Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi – Không có tác dụng đâu mẹ!

Con yêu vừa chào đời, mẹ vui mừng chưa bao lâu thì phải đau đáu không biết làm sao khi thấy con đi ngoài phân lỏng, kéo dài ngày này qua ngày khác. Lúc này mẹ bắt gặp thông tin ăn búp ổi sẽ giúp cải thiện tình trạng đi tiêu của con. Nhưng mẹ vẫn còn nghi ngại, không biết trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi là nên hay không nên. Mẹ lắng lo bổ sung sai cách sẽ khiến tình trạng của con nặng thêm. Câu trả lời có ngay bên dưới, mẹ theo dõi nhé!

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài ăn búp ổi
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi không có tác dụng đâu mẹ

1. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi tốt hay không?

Trẻ sơ sinh đi ngoài mẹ ăn búp ổi không có tác dụng gì đâu ạ, đây chỉ là kinh nghiệm dân gian và chưa được chứng thực. Theo các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành, nguyên nhân khiến bé sơ sinh đi ngoài phân lỏng, lặp đi lặp lại tình trạng này nhiều lần trong ngày thường xuất phát từ virus, nấm, ký sinh trùng. Chính vì thế, việc bé bị tiêu chảy mẹ ăn búp ổi hoặc uống nước sắc búp ổi cũng chẳng thể “đá động” đến bọn vi khuẩn, chúng vẫn sinh sôi nảy nở trong đường ruột của bé. 

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi tốt không?
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi tốt hay không?

Không chỉ vậy, mẹ bổ sung nhiều búp ổi dễ dẫn đến tình trạng dư thừa, rối loạn hệ tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu trẻ sơ sinh chỉ có thể dung nạp được sữa, việc mẹ uống nước sắc ổi sẽ làm biến đổi chất lượng nguồn sữa, con chưa quen với những dưỡng chất “lạ” khiến tình trạng trầm trọng hơn. 

Lợi ích từ lá ổi
Mẹ lưu ý không nên tự ý vận dụng các mẹo dân gian, chưa được khoa học chứng minh

Do đó, khi thấy bé cưng đi ngoài kéo dài không dứt cùng những biểu hiện khác thường như quấy khóc bất kể ngày đêm, cáu gắt, thao thức, chướng bụng,… mẹ nên đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để y bác sĩ vạch ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất nhé. Mẹ lưu ý không nên tự ý vận dụng các mẹo dân gian, chưa được khoa học chứng minh để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài, mẹ nên làm gì?

Con bị tiêu chảy, đi ngoài triền miên khiến mẹ không khỏi lo lắng, nghi ngại tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Để mẹ có thể gói ghém nỗi lo đó và vứt đi thật xa,Góc của mẹ mách ngay những mẹo cực hữu ích, mẹ cùng xem ngay để cải thiện việc đi ngoài không kiểm soát của con yêu nhé: 

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Trẻ sơ sinh đi ngoài, mẹ nên làm gì?

2.1. Bổ sung đủ sữa cho con mẹ nhé!

Có quan niệm cho rằng đã tiêu chảy mà còn uống nhiều nước thì tình trạng sẽ trầm trọng thêm, phân không thể đặc lại được. Đó là suy nghĩ vô cùng tai hại mẹ ơi! Khi bị tiêu chảy, con đi ngoài phân lỏng nhiều lần dẫn đến cơ thể mất nước, thiếu hụt chất điện giải và mệt mỏi, lừ đừ. 

Những lúc này mẹ nên cho con ti đủ để con có thêm năng lượng, nước cũng là “chất dẫn” giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng trở lại, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và điều hòa đường ruột, dạ dày. Tham khảo lượng sữa chuẩn chỉnh cho bé cưng trong bài viết Lượng sữa cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ? Tùy ngày, tháng tuổi & cân nặng bé, tránh cho bé ti quá nhiều, quá ít mẹ nhé!

Bổ sung nước cho trẻ
Bổ sung đủ nước cho con mẹ nhé

2.2. Mẹ ăn nhiều thực phẩm lành mạnh 

Giai đoạn này con còn rất nhỏ, mọi nguồn dinh dưỡng đều được tiếp nhận thông qua sữa mẹ. Mẹ ăn gì, uống gì, bé sẽ nhận được hàm lượng dinh dưỡng từ những thực phẩm đó. Nếu mẹ ăn đồ cay nóng, dầu mỡ như khoai tây, gà rán, thịt xông khói,… sẽ khiến tình trạng tiêu chảy của bé trở nặng thêm. 

Mẹ bổ sung thực phẩm lành mạnh
Mẹ ăn nhiều thực phẩm lành mạnh

Thay vào đó mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ động vật lẫn thực vật, đảm bảo cân bằng 6 nhóm chất (đạm, vitamin, khoáng chất, carbohydrate, nước, chất béo tốt). Đặc biệt, những lúc con gặp vấn đề này, mẹ càng cần ăn nhiều rau củ quả để bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu như canxi, magie, kẽm, vitamin A, D, E, C,… , giúp bé yêu khỏe mạnh hơn, tăng cường sức khỏe miễn dịch và đánh bay chứng đi ngoài dai dẳng. 

Điểm mặt các thực phẩm dinh dưỡng mẹ nên thêm thắt vào khẩu phần ăn hằng ngày như bí đỏ, khoai tây, súp lơ, trứng, thịt bò, thịt lợn,… Một số món ăn hấp dẫn mà mẹ có thể chế biến để đổi vị cho con có thể kể đến như thịt bò xào mồng tơi, canh súp lơ nấu tôm, khoai tây hầm bí đỏ thịt nạc,… 

Mẹ bổ sung đa dạng dinh dưỡng
Ngoài việc trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ 6 nhóm chất để cân bằng dinh dưỡng

Đối với bé ti sữa công thức, mẹ nên “chọn mặt gửi vàng” những thương hiệu sữa uy tín như Ridielac, Hipp, GrowPlus…. để bảo vệ sức khỏe bé yêu cũng như cung cấp hàm lượng dinh dưỡng đủ đầy. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất. Để con phát triển toàn diện, mẹ nên xen kẽ 1 cữ sữa công thức 1 cữ sữa mẹ trong 6 tháng đầu để con nhận được đủ kháng thể từ sữa mẹ. 

2.3. Giữ gìn vệ sinh nhà ở

Đôi khi môi trường sống cũng là tác nhân khiến con yêu đi ngoài không dứt đó mẹ. Nếu khu vực bé nằm ngủ, chơi đùa thường xuyên có bụi bẩn, mùi hôi hoặc dọn rửa không kỹ càng, vi khuẩn có thể theo đó mà xâm nhập vào cơ thể bé. 

Giữ gìn vệ sinh không gian sống
Giữ gìn vệ sinh nhà ở để ngừa tiêu chảy ở bé sơ sinh nhé mẹ

Do mới được vài ngày, vài tuần tuổi nên hệ miễn dịch của con còn non kém, chưa thể chống chọi với “bọn ngoại xâm” xấu xa. Những lúc này, mẹ nên dọn rửa, vệ sinh thật kỹ nơi ở bằng dung dịch chuyên dụng, thường xuyên xịt phòng thật thơm tho và khử khuẩn phòng ngủ của con. Mỗi tuần mẹ dành ra khoảng 1-2 ngày, mỗi ngày độ chừng 1 tiếng là đã đủ rồi ạ! 

2.4. Đưa con đến cơ sở y tế thăm khám

Trong trường hợp mẹ đã áp dụng nhiều cách nhưng con đi ngoài không kiểm soát, thậm chí còn kèm theo những triệu chứng như bỏ bú, phân lẫn tơ máu, ói mửa, co giật,… mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài mẹ nhé bởi việc không hiểu rõ cơ thể, sức khỏe của con sẽ dễ dẫn đến tình trạng kích ứng, mệt mỏi, mọi thứ càng tồi tệ thêm đó ạ. 

Thăm khám bác sĩ
Đưa con đến cơ sở y tế thăm khám

Đưa con đến gặp bác sĩ là phương án hiệu quả nhất lúc này, những người có chuyên môn sẽ biết nên làm gì và xây dựng lộ trình điều trị cụ thể ra sao. Nhờ đó mẹ cũng an tâm hơn, không còn bồn chồn, lo lắng như trước nữa! 

2.5. Thường xuyên cọ rửa bình sữa

Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, mẹ nên làm sạch dụng cụ ti sữa trước khi cho con bú để đảm bảo an toàn, ngừa vi khuẩn xâm nhập gây tiêu chảy. Giữa vô vàn cách thức chăm sóc người “bạn thân” của bé cưng, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ “chọn mặt gửi vàng” 3 cách sau, cùng xem ngay đó là gì nhé mẹ ơi: 

Vệ sinh cọ rửa bình sữa thường xuyên
Mẹ thường xuyên cọ rửa bình sữa để giữ gìn vệ sinh

1 – Trụng dụng cụ với nước sôi: Mẹ dùng một chiếc nồi chuyên dụng để tiệt trùng dụng cụ ti sữa bao gồm núm, bình cho con. Sau đó, mẹ bắc nồi, đổ nước xâm xấp (khoảng nửa nồi) và đun ở lửa lớn. Khi nước ùng ục thì mẹ lần lượt cho núm, bình sữa vào đun khoảng 10 phút. Cuối cùng mẹ vớt ra và để thật ráo. 

2 – Rửa qua nước muối: Mẹ cho 1 nắm muối vào bình sữa rồi đổ thêm nước vào và chờ muối tan thì lắc nhẹ để tráng bề mặt. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng miếng bọt cọ rửa chuyên dụng để nâng cao hiệu quả làm sạch. 

3 – Sử dụng nước rửa bình chuyên dụng: Nếu vẫn chưa an tâm với hai cách làm trên thì mẹ nên nhờ đến sự giúp sức của những sản phẩm cọ rửa chuyên dụng. Gợi ý bộ đôi nước rửa bình sữa và rau quả Mamamydụng cụ cọ rửa bình sữa 360 độ. Chẳng cần lỉnh kỉnh nào là nồi niêu, nào là nước, miếng bông, mẹ chỉ cần nhấn vòi 1 – 2 rồi lắc nhẹ bình sữa là đã sạch kin kít rồi ạ. 

Với bảng thành phần lành tính, giá thành phải chăng, xuất xứ rõ ràng, mẹ không phải lo mua phải nước rửa bình kém chất lượng, toàn chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Ngoài ra, bộ dụng cụ rửa bình sữa Mamamy cũng là “trợ thủ đắc lực” giúp mẹ thoải mái thao tác, cọ sạch từng vết bẩn nằm sâu bên trong kẽ bình mà không hề mỏi cổ tay nhờ cơ chế xoay 360 độ linh hoạt. Dụng cụ cọ này còn được nhiều mẹ bỉm, nghệ sĩ nổi tiếng “tậu “ về và cho con yêu “thử sức” cọ cọ rửa cực thú vị, điển hình là bé Cici – bé cưng “idol” siêu hài hước nhà JustaTee trong series “Mẹ vắng nhà – Ba là siêu nhân”.

Chưa kể, Mamamy còn đang thực hiện chiến dịch deal 99k cực hấp dẫn, giá đã rẻ nay còn rẻ hơn, chần chờ gì mà không thử mẹ ơi! 

Mamamy khuyến mại
Lành tính, an toàn là những tiêu chí hàng đầu của nước rửa bình và rau quả Mamamy

3. 4 sai lầm khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ cần tránh

Ngoài những lời tâm tình, thủ thỉ ở trên, Góc của mẹ cũng muốn “mách nhỏ” 4 sai lầm cực kỳ tai hại mà đôi khi mẹ không hề hay biết khiến con yêu đi ngoài không kiểm soát, như mẹ ăn nhiều thực phẩm có khả năng dị ứng, tùy tiện cho con dùng thuốc, đổi sữa liên tục, áp dụng bằng mẹo dân gian phi khoa học: 

Sai lầm khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài
4 sai lầm khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ cần tránh

3.1. Mẹ ăn nhiều thực phẩm có khả năng dị ứng

Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi, mẹ cần rà soát lại chế độ ăn uống của mình thật sát sao, xem gần đây có ăn phải những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng hay không, ví dụ như đậu phộng, đậu nành, hải sản, món ăn hâm đi hâm lại nhiều lần. Bên cạnh đó, một số loại đồ uống như cà phê, trà, nước uống có gas cũng có thể là tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa, bé yêu ti vào dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa, chọt bụng, tiêu chảy đó mẹ! 

Sai lầm khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Ăn nhiều hải sản dễ dẫn đến dị ứng đó mẹ ơi

3.2. Tự cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy

Bỗng dưng một ngày mẹ thấy con đi ngoài phân lỏng thì lo lắng không yên, sợ kéo dài sẽ làm con kiệt sức, mỏi mệt nên vội vàng mua thuốc cầm tiêu chảy. Đây là sai lầm cực lớn đó ạ! Sỡ dĩ bé bị tiêu chảy là do nhiễm trùng đường ruột, lúc này cơ thể sẽ thực hiện cơ thế tự bảo vệ, tống khứ những chất bẩn, vi khuẩn gây nhiễm trùng thông qua phân, dẫn đến hiện tượng bé đi tiêu phân lỏng và đi nhiều lần trong ngày. 

Sai lầm khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Tự cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy khiến tình trạng tồi tệ thêm

Trong khi đó, thuốc cầm tiêu chảy lại có tác dụng làm giảm hoạt động của nhu động ruột khiến quá trình thải phân ra ngoài bị đình trệ, dẫn đến vi rút, mầm bệnh tích tụ trong ruột ngày càng lâu, gây nhiễm trùng, làm cho quá trình viêm nhiễm nặng hơn. Bên cạnh đó, lượng phân ứ dồn trong ruột còn khiến con đau bụng, đầy hơi, thậm chí tắc ruột, nguy hiểm đến tính mạng. Mẹ hết sức lưu ý nhé! 

3.3. Mẹ thay đổi sữa liên tục

Bên cạnh nguồn sữa mẹ dồi dào dinh dưỡng, mẹ còn bổ sung sữa ngoài cho con để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, giúp con lớn nhanh lớn khỏe. Thế nhưng khi thấy con bị tiêu chảy, mẹ chắc mẩm là do sữa và thay đổi liên tục, điều này sẽ khiến con mất nhiều thời gian để làm quen sữa mới, thậm chí gây ra phản ứng trái chiều như con bỏ cữ, không muốn ti đó mẹ ạ. 

Sai lầm khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Mẹ đổi sữa liên tục làm con không thích ứng kịp

Đồng thời, việc đổi sữa thường xuyên cũng tạo áp lực lên hệ tiêu hóa của bé do bé chưa thích ứng kịp, gây ra những tổn thương ở dạ dày, đường ruột, tình trạng tiêu chảy cũng vì thế mà ngày càng nặng thêm. Chưa kể, việc không thể hấp thụ sữa mới dễ khiến con không đủ dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe sau khi đi ngoài nhiều lần. 

Vì vậy, mẹ hạn chế đổi sữa liên tục mà nên tìm hiểu nguyên nhân chính xác. Trong trường hợp con uống không quen, cần đổi sữa thì mẹ cũng tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp nhất. 

Sai lầm khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Mẹ cũng tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp nhất

3.4. Chữa bằng mẹo dân gian mà chưa có kiểm chứng

Lo ngại con còn quá bé, không thể dùng thuốc tây nên mẹ tra cứu mạng xã hội và áp dụng các biện pháp dân gian như: uống nước lá ổi, nước hồng xiêm giã nhuyễn,… Tuy nhiên, đây chỉ là mẹo dân gian được truyền miệng từ người này sang người khác, không có cơ sở khoa học và chứng thực rõ ràng. 

Sai lầm khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài
Chữa bằng mẹo dân gian mà chưa có kiểm chứng không an toàn mẹ ơi

Chưa kể hệ tiêu hóa bé sơ sinh non yếu hơn nhiều so với người lớn, mẹ chưa tìm hiểu kỹ đã cho con uống có thể khiến tình trạng xấu đi và để lại hậu quả nghiêm trọng. Tốt nhất, mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có cách xử trí phù hợp nhất. 

Với những chia sẻ trên chắc chắn mẹ đã biết được trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi không có tác dụng. Bên cạnh đó, mẹ cũng đã “nằm lòng” thêm nhiều cách để hỗ trợ con hết tiêu chảy, tạm biệt đi ngoài không kiểm soát và vô vàn lưu ý hữu ích. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về trẻ sơ sinh bị đi ngoài, mẹ ăn búp ổi mẹ đừng ngần ngại để lại mình luận để Góc của mẹ hỗ trợ mẹ tốt nhất nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi – Không có tác dụng đâu mẹ!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0