Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

10+ triệu chứng cúm A ở trẻ và cách nhận biết chính xác cho mẹ

Thấy bé yêu có biểu hiện sốt, ho, nhiều mẹ rất lo lắng sợ con bị cúm A, muốn tìm hiểu các triệu chứng và cách phân biệt cúm A để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ nắm được “tất tần tật” các triệu chứng cúm A ở trẻ, cách nhận biết và phân biệt với cảm sốt thông thường chính xác nhất. Mẹ tham khảo các hiện tượng cúm A ở trẻ dưới đây nhé!

Triệu chứng cúm A ở trẻ
Phân biệt cúm A ở với cảm cúm thông thường như thế nào mẹ nhỉ?

1. 10+ triệu chứng cúm A ở trẻ mẹ bỉm cần biết

Cúm A là bệnh thường xuất hiện khi giao mùa hay khí hậu thay đổi, có triệu chứng giống với cảm cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được phát hiện kịp thời và chữa trị đứng cách. Dưới đây là các triệu chứng của cúm A ở trẻ em thường gặp mẹ cần nắm rõ :

1.1. 4 triệu chứng cúm A ở bé mẹ dễ nhận biết

Cúm A tuy có các triệu chứng tương tự với cảm lạnh thông thường nhưng nặng và nghiêm trọng hơn nhiều. Mẹ nắm rõ các dấu hiệu dưới đây để nhận biết bé có mắc cúm A hay không nhé:

  • Sốt cao: Mẹ sử dụng kẹp nhiệt độ, hoặc máy bắn nhiệt sẽ thấy nhiệt độ hiển thị từ 39 – 40 độ C, liên tục 3 – 4 ngày. Bé xuất hiện  các triệu chứng co giật do virus xâm nhập vào cơ thể bé, làm giải phóng các chất trung gian gây sốt khiến thân nhiệt tăng cao.
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi cả ngày: kháng nguyên N trong cơ thể bé có hoạt tính enzyme làm loãng chất nhầy trong đường hô hấp, gián tiếp giúp virus xâm nhập làm hủy hoại và bong tế bào niêm mạc gây nghẹt, chảy nước mũi. Thấy con khụt khịt cả ngày, mẹ cứ lau, quay đi quay lại một lúc nước mũi đã chảy rồi thì cẩn thận mẹ nhé.
  • Đau bụng, nôn ói: Khi virus cúm A tấn công, hệ thống hô hấp của bé nhiễm một loại siêu vi lây lan tới dạ dày, ruột non, ruột già khiến thức ăn không tiêu hóa kịp, gây “quá tải” chức năng tiêu hóa làm cho bé dễ nôn ói, đau bụng. 
  • Ho khan: là biểu hiện ho không kéo theo chất nhầy hay đờm, do virus xâm nhập vào hệ thống hô hấp khiến đường thở bị kích thích, dẫn đến ho khan ở bé. 
Triệu chứng cúm A ở trẻ
Các biểu hiện cúm A ở trẻ thường giống với cảm cúm tuy nhiên thường nặng và nghiệm trọng hơn mẹ nhé

Cúm A do các loại virus cúm mùa như A/H1N1, A/H3N1, A/H5N1,… gây nên, triệu chứng diễn biến từ nhẹ đến nặng và rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho bé, khi thấy bé có trong số các triệu chứng trên, mẹ đưa bé ngay đến bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm sau này. 

1.2. 6 triệu chứng mẹ khó quan sát bằng mắt thường

Dấu hiệu cúm a ở trẻ em không chỉ xuất hiện với các triệu chứng trên mà còn xuất hiện qua những triệu chứng có diễn biến nặng mà mẹ khó nhận biết được bằng mắt thường. Cụ thể như sau: 

  • Bé đau đầu, cơ thể không có lực: Khi virus xâm nhập sâu hơn vào các cơ quan hô hấp, cơ thể bé sẽ bắt đầu sản sinh ra các protein nhỏ gọi là cytokine chemokine lập tức tấn công virus. Tuy có khả năng chống virus nhưng hệ hô hấp vẫn bị tổn thương gây viêm, sưng, tích tụ dịch trong mũi và xoang, thậm chí làm tắc nghẽn đường dẫn lưu khiến bé đau đầu, cơ thể uể oải không có lực, khó cầm nắm đồ chơi nặng. 
  • Chân tay nhức mỏi: Khi cytokine và chemokine tấn công, virus sẽ đi qua mọi cơ quan trong cơ thể bé, dẫn đến “sự cố” phá hủy protein trong cơ bắp gây ra chứng nhức mỏi tay chân khi bị cúm. Với bé chưa biết nói, mẹ có thể nhận thấy bé khó chịu khi mẹ đụng vào tay chân, còn nếu bé của mẹ biết nói rồi,mẹ chịu khó hỏi han, xoa bóp chân tay thử xem con có kêu đau không nhé.
  • Hay bị ớn lạnh: ớn lạnh là biểu hiện đầu tiên của cúm. Virus xâm nhập làm nhiệt độ cơ thể tăng lên, chênh lệch nhiệt độ với môi trường bên ngoài dẫn đến ớn lạnh. 
  • Tức ngực: nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây tích tụ dịch nhầy trong đường tai, mũi, họng, tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến tức ngực ở bé. 
  • Nhiễm trùng tai: theo một nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí Infection and Immunity của Hội vi sinh học Mỹ, virus cúm gây viêm các mô mũi, làm tăng số lượng hại khuẩn khiến chúng có xu hướng di chuyển đến tai qua vòi nhĩ gây nhiễm trùng tai. 
Triệu chứng cúm A ở trẻ
Với những triệu chứng xuất phát từ trong cơ thể bé mẹ nên lắng nghe cảm nhận của bé để xác định được đó là triệu chứng nào mẹ nhé

Khi có những triệu chứng này, bé đã ở giai đoạn trung bình của cúm A. Tuy nhiên, nó xuất phát từ trong cơ thể bé nên mẹ rất khó nhận biết được. mẹ nên lắng nghe cảm nhận của bé thường xuyên, thấy bé có dấu hiệu mệt mỏi mẹ hỏi han thật kỹ để con nói ra, từ đó mẹ nắm được chính xác triệu chứng mà bé đang mắc phải. 

2. 9 mẹo phân biệt triệu chứng cúm A ở trẻ so với cúm thường – COVID-19

Mẹ thường dễ nhầm lẫn cúm A với các triệu chứng cúm thông thường do hiểu hiện gần giống nhau. Tuy nhiên, mẹ cần nắm rõ cách nhận biết cúm A chính xác để xử lý kịp thời, tránh chủ quan sẽ gây nhiều biến chứng không tốt cho bé mẹ nhé. 

Mẹo phân biệt cúm a và cúm Covid 19
Phân biệt triệu chứng cúm A với cúm thông thường và COVID – 19

1- Sốt

Khi cúm A mới chỉ ở thể nhẹ, bé có thể bị sốt từ 39 độ trở lên và cảm giác nhức đầu đi kèm với mỏi cơ, lười vận động, ho. Bé cũng có thể nôn, trớ nhiều lần trong ngày, háo nước,… Bé mắc cúm A biến chuyển nặng (tức là sốt từ 39 độ C trở lên) sẽ có dấu hiệu bỏ ăn, bỏ bú, lòng bàn tay và bàn chân lạnh. Cúm A cũng thường đi kèm với các triệu chứng phụ như thở nhanh, ngủ li bì. Một số trường hợp sốt do cúm A nặng hơn trẻ còn bị sốt cao đi kèm co giật.

Khác với cúm A, bé mắc cúm thường thân nhiệt sẽ không thay đổi nhiều, ít sốt, nếu có thường chỉ sốt nhẹ (từ 37,5 – 38 độ). Riêng đối với Covid, sốt chỉ được xem là dấu hiệu để sàng lọc bệnh, bởi không phải bất kỳ bé nào nhiễm cũng bị sốt. Mức độ sốt của bé có thể khác nhau, có bé sốt cao trên 39,5 độ nhưng cũng có bé chỉ sốt nhẹ. Bé mắc covid thường đi kèm các triệu chứng như hụt hơi, khó thở, mất vị giác, khứu giác.  

Mẹo phân biệt cúm a và cúm Covid 19
Mẹ có thể dựa trên nhiệt độ sốt cùng các biểu hiện đi kèm để nhận biết bé đang mắc cúm thường, cúm A hay covid 19 mẹ nhé

2- Đau nhức cơ thể

Cảm lạnh hiếm khi có dấu hiệu đau nhức cơ thể hay có thể suy yếu, cúm A lại gây đau nhức cơ thể, khó chịu, mệt mỏi trong người hơn. Sau khoảng nửa ngày sốt cao không hạ,bé có thể xuất hiện cảm giác hoa mắt, chóng mặt, nhìn không rõ mẹ, đi lại khó khăn.

3- Ớn lạnh 

Ớn lạnh khiến bé bủn rủn tay chân, cảm giác lạnh bất thường, xảy ra phổ biến đối với cúm A, đối với cúm thường hay Covid hiếm khi hoặc hoàn toàn không gây ra ớn lạnh. 

4- Hắt xì, nghẹt mũi

Cúm thông thường thường gây hắt xì rất nhiều, kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt. Cúm A lại không gây hắt xì, chỉ gây nghẹt, đôi khi lại chảy nước mũi. Đối với Covid, thường không gây ra sổ – nghẹt mũi hay hắt hơi nhiều. 

Mẹo phân biệt cúm a và cúm Covid 19
Triệu chứng cúm A ở trẻ, cúm thường và covid thường có biểu hiện bệnh ban đầu rất giống nhau

5- Ho, đau họng

Ho, đau họng ở cúm A và cúm thông thường ít hơn so với Covid, Covid thường gây ra ho khan rất nhiều và dai dẳng. 

6- Tức ngực

Cúm A hay gây tức ngực do chất nhầy làm nghẹt đường tại, mũi họng gây tắc nghẽn đường thở ở bé. Covid gây đau thắt ngực kèm theo mới chứng khó thở, thiếu oxy trầm trọng. Riêng với cúm thông thường lại không có dấu hiệu này. 

7- Đau đầu

Cúm A, cúm thường đều rất dễ gây đau đầu. Đặc biệt cúm A gây đau đầu nặng đi kèm với các triệu chứng như mệt mỏi, lả người. Đối với Covid, hiếm khi bé bị đau đầu trong quá trình phát bệnh mà thường sau vài ngày khi bé đã hết sốt hoặc vài tuần sau khi khỏi.

Mẹo phân biệt cúm a và cúm Covid 19
Cúm A và covid rất dễ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm cho bé, vì thế mẹ cần nắm rõ đặc điểm khác biệt giữa các bệnh để có hướng xử lý kịp thời mẹ nhé

8- Tiêu chảy, nôn ói

Cúm thường rất hiếm khi xảy ra tình trạng nôn ói, tiêu chảy. Tình trạng này thường xuất hiện ở cúm A, Covid hơn. Đối với cúm A thường xuất hiện khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn, với Covid bắt đầu từ những dấu hiệu bệnh đầu tiên như sốt, ho khan, khó thở, mất vị giác,… 

9- Nhiễm trùng

Cúm thường có biểu hiện nhẹ nhất trong 3 bệnh, không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, cúm A và covid lại không như thế, chúng là bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, có khả năng phát triển thành những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng tai, viêm tai giữa đối với cúm A hay viêm phổi, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng thứ phát với Covid. 

Mẹo phân biệt cúm a và cúm Covid 19
Bé bị cúm A cần được xử lý kịp thời nếu không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

3. Triệu chứng cúm A kéo dài bao lâu thì nguy hiểm mẹ ơi?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thời gian ủ bệnh cúm A thường kéo dài từ 2 – 8 ngày. Trong khoảng thời gian đó, virus sẽ bắt đầu xâm nhập từ 1 – 2 ngày trước khi khởi phát bệnh và có những triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, đau họng, chảy nước mắt, ngạt mũi,… ở giai đoạn ngày thứ 3  – 5. Hầu hết triệu chứng sẽ giảm dần và chấm dứt trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, bé có thể cảm thấy mệt mỏi, không muốn chơi đùa và ho nhẹ trong khoảng thời gian 3 – 4 tuần sau đó. 

Mẹo phân biệt cúm a và cúm Covid 19
Cúm A để lâu rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đó ạ

Nếu sau 1 tuần mà các triệu chứng của bé không có dấu hiệu thuyên giảm thì nguy cơ cao con đang gặp biến chứng nguy hiểm. Mẹ kéo xuống dưới để nắm rõ các biến chứng này và có giải pháp xử lý kịp thời, an toàn nhất cho bé nhé!

4. Biến chứng nguy hiểm nếu mẹ không xử lý cúm A cho bé kịp thời

Nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách, triệu chứng cúm A kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé như tiêu chảy kéo dài, tức ngực, khó thở, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản, tim mạch, bệnh về máu,… Trong trường hợp không được can thiệp và xử lý kịp thời cúm A sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển sau này của bé đó mẹ.

Biến chứng nguy hiểm của cúm a ở trẻ
Cúm A nếu không được chăm sóc và xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé

Để đảm bảo an toàn cho bé, nếu bé xuất hiện 1 trong 5 dấu hiệu dưới đây, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi thăm khám bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời, tránh chủ quan gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé mẹ nhé. 

  • Sốt cao từ 39 độ trở lên, thuốc hạ sốt không có tác dụng
  • Co giật
  • Khó thở, thở gấp
  • Bé li bì, mệt mỏi, bỏ ăn 
  • Tay chân lạnh cóng, nôn trớ liên tục
Biến chứng nguy hiểm của cúm a ở trẻ
Khi thấy bé có dấu hiệu cúm A mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để có hướng xử lý đúng cách, tránh ảnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé mẹ nhé

Mẹo nhỏ cho mẹ: Khi chăm sóc bé cưng, để giảm thiểu nguy cơ bé bị cảm cúm thông thường, nguy hiểm hơn là cúm A mẹ cần diệt khuẩn tất cả đồ dùng và giữ bé luôn sạch sẽ để vi khuẩn không tấn công con được. Nhưng diệt khuẩn làm sao để an toàn? Cơ thể bé đang trong quá trình hoàn thiện nên rất yếu, làn da lại mỏng manh, nếu mẹ lựa chọn những sản phẩm có chứa chất tẩy, chất tạo mùi rất dễ khiến bé bị kích ứng, nổi mẩn,…

Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ tham khảo hệ sản phẩm chăm sóc bé của Mamamy nói không với chất tẩy, chất tạo mùi, phụ gia, có khả năng khử khuẩn cực tốt nhờ thành phần được làm từ 100% nguyên liệu thiên nhiên thân thiện, cực lành tính với làn da non nớt của bé. Hệ sản phẩm bao gồm nước giặt xả thiên nhiên, bột tắm gội, nước rửa bình sữa và rau củ, khăn ướt, khăn khô đa năng,… với nhiều tính năng cực “xịn” giúp mẹ chăm bé nhàn tênh, bé vừa ngoan lại vừa khỏe. 

Mamamy khuyến mãi

Hiện đang có ưu đãi giảm 60% cùng với nhiều phần quà giá trị, mẹ còn chần chừ gì nữa mà không đến tham khảo ngay gian hàng Mamamy để tậu đồ cực “xịn” giá yêu thương, giúp mẹ tiết kiệm được một khoản chi phí, bé cưng dùng lại an toàn, đảm bảo. 

Đọc xong bài viết này, mẹ đã nắm được các triệu chứng cúm A ở trẻ, cách phân biệt với cảm cúm thông thường và covid 19 rồi đúng không ạ? Để đảm bảo an toàn nhất, mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ ngay khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nhẹ để có hướng xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé. Nếu còn thắc mắc nào khác về biểu hiện cúm A ở trẻ, mẹ để lại bình luận bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp “tất tần tật” mọi thắc mắc cho mẹ. 

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “10+ triệu chứng cúm A ở trẻ và cách nhận biết chính xác cho mẹ”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0