Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ bị cúm có tiêm phòng được không? Tùy triệu chứng mẹ ơi!

Bé đang bị cúm nhưng lại sắp đến đợt tiêm phòng, mẹ chưa có kinh nghiệm nên rất lo lắng, không biết trẻ bị cúm có tiêm phòng được không. Mẹ muốn tìm hiểu kỹ rồi mới đưa ra quyết định và có biện pháp chăm sóc bé phù hợp, giúp con luôn khỏe mạnh và tươi vui. Để mẹ đỡ mất công kiếm tìm, Góc của mẹ đã tổng hợp tất tần tật thông tin khoa học về vấn đề này ngay sau đây, mẹ tham khảo nhé! 

Trẻ bị cúm có tiêm phòng được không?
Bé đang bị cúm liệu có tiêm phòng được không mẹ nhỉ?

1. Bé đang bị cúm có được tiêm phòng hay không?

Bệnh cúm có nhiều triệu chứng như sốt, ho, đau đầu,… nhưng dễ nhận biết nhất là triệu chứng sốt. Theo đó, tuỳ thuộc vào việc bé sốt cao hay thấp mà mẹ cho bé tiêm phòng được hoặc cần phải hoãn tiêm. Cụ thể:

1.1. Bé sốt cao trên 37.5 độ C cần hoãn tiêm chủng

Theo BS.CKI Bạch Thị Chính (hiện đang là giám đốc Y khoa tại trung tâm tiêm chủng VNVC), trường hợp bé sốt cao, sốt cấp tính trên 37.5 độ C cần phải hoãn tiêm chủng. Ngoài ra, một số bé có tiền sử phản ứng, dị ứng với vắc xin cũng nên hoãn tiêm và theo dõi thường xuyên để xác định được thời gian tiêm phù hợp.

Trẻ bị cúm có tiêm phòng được không?
Cần hoãn tiêm chủng đối với bé sơ sinh sốt cao từ 37.5 độ C

Trước đó, quyết định số 2470/QĐ-BYT về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em, có hiệu lực từ ngày 14/6/2019 cũng đã quy định rõ rằng bé sơ sinh từ 1 tháng tuổi sẽ hoãn tiêm chủng nếu bé bị sốt ≥ 37.5 độ C. 

1.2. Bé sốt nhẹ dưới 37.5 độ C có thể tiêm chủng

Trong trường hợp bé bị cúm sốt nhẹ dưới 37.5 độ C vẫn có thể tiêm chủng theo lịch bình thường (Theo BS Nguyễn Hải Hà – trưởng đơn nguyên vắc xin tại bệnh viện Vinmec). Bên cạnh đó, nếu bé nhà mình có dấu hiệu cảm lạnh, chảy nước mũi hoặc ho nhẹ, mẹ nên cho bé gặp bác sĩ để chẩn đoán và tiến hành tiêm phòng theo lịch tiêm thông thường ở độ tuổi đó nhé.

Trẻ bị cúm có tiêm phòng được không?
Bé bị cúm nhưng sốt nhẹ dưới 37.5 độ C vẫn nên tiêm chủng theo lịch bình thường mẹ không nên quá lo lắng về trẻ bị cúm có tiêm phòng được không

Lưu ý: mẹ nhất định phải cho bé khám sàng lọc ở bệnh viện, cơ sở uy tín như Bệnh viện Nhi, bệnh viện Đa khoa,… để đảm bảo an toàn và chỉ cho con tiêm phòng khi được bác sĩ chỉ định thôi nhé.

2. Lý giải nguyên nhân bé bị cúm sốt cao không nên tiêm phòng

Giải thích cho mẹ hiểu rõ hơn vì sao bé bị cúm sốt cao không nên tiêm phòng, bởi khi nhiệt độ cơ thể con vượt mức 37,5 độ C, tiêm vắc xin vào bé dễ phản ứng lại, sốt cao và bệnh tình nghiêm trọng hơn đó ạ. 

Nguyên nhân bé bị cúm sốt cao không nên tiêm phòng
Vì sao bé cưng bị cúm, sốt cao không nên tiêm phòng mẹ nhỉ?

Ngoài ra, một số trường hợp bé sốt cao không chỉ do virus cúm hoành hành mà còn do các bệnh truyền nhiễm khác như cảm, sởi, viêm màng não, viêm gan,… Nếu mẹ cho bé tiêm ở những tình huống này thì khả năng cao bệnh sẽ chuyển nặng và ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của bé do thành phần kháng nguyên và hại khuẩn trong cơ thể tác động và kết hợp lẫn nhau. Chưa kể khi tiêm phòng xong, vì cơ thể bé đang có nhiều chuyển biến nên bác sĩ khó lòng phán đoán và đưa ra lời khuyên chữa bệnh cho bé chính xác nhất, nguy hiểm lắm mẹ ơi!

3. Bé bị cúm nhẹ sau tiêm phòng có đáng lo ngại không?

Hầu hết bé cưng bị cúm ở dạng nhẹ có biểu hiện phản ứng sau khi tiêm phòng. Điển hình như sưng đỏ nhẹ, đau nhức ở vị trí tiêm, chảy nước mũi, mỏi cơ, đôi khi còn bị buồn nôn, tiêu chảy,… Triệu chứng này ở bé thường tự khỏi sau 1 – 2 ngày, không kéo dài lâu và cũng không cần chăm sóc đặc biệt gì hết, mẹ không cần quá lo ngại đâu ạ.

Nguyên nhân bé bị cúm sốt cao không nên tiêm phòng
Sau khi tiêm phòng, bé có thể bị sưng đỏ nhẹ, đau nhức ở vị trí tiêm, chảy nước mũi,… nhưng sẽ tự khỏi trong 1 – 2 ngày

Mẹo nhỏ cho mẹ: Mặc dù tiêm phòng xong mẹ không cần thực hiện biện pháp chăm sóc đặc biệt gì nhưng để bé luôn khỏe mạnh và ít ốm vặt, mệt mỏi, mẹ vẫn nên diệt khuẩn tất cả đồ dùng cho con thật kỹ càng. Đồng thời, mẹ cũng giữ cho bé luôn sạch sẽ, tắm rửa và thay đồ đúng cách để đám hại khuẩn không dám lăm le tấn công con yêu. 

Gợi ý mẹ tham khảo hệ sản phẩm chăm sóc bé của Mamamy với khả năng khử khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm cực xịn, an toàn và nhẹ dịu với làn da non nớt của bé cưng nhờ thành phần thuần thực vật, nói không với phụ gia và chất bảo quản. Hệ sản phẩm bao gồm khăn ướt, khăn khô đa năng, xịt xử lý hăm, nước rửa bình sữa và rau củ, bọt tắm gội, nước giặt xả thiên nhiên,… với nhiều tính năng đáng nể, đảm bảo mẹ chăm bé toàn diện và nhàn tênh. 

Đang có siêu deal ưu đãi đến 60% cùng nhiều phần quà hấp dẫn, mẹ ghé ngay để tậu đồ xịn – giá cực yêu về dùng cho bé, con lớn nhanh và khỏe mạnh nhé!

4. Ngoài cúm ra, những trường hợp nào cần cho bé hoãn tiêm phòng?

Cúm khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bé sơ sinh nên mẹ phải cân nhắc kỹ trước khi cho bé tiêm chủng. Bên cạnh đó, nếu bé gặp 6 trường hợp sau đây, mẹ cũng cần hoãn tiêm phòng và đưa bé thăm khám bác sĩ để nắm được thời gian tiêm thích hợp, đảm bảo bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé.

Trường hợp bé cần hoãn tiêm phòng
Ngoài cúm ra, mẹ cũng cần lưu ý hoãn tiêm chủng cho bé trong 6 trường hợp sau

4.1. Trường hợp phổ biến, áp dụng cho mọi loại vacxin

Theo Thạc sĩ – Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu, ngoài cúm ra mẹ cần lưu ý hoãn tiêm chủng cho bé cưng nếu gặp phải một trong số các trường hợp sau đây:

  • Bé có phản ứng, dị ứng nghiêm trọng với một loại vắc xin trước đó
  • Bé mắc bệnh hen suyễn, bệnh phổi
  • Bé bị dị ứng trứng gà, trứng vịt các loại
  • Suy giảm miễn dịch, đang điều trị bằng hóa trị
  • Bé dương tính với HIV
  • Một hoặc nhiều người trong nhà như bố mẹ, ông bà, anh chị em,… đang bị cảm sốt.
Trường hợp bé cần hoãn tiêm phòng
Bé đang điều trị hóa trị, bị hen suyễn, dương tính với HIV cần hoãn tiêm chủng

Sở dĩ mẹ cần hoãn tiêm cho bé là vì khi mắc phải các căn bệnh trên, cơ thể bé rất yếu và khó tiếp thu bất cứ một hợp chất lạ nào. Nếu vẫn tiêm theo lịch bình thường thì nguy cơ ngộ độc thuốc, nôn ói và tiêu chảy là rất cao. Chưa kể một số chất trong vắc xin còn có khả năng tác động qua lại với virus, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của con yêu. Vì thế, tốt nhất mẹ hãy hoãn tiêm và liên hệ bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý thích hợp nhất.

4.2. Trường hợp hoãn tiêm phòng đối với vacxin riêng biệt

Bên cạnh các trường hợp hoãn tiêm phổ biến nêu trên, một số loại vắc xin riêng biệt sẽ có thêm yêu cầu hoãn hoặc không tiêm chủng. Mẹ theo dõi để nắm rõ, hạn chế tiêm nhầm, tiêm sai cách ảnh hưởng đến bé cưng nhé.

Trường hợp bé cần hoãn tiêm phòng
Trường hợp cần hoãn tiêm đối với 5 loại vắc xin phổ biến nhất hiện nay

1- Vắc xin phòng sởi

Vắc xin phòng sởi là loại vắc xin được bộ y tế khuyến cáo và đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo đó, bé sẽ được tiêm 2 liều, liều đầu tiên khi bé được khoảng 9 tháng tuổi và đến 18 tháng sẽ là lịch tiêm lần 2. Tuy nhiên, nếu gặp các trường hợp sau, mẹ cần hoãn hoặc ngưng, bỏ tiêm phòng loại vắc xin này cho bé. Cụ thể: 

  • Bé dễ bị bầm tím, khó cầm được máu
  • Bé mới được truyền máu 3 tháng trở lại đây
  • Bé mắc bệnh lao phổi
Trường hợp bé cần hoãn tiêm phòng
Bé sơ sinh bị lao phổi, cơ địa dễ bầm tím, khó cầm máu nên hoãn tiêm vắc xin phòng sởi

2- Vắc xin phòng bệnh lao

Bệnh lao là một căn bệnh nguy hiểm, do đó bộ y tế luôn khuyên nhủ mẹ bỉm cho bé sơ sinh tiêm vắc xin phòng loại bệnh này sớm ngay từ khi bé chào đời được 24h trở lên và trễ hơn khi bé được 1 tháng tuổi. Thế nhưng, bé gặp 2 vấn đề sau đây sẽ không được tiêm phòng vắc xin lao phổi:

Trường hợp bé cần hoãn tiêm phòng
Vắc xin phòng lao cần được xem xét kỹ trước khi tiêm cho bé bị lao hoặc dương tính khi xét nghiệm Mantoux

3- Tiêm phòng bại liệt

Mũi vắc xin tiếp theo mẹ cần quan tâm tiêm đầy đủ cho bé sơ sinh là vắc xin phòng bại liệt và lưu ý chỉ tiêm khi tình trạng sức khỏe của bé tốt. Hãy hoãn tiêm khi tới lịch nếu bé gặp các vấn đề sau mẹ nhé!

  • Bé đang bị ốm, thở khò khè và hay ho
  • Bé vừa mới khỏi ốm, cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn
Trường hợp bé cần hoãn tiêm phòng
Con mới ốm dậy, thở khò khè, ho và mệt mỏi mẹ khoan hẵng tiêm phòng bại liệt cho con nhé

4- Vacxin phòng bệnh viêm gan B

Sau khi bé chào đời được 24h, nếu sức khỏe ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành cho bé tiêm mũi vắc xin phòng bệnh viêm gan B đầu tiên. Ngược lại, bé sơ sinh có những triệu chứng sau sẽ cần được theo dõi thêm và hoãn tiêm cho đến khi đạt đủ điều kiện tiêm chủng:

  • Bé bị suy nhược cơ thể: da tái nhợt, người xanh xao
  • Dị tật bẩm sinh
  • Bé không thể bú sữa mẹ được
  • Cơ thể ốm yếu, hay ốm vặt
Trường hợp bé cần hoãn tiêm phòng
Vắc xin viêm gan B chưa nên tiêm vội, cần theo dõi thêm với bé cơ cơ thể suy nhược, xanh xao

5- Tiêm phòng 5in1

Vắc xin 5in1 được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam từ năm 2018. Đối với loại vắc xin này, những bé có triệu chứng co giật sẽ cần hoãn lại và chỉ tiêm khi sức khỏe bé ổn định trở lại. Cụ thể các trường hợp hoãn tiêm chủng là:

  • Bé có vấn đề về thần kinh
  • Động kinh không kiểm soát
  • Có tiền sử sốt co giật
  • Đã từng lên cơn co giật khi tiêm liều vắc xin trước đó.
Trường hợp bé cần hoãn tiêm phòng
Tiêm phòng 5in1 và các trường hợp mẹ cần lưu ý hoãn tiêm chủng

Để chắc chắn rằng bé có được tiêm không hay cần hoãn lại, mẹ nên liên hệ bác sĩ có chuyên môn để được hướng dẫn chi tiết. Bởi có những dấu hiệu nhỏ ở bé mà mẹ khó nhìn thấy bằng mắt thường, nếu mẹ cứ nhất định cho con tiêm, tỷ lệ ngộ độc thuốc và suy nhược cơ thể rất cao. Ngược lại, mẹ cũng không nên quá lo lắng mà hoãn tiêm cho con dài hạn, bởi tiêm chủng cần thiết giúp bé có sức đề kháng và hệ miễn dịch vững chắc. Đừng vì thấy con khóc, không hợp tác mà “trốn” tiêm mãi sẽ làm bé bị chậm phát triển và yếu đuối so với bạn bè đồng trang lứa đó ạ.

5. Giải đáp 3 quan niệm sai lầm về tiêm phòng khi bé bị cúm cho mẹ bỉm

Mẹ rất thương con, mỗi lần con đi tiêm về ho rồi chảy mũi mẹ xót lắm. Đã vậy con lại đang bị cúm nữa, mẹ chẳng yên tâm chút nào. Thấu hiểu tâm tư của mẹ lo ngại bé bị mệt nên thường lùi lịch tiêm chủng lại, nhưng như vậy chưa hẳn là tốt cho bé đâu ạ. Mẹ tham khảo những quan niệm sai lầm sau để rút kinh nghiệm và có hướng cho bé tiêm phòng đầy đủ, thích hợp nhất nhé!

Sai lầm về tiêm phòng khi bé bị cúm
Giải đáp 3 quan niệm sai lầm về tiêm phòng cho bé khi bị cúm mẹ bỉm nên nắm rõ

1- Tiêm phòng làm bé bị cúm nặng hơn

Đây là quan niệm rất phổ biến, được nhiều mẹ bỉm truyền tai nhau. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng và chưa được chứng minh bởi bất kỳ nghiên cứu khoa học nào mẹ ơi. Trên thực tế, mũi tiêm phòng không hề khiến các triệu chứng cúm của con nặng hơn. Mặc dù vắc xin có thể gây ra một số phản ứng phụ ở mức độ nhẹ như sốt, đau người, sưng đỏ ở vị trí tiêm. 

Thế nhưng vắc xin đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và phải trải qua nhiều kiểm nghiệm khắt khe mới được sử dụng để tiêm cho bé sơ sinh nên rất an toàn và không hề tác động gì đến bệnh cúm của bé đâu mẹ nhé!

Sai lầm về tiêm phòng khi bé bị cúm
Tiêm phòng không hề làm bé bị cúm nặng hơn

2- Bé bị cúm, dù nhẹ hay nặng cũng cần hoãn tiêm phòng

Như Góc của mẹ chia sẻ ở trên, không phải cứ thấy bé bị cúm là mẹ hoãn tiêm ngay mà còn phụ thuộc vào triệu chứng bệnh nặng hay nhẹ nữa ạ. 

  • Bé bị cúm nặng: Mẹ đưa bé đi gặp bác sĩ để khám sàng lọc xem con có tiêm được không hay cần phải dời lịch lại. 
  • Bé bị cúm nhẹ: Bé có triệu chứng cúm ở thể nhẹ vẫn tiêm chủng bình thường được. Vắc xin về cơ bản rất an toàn, hệ miễn dịch của bé có thể cùng lúc xử lý được hợp chất trong vắc xin vừa chống chọi lại các triệu chứng cúm nhẹ. Mẹ yên tâm nhé.
Sai lầm về tiêm phòng khi bé bị cúm
Tùy triệu chứng bệnh cúm của con nặng hay nhẹ mà mẹ có phương hướng xử lý phù hợp

3- Không được tiêm phòng nếu bé bị dị ứng

Không phải đâu mẹ ạ, còn tùy xem bé bị dị ứng nặng hay nhẹ nữa. Theo đó, nếu mẹ thấy con bị phát ban nhẹ khi ăn trứng vẫn tiêm chủng bình thường được. Ngược lại, bé có phản ứng mạnh hơn như nôn ói, tiêu chảy, cơ thể mất sức thì tốt hơn hết, mẹ cho bé thăm khám bác sĩ để được giám sát y tế chặt chẽ và hướng dẫn thời điểm tiêm phòng thích hợp. Mẹ đừng vội vàng quá mà ngưng tiêm luôn làm giảm cơ hội tăng cường sức đề kháng của con yêu đó ạ. 

Sai lầm về tiêm phòng khi bé bị cúm
Tùy thuộc bé bị dị ứng nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ sàng lọc và chỉ định cho bé tiêm hoặc ngừng tiêm mẹ nhé

Như vậy mẹ đã nắm rõ trẻ bị cúm có tiêm phòng được không rồi. Câu trả lời là tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bé mẹ nhé. Sau khi tiêm vắc xin, bé sẽ gặp một số phản ứng phụ nhưng nhìn chung sẽ hết trong 1 – 2 ngày, mẹ không cần lo lắng và chăm sóc bé như bình thường để con mau lành và lớn khỏe toàn diện. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ bị cúm có tiêm phòng được không? Tùy triệu chứng mẹ ơi!”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0