Nếu mẹ phát hiện trẻ bị hôi miệng, thì đừng quá lo lắng vì không phải chỉ một mình con bị. Hôi miệng thường gặp ở các bé trong tuổi tập đi. Có rất nhiều vấn đề khác nhau gây ra nó. Dù bất kể là nguyên nhân gì, mẹ cũng có thể tìm ra cách giải quyết với những thông tin nhà Góc chia sẻ dưới đây.
Mục lục
1.Trẻ bị hôi miệng do vấn đề từ miệng
Miệng của con người dù là người lớn hay trẻ em cơ bản là một ổ vi khuẩn. Hầu hết các chuyên gia cho rằng, hôi miệng là do các sản phẩm do quá trình trao đổi chất của vi khuẩn gây ra. Ví dụ như lưu huỳnh, axit béo dễ bay hơi và các chất khác.
Nguồn gốc chính của các vi khuẩn này là lưỡi, đặc biệt là lưỡi có nhiều màng bọc. Những vi khuẩn gây hôi miệng cũng được tìm thấy ở giữa răng và nướu (vùng nha chu).
Mẹ phải làm gì?
- Chải hoặc cạo lưỡi có thể làm giảm hôi miệng ở người lớn. Chưa có nghiên cứu nào ở trẻ em nhưng đây cũng là cách điều trị không có rủi ro, mà mẹ có thể áp dụng với con mình. Chú ý cạo nửa sau của phần lưỡi, như thế có thể giảm thiểu việc trẻ bị hôi miệng.
- Với những bé lớn hơn một chút, có thể tự súc miệng và khạc nhổ. Mẹ có thể cho bé dùng nước súc miệng, nhất là những loại súc miệng có nhiều kẽm.
- Bắt đầu từ 1 tuổi, mẹ hãy đưa bé đến gặp nha sĩ để kiểm tra và làm sạch răng miệng thường xuyên. Đây cũng là cách giúp cải thiện các vấn đề khác của răng miệng.
2.Trẻ bị hôi miệng do các vấn đề từ mũi
Viêm xoang mãn tính có thể là một nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ mới biết đi. Trẻ em bị tình trạng này hầu như sẽ có những dấu hiệu khác kèm theo như: sổ mũi kéo dài, ho, nghẹt mũi, nhức đầu.
Ngoài ra, dị vật mắc kẹt trong mũi như hạt, các mẫu thức ăn, cũng có thể khiến trẻ bị hôi miệng. Trẻ rơi vào trường hợp này thường có dịch mũi màu xanh và mùi hôi.
Xem thêm:
Mách mẹ cách thở giảm đau khi chuyển dạ
Giúp mẹ cách thở giúp sinh nhanh và an toàn
Xử lý khó thở khi mang thai giúp mẹ thoải mái hơn
Mẹ nên làm gì?
Nếu mẹ nghi ngờ con bị viêm xoang, thì hãy cố gắng giúp con bằng cách cho bé uống nhiều nước và xì mũi. Nhưng nếu đã thử và không có tác dụng. Mẹ nên đưa con đến bác sĩ để nhờ sự trợ giúp.
Bé có dị vật trong mũi, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Khi mũi đã chảy dịch xanh và có mùi hôi, dị vật lúc này đã được bao quanh bởi các mô mũi sưng tấy. Vì thế, bố mẹ khó có thể loại bỏ chúng tại nhà.
3.Trẻ hôi miệng do vấn đề của hệ tiêu hóa
Trẻ hôi miệng có thể do các vấn đề của hệ tiêu hóa, tuy không mấy phổ biến so với các nguyên nhân khác.
Nếu bé bị hôi miệng mãn tính kèm theo ợ chua, buồn nôn, ợ chua và nôn. Thì đây có thể là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Chúng thường xảy ra với trẻ sơ sinh và hiếm gặp hơn đối với các bé biết đi.
Một nguyên nhân khác có thể gây hôi miệng là do vi khuẩn H.pylori. Loại vi khuẩn này lây nhiễm trong dạ dày, gây ra hôi miệng và các chứng khó chịu cho trẻ. Một vài trong số chúng bao gồm: đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, ợ hơi. Bệnh này thường xảy ra nhiều hơn ở trẻ lớn và người lớn. Nhưng cũng có thể xảy ra với trẻ mới tập đi.
Mẹ nên làm gì?
Bé gặp những vấn đề do đường tiêu hóa, nên được bác sĩ điều trị. Thuốc sẽ được kê cho các trường hợp này. Tuy nhiên, bé nên được kiểm tra trào ngược dạ dày và H.pylori có phải là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hôi miệng hay không.
Nếu bé có các triệu chứng tiêu hóa mãn tính cùng với hơi thở hôi. Mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của con mình.
4.Các nguyên nhân khác khiến bé bị hôi miệng
Trẻ thở bằng miệng có khả năng bị hôi miệng cao hơn so với các trẻ thở bằng mũi. Thở bằng miệng gây khô niêm mạc miệng. Dẫn đến giảm lưu lượng của nước bọt. Từ đó có thể giải phóng vi khuẩn có mùi hôi trong miệng. Ngoài ra, việc uống bất cứ thứ gì ngoài nước từ bình sữa hoặc cốc thủy tinh vào ban đêm. Cũng có thể khiến tình trạng trẻ bị hôi miệng thêm trầm trọng.
Có nhiều lý do khiến trẻ thở bằng miệng. Điều đó có thể là do nghẹt mũi dị ứng hoặc là do các khối adenoid chặn đường thở của trẻ.
Xem thêm chăm sóc mẹ sau sinh:
Đau đầu sau sinh, nguyên nhân và cách điều trị
6 mẹo chăm sóc da mụn sau sinh tuyệt hay cho mẹ
Mẹ nên làm gì?
Đánh răng cho trẻ ngay trước khi đi ngủ. Sau đó, chỉ cho bé uống nước (hoặc sữa mẹ nếu trẻ còn bú vào ban đêm) cho đến sáng.
Nếu bé nhà mình tiếp tục thở bằng miệng. Mẹ hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Thở bằng miệng do nhiều nguyên nhân gây ra. Một số nguyên nhân đó chỉ có thể giải quyết nhờ sự can thiệp của y tế. Trẻ nên được khám để loại trừ bất cứ nguyên nhân đáng lo ngại nào.
Giống như với người lớn, hôi miệng cũng có thể gặp ở trẻ mới biết đi. Có nhiều vấn đề khác nhau dẫn đến tình trạng này. Từ vi khuẩn tích tụ cho đến các bệnh về dạ dày. Nếu mẹ lo lắng trẻ bị hôi miệng, bác sĩ chuyên khoa có thể giúp loại bỏ các nguyên nhân. Giúp bé yêu có một hơi thở dễ chịu và thơm tho.