh chóng nhưng rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông, khiến vết hăm nặng hơn, không nên dùng đâu mẹ nhé.

Phấn rôm gây bít tắc da bé, làm vết hăm trở nặng
Phấn rôm gây bít tắc da bé, làm vết hăm trở nặng

2 – Không sử dụng các sản phẩm có fragrance (hương liệu), có chứa thành phần gây hại như propylene glycol, alcohol (cồn): Những thành phần này dễ khiến da bé dị ứng, ngứa ngáy, làm vết hăm của con lâu khỏi hơn, thậm chí chuyển biến nặng đó mẹ.

3 – Không tự ý sử dụng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ: Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho bé dùng bất cứ loại thuốc nào, kể cả thuốc uống và thuốc bôi trên da.

4 – Không sử dụng kem không rõ nguồn gốc: Mẹ không nên cho bé dùng các loại kem trộn, kem không rõ nguồn gốc xuất xứ, các loại kem bôi đông y không có hóa đơn chứng từ và chưa được kiểm duyệt.

5 – Không chà xát mạnh gây đau rát, kích ứng da bé: Khi tiếp xúc lên vùng da hăm, mẹ y lau rửa thật nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh trên vùng da bị tổn thương của bé.

Mẹ lau rửa nhẹ nhàng, tránh chà xát gây đau rát cho con 
Mẹ lau rửa nhẹ nhàng, tránh chà xát gây đau rát cho con

3.2. 6 nên khi xử lý hăm tã cho bé

Sau khi đã biết được “5 không” giúp bảo vệ bé yêu trong giai đoạn bị hăm, “6 nên” dưới đây sẽ là những lời khuyên hữu ích giúp mẹ bỉm xử lý vết hăm của con dễ như ăn kẹo: 

1 – Nên giữ vùng da mặc bỉm luôn khô thoáng: Đây là nguyên tắc quan trọng giúp vết hăm mau lành vì làn da khô thoáng sẽ hạn chế sự lây lan tối đa của vi khuẩn. Sau khi tắm, mẹ nhớ cho bé “thả rông” khoảng 5 phút và thay tã bỉm 2 tiếng 1 lần để da con có thời gian “thở” mẹ nhé.

2 – Nên sử dụng các loại khăn khô đa năng, giấy ướt chuyên dụng để vệ sinh cho bé: Các loại khăn vải, khăn xô thông thường thường là nơi tích tụ vi khuẩn do quá trình lau rửa, giặt giũ không đảm bảo vô khuẩn. Mẹ ưu tiên dùng các loại khăn khô đa năng, giấy ướt chuyên dụng có bổ sung thành phần kháng khuẩn, dưỡng ẩm an toàn, lành tính với da con.

Khăn ướt  kháng khuẩn, làm sạch nhẹ dịu và không gây kích ứng
Khăn ướt kháng khuẩn, làm sạch nhẹ dịu và không gây kích ứng

3 – Để tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm nên rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi thay tã cho bé: Mẹ nhớ vệ sinh tay sạch sẽ tránh lây nhiễm vi khuẩn từ tay mẹ sang vùng da bị hăm của bé.

4 – Nên điều chỉnh thực đơn ăn uống của bé: Với bé trên 6 tháng, đã ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn các loại thực phẩm giàu axit như cà chua, chanh, nước cam, dâu tây, việt quất vì lượng axit cao rất dễ làm vết hăm tã lan rộng hơn. Với bé dưới 6 tháng đang ti mẹ và chưa ăn dặm, mẹ cũng tránh ăn nhóm thực phẩm tương tự để bé được ti dòng sữa thơm ngon, đảm bảo chất lượng nhé!

5 – Nên cho bé đi khám khi vết hăm trở nặng: Khi vết hăm của bé có dấu hiệu lan rộng, các mụn nước trên vết hăm xuất hiện nhiều và có dấu hiệu lở loét, mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ để đưa ra giải pháp xử lý kịp thời.

KHĂN ƯỚT MAMAMY – CHỦ ĐỘNG NGỪA HĂM, CHĂM TỪNG KẼ NGÁCH

Hăm vốn do vi khuẩn gây nên. Vì thế, với một đất nước điển hình khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, các bé sẽ rất dễ bị hăm, đặc biệt bé nào trộm vía bụ bẫm, trên cơ thể có nhiều vùng nếp gấp như ngấn tay, ngấn chân, ngấn cổ,… Thay vì lo lắng, ba mẹ ơi, có Mamamy và khăn ướt của Mamamy đây rồi!

  • Thành phần ngừa hăm được cấp bằng sáng chế Mỹ
  • Thành phần kháng khuẩn được WHO chỉ định dùng cho viêm nướu

Ba mẹ chủ động ngừa hăm cho con, chăm sóc con an toàn tới từng kẽ ngách.

Trên đây là 18 cách trị hăm tã nhanh nhất, hiệu quả nhất chỉ sau 7 ngày. Trước tiên mẹ nên hiểu da con, biết con đang bị hăm ở mức độ nào, sau đó lựa chọn phương pháp chăm sóc phù hợp nhất để da bé nhanh khỏi, nhanh lành, hạn chế áp dụng những phương pháp dân gian không rõ hiệu quả, an toàn. Nếu còn thắc mắc, mẹ để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất nhé.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tạm biệt vết hăm chỉ sau 7 ngày với 18 cách trị hăm nhanh nhất”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Trị hăm tã cho bé: 6 cách xử lý và 5 Sai lầm mẹ hay gặp phải
Trị hăm tã cho bé: 6 cách xử lý và 5 Sai lầm mẹ hay gặp phải
Nhiều mẹ hay nghĩ hăm là 1 bệnh nghiêm trọng và cần phải “trị hăm tã cho bé” nhưng thực chất đây chỉ là 1 vấn đề ngoài da thường gặp. Hiểu da con và bình tĩnh xử lý, hăm tã sẽ không còn là mối lo của hai mẹ con nữa.  1. Trị hăm […]
Trị hăm bằng lá trà xanh có thực sự hiệu quả? Chia sẻ từ chuyên gia
Trị hăm bằng lá trà xanh có thực sự hiệu quả? Chia sẻ từ chuyên gia
Trị hăm tã bằng trà xanh chỉ là phương pháp dân gian hay đã có nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả? Mẹ có nên áp dụng phương pháp này cho bé nhà mình không? Tham khảo những chia sẻ của chuyên gia trong bài viết dưới đây mẹ nhé! 1. Tác dụng của […]
6 cách ngừa hăm tã mẹ nhất định cần biết
6 cách ngừa hăm tã mẹ nhất định cần biết
Hăm tã là vấn đề mẹ thường lo lắng khi dùng tã cho con, nhất là khi thời tiết nóng bức, khó chịu. Tuy vậy, mẹ hoàn toàn có thể xử lý được hăm tã khi hiểu đúng. Mẹ hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu tường tận hơn về hăm tã và gợi […]
Giỏ hàng 0