Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bật mí cách chữa trị rôm say tại nhà cho bé nhanh nhất

Rôm sảy là một hiện tượng rất phổ biên ở trẻ em trong mùa hè. Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng nực, trẻ tiết ra nhiều mô hôi hông thoát ra đươc hết và ứ đọng trong ông tuyến bã. Chất nhờn bịt kín đã khiến cho da nổi nhiêu nốt đỏ và mọc thành từng đám dày đặc gây nên bệnh rôm sảy. Một trong những phương thuốc lành tính để điều trị rôm sảy tắm bằng lá. Vậy trẻ bị rôm sảy đặc biệt là trẻ sơ sinh bị rôm sảy nên tắm lá gì? Mẹ hãy theo dòi bài viết dưới đây nhé.

Mẹ tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy mẹ hãy xử lý ngay

1. Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy

Rôm sảy thường xuất hiện ở những vị trí như cổ, ngực, lưng của trẻ với các biểu hiện như nổi mụn nước dưới da, những nốt mẩn đỏ này thường gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Thông thường rôm sảy sẽ tự khỏi những có một số trường hợp nặng do trẻ gãi ngứa khiến vết thương nhiễm trùng lâu lành và tổn thương đến làn da của trẻ.

Thông thường rôm sảy sẽ tự khỏi những có một số trường hợp nặng do trẻ gãi ngứa khiến vết thương nhiễm trùng lâu lành và tổn thương đến làn da của trẻ.
Thông thường rôm sảy sẽ tự khỏi những có một số trường hợp nặng do trẻ gãi ngứa khiến vết thương nhiễm trùng lâu lành và tổn thương đến làn da của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy do tắc nghẽn các ống dẫn mồ hôi. Điều này xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:

1.1.Ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành

 Điều này khiến cho mồ hôi khó thoát được ra ngoài, dẫn đến tích tụ dưới da, ống bài tiết dễ bị bụi bít kín khiến làn da bé nổi rôm sảy. Hơn thế nữa, thời tiết nắng gắt và nóng bức cũng khiến cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết, gây ứ đọng, bít tắc tuyến mồ hôi.

1.2.Mặc quá nhiều quần áo

Nếu mẹ cho trẻ mặc quần áo không thấm hút mồ hôi, quấn chăn bông thường xuyên hoặc mặc tã cho con quá chật nhất là khi vào mùa hè thì cũng dễ làm bít tắc mồ hôi gây rôm sảy.

1.3.Bé bị sốt

Bé bị sốt sẽ khiến nhiệt độ cơ thể nóng lên, làm tăng tiết mồ hôi giúp cơ thể giải nhiệt và gây ra tình trạng rôm sảy.

1.4.Do sản phẩm tắm gội

Sản phẩm tắm gội không phù hợp cho làn da trẻ cũng là nguyên nhân chính yếu khiến da bé bị kích ứng, gây nổi rôm sảy.

1.5.Bột giặt và nước xả vải có nhiều hóa chất kích ứng mạnh

Nhiều sản phẩm giặt tuy được bày bán trên thị trường nhưng vẫn có thể chứa một số thành phần gây hại cho làn da bé như hóa chất tạo mùi hương nhân tạo, hóa chất tẩy rửa, chất bảo quản,… Bé khi mặc quần áo được giặt bằng những thành phần này dễ khiến làn da bị mẫn cảm, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.

Ngoài ra, trẻ bị rôm sảy còn xảy ra trong trường hợp trẻ bị sốt cao gây tắc nghẽn các ống tuyến mồ hôi, do cơ thể trẻ vận động với cường độ cao, do khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta, hoặc do những tác nhân như vi khuẩn trú ngụ ngoài da gây tắc tuyến mồ hôi.

2. Biểu hiện của trẻ bi rôm sảy theo từng loại

2.1.Rôm dạng tinh thể

loại rôm sảy này không có viêm, các mụn nước rất nông ở lớp sừng, thường xảy ra do sốt cao và khi khỏi bệnh để lại mảng da bong mỏng, không để lại sẹo.

2.2.Rôm đỏ

hay xuất hiện ở thân mình, lưng , vùng quần áo cọ xát vào da. Thương tổn là các sẩn màu đỏ, thành các đám dày, có khi chiếm hết cả diện tích lưng, ngực. Loại này gây khó chịu cho trẻ với cảm giác bứt rứt, ngứa ngáy. Thể rôm đỏ hay gây biến chứng bội nhiễm hơn cả.

2.3.Rôm sâu

thường xảy ra khi rôm sảy đỏ bị đi bị lại nhiều lần. Thương tổn là các sẩn 1-3mm, màu nhạt, cứng thường ở thân mình, nhưng cũng có thể gặp ở chân tay và không có ngứa hay cảm giác châm chích khó chịu như ở thể rôm đỏ. Rôm sâu có nguy cơ gây tổn hại vĩnh viễn tuyến mồ hôi.

Thông thường rôm sảy không phải là những vấn đề nghiêm trọng đối với trẻ. Nhưng nó cho thấy cơ thể trẻ đang bị nóng quá và thường khuyến trẻ bị ngứa ngáy khó chịu. Cha mẹ cần phải có những biện pháp can thiệp để tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

3. Mẹ cần làm gì khi trẻ bị rôm sảy?

Ngoài những cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian, mẹ cũng có thể áp dụng những cách chữa tại nhà dưới đây để bé tránh ngứa ngáy, kháng khuẩn, giảm viêm.

3.1.Làm mát da cho bé

Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ hãy tắm bằng nước ấm cho bé mỗi ngày để làm mát da bé
Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ hãy tắm bằng nước ấm cho bé mỗi ngày để làm mát da bé

Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ hãy tắm bằng nước ấm cho bé mỗi ngày để làm mát da bé, sử dụng máy lọc không khí hoặc quạt khi trời nóng oi bức hoặc bỏ đá vào túi chườm để chườm mát da bé.

3.2.Thoa kem trị rôm sảy

Mẹ hãy thoa kem cho bé theo chỉ định từ bác sĩ để làm dịu ngứa cũng như giảm bớt tình trạng rôm sảy của bé.

Thoa kem cho bé theo chỉ định từ bác sĩ để làm dịu ngứa cũng như giảm bớt tình trạng rôm sảy của bé.
Thoa kem cho bé theo chỉ định từ bác sĩ để làm dịu ngứa cũng như giảm bớt tình trạng rôm sảy của bé.

3.3.Sử dụng sản phẩm tắm dịu nhẹ cho da bé

Mẹ hãy chọn bộ sản phẩm tắm gội dành riêng cho da nhạy cảm của bé để bệnh rôm sảy không trở nên trầm trọng hơn.

3.4.Chọn kỹ lưỡng nước xả vải và nước giặt quần áo cho bé

Mẹ hãy chọn những sản phẩm tẩy rửa gia dụng, trong đó có nước giặt quần áo của bé với thành phần đúng chuẩn gốc thực vật an toàn và lành tính cho da bé.
Mẹ hãy chọn những sản phẩm tẩy rửa gia dụng, trong đó có nước giặt quần áo của bé với thành phần đúng chuẩn gốc thực vật an toàn và lành tính cho da bé.

Mẹ hãy chọn những sản phẩm tẩy rửa gia dụng, trong đó có nước giặt quần áo của bé với thành phần đúng chuẩn gốc thực vật an toàn và lành tính cho da bé. Những sản phẩm này chủ yếu có chứa những chiết xuất từ tự nhiên như cây, cỏ, hoa, lá, trái cây… và không có hóa chất tẩy độc hại. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, và được cơ quan uy tín chứng nhận về độ an toàn khi sử dụng.

4. Trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì?

Bên cạnh thực hiện đúng theo chỉ định từ bác sĩ nhi khoa hay bác sĩ da liễu để chữa bệnh cho con. Mẹ có thể thực hiện cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh bằng các phương pháp từ dân gian có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn dưới đây.

Chữa rôm sảy cho bé tận gốc để con không khó chịu

4.1.Lá trà xanh cho trẻ bị rôm sảy

Mẹ rửa sạch lá trà xanh tươi rồi cho vào nồi nước đun.
Mẹ rửa sạch lá trà xanh tươi rồi cho vào nồi nước đun.

Mẹ rửa sạch lá trà xanh tươi rồi cho vào nồi nước đun. Sau đó, mẹ dùng nước trà này pha với nước tắm của bé để kháng khuẩn da.

4.2.Mướp đắng tốt cho da trẻ bị rôm sảy

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng mướp đắng được rất nhiều người áp dụng.
Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng mướp đắng được rất nhiều người áp dụng.

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng mướp đắng được rất nhiều người áp dụng. Mẹ giã hoặc xay nhỏ trái mướp đắng rồi cho nước lọc vào và lọc lấy nước mướp đắng nguyên chất. Sau đó, mẹ hòa hỗn hợp này vào nước và tắm cho trẻ.

4.3.Lá kinh giới

Mẹ rửa sạch lá kinh giới rồi cho vào nồi nước đun sôi và pha nước tắm cho bé hàng ngày để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh.

4.4.Lá khế tốt cho trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh từ phương pháp dân gian này khá hiệu quả
Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh từ phương pháp dân gian này khá hiệu quả

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh từ phương pháp dân gian này khá hiệu quả. Mẹ lấy một nắm lá khế, tách bỏ các phần thừa của lá rồi đem rửa sạch và cho vào nồi đun sôi cùng một ít muối. Sau khi đun sôi khoảng 5 phút thì mẹ bỏ bã và chắt nước ra chậu lớn. Pha cùng với nước lạnh sao cho nước đủ ấm để tắm cho bé.

4.5.Lá tía tô

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh từ lá tía tô cũng được nhiều người áp dụng do thành phần dễ tìm.
Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh từ lá tía tô cũng được nhiều người áp dụng do thành phần dễ tìm.

Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh từ lá tía tô cũng được nhiều người áp dụng do thành phần dễ tìm. Mẹ lấy lá tía tô rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt rồi chấm lên da bé bị rôm sảy. Mẹ để hỗn hợp trong khoảng 10-15 phút và tắm lại người cho bé bằng nước ấm.

Trước khi thực hiện cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng lá tắm, mẹ nên thử các loại lá này trên da của trẻ trước để kiểm tra những phản ứng dị ứng. Nếu sau vài giờ, vùng da được thử lá tắm không thấy dị ứng, nổi đỏ thì mẹ có thể sử dụng cho con.

Nếu sau thời gian trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh tại nhà mà không khỏi. Nếu bé bị sốt, mẹ cần nên đưa bé đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chữa trị đúng cách

Con yêu luôn là điều quý giá nhất đối với các bậc cha mẹ nên chỉ một vết xước trên da con cũng đủ để khiến mẹ cảm thấy lo lắng. Trong thời tiết nắng gắt như ở Việt Nam, mẹ hãy luôn tìm cách làm mát da của con để hạn chế tình trạng tắc nghẽn ống dẫn mồ hôi khiến bé bị rôm sảy nhiều nhất có thể nhé.

Xem thêm: Trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh với 8 cách thời “ông bà anh”

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bật mí cách chữa trị rôm say tại nhà cho bé nhanh nhất”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0