Thấy bé sốt lâu do cúm A, mẹ rất lo lắng sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Để tránh chủ quan gây ra các biến chứng nặng, mẹ muốn tìm hiểu trẻ bị cúm A sốt bao lâu, đồng thời có biện pháp xử thích hợp nếu đã nhiều ngày mà bé vẫn sốt cao. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ “tần tận tật” thắc mắc cho mẹ về trẻ bị cúm A thường sốt mấy ngày, giúp mẹ tránh được những sai lầm khi chăm sóc bé bị cúm A, đảm bảo an toàn cho con yêu nhé!
Mục lục
1. Trẻ bị cúm A sốt bao lâu thì khỏi?
Mẹ muốn biết cúm A sốt mấy ngày để có biện pháp chăm sóc con phù hợp, tránh thiếu hiểu biết gây ảnh hưởng xấu đến con. Tuy nhiên, rất khó có đáp án chính xác cho câu hỏi này mẹ ạ. Bởi, thời gian diễn ra những cơn sốt cúm A còn phụ thuộc và sức đề kháng, hệ miễn dịch, nồng độ virus trong cơ thể và mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng ở bé. Tuy nhiên, theo nguyên cứu tại Penn Medicine, nhìn chung thời gian sốt ở bé cúm A sẽ diễn ra như sau:
- Đối với bé khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt ít sổ mũi, sụt sịt sẽ có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự xâm lấn của vi khuẩn nên thường chỉ sốt cao trong vòng 2 – 3 ngày rồi ngừng sốt.
- Ngược lại, sốt do cúm A có thế kéo dài trong 5 – 7 ngày với bé có thể trạng đề kháng yếu như thấp còi hơn bạn cùng trang lứa, suy dinh dưỡng, hay ốm vặt, biếng ăn,…
Ở những ngày đầu tiên bắt đầu khởi phát các triệu chứng cúm A, bé sẽ sốt rất cao, sau đó hạ dần và khỏi hẳn ở khoảng ngày thứ 4 – 7.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy, mặc dù bé sẽ hết sốt trong khoảng 1 tuần nhưng các triệu chứng khác sẽ có thể kéo dài hơn, chẳng hạn:
- Bé có thể bị nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài 1 – 2 tuần
- Bị ho trong 2 – 3 tuần.
- Cảm thấy mệt mỏi cho đến tuần thứ 4.
Với những bé đề kháng tốt, được chăm sóc đúng cách, bệnh cúm A sẽ nhanh khỏi, bé cũng phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch của bé còn non yếu, có các bệnh nền như hen suyễn, phổi mạn, tim mạch, thần kinh,… hoặc không được chăm sóc tốt trong thời gian mắc bệnh, tình trạng sốt do cúm A ở bé sẽ nghiêm trọng và kéo dài hơn.
Từ những điều trên mẹ dễ nhận ra một điều rằng, không chỉ sức đề kháng mà cả sự chăm sóc của mẹ cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với thời gian phục hồi của bé. Thế nên, trong thời gian bé bị cúm A, mẹ cần chăm sóc bé đúng cách, tránh chủ quan, không tìm hiểu kỹ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mẹ lưu ý tránh ngay những sai lầm dưới đây nhé!
2. 6 sai lầm khi chăm sóc bé bị cúm A làm kéo dài thời gian sốt
Trẻ bị cúm a sốt bao lâu mẹ đã rõ rồi đúng không ạ. Khi bé mắc cúm A, sự chăm sóc đúng cách của mẹ như “chiếc phao” giúp bé mau khỏi bệnh. Tuy nhiên, khi thấy con sốt, mẹ xót con nên lo lắng, hoảng hốt, điều này đôi khi khiến mẹ vô tình mắc phải những sai lầm sau:
2.1. Không cho bé uống thuốc hạ sốt
Mẹ sợ cho bé uống thuốc hạ sốt nguy hiểm, cũng chủ quan không hỏi ý kiến bác sĩ nên con không được hạ sốt kịp thời dẫn đến thân nhiệt tăng cao. Theo TS.BS Phan Thị Thanh Bình, bé bị sốt từ 39 trở lên cần được hạ sốt kịp thời, nếu kéo dài thời gian, bé có thể sốt lên đến 40 – 41 độ dẫn đến co giật, cơ thể mất nước, giảm thể tích tuần hoàn, nặng hơn có thể gây sốc đó ạ. Vì thế, mẹ nên hạ sốt cho bé khi con vừa bắt đầu có dấu hiệu sốt mẹ nha.
Mẹ nào chưa có kinh nghiệm cho bé uống thuốc hạ sốt sợ cho con uống sai, mẹ tham khảo theo cách làm dưới đây nhé:
Mẹ chọn một số loại không kê đơn dành cho trẻ em, phù hợp với độ tuổi và cân nặng của bé. Chẳng hạn, như acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen, 2 loại thuốc thường được dùng để hạ sốt và giảm đau nhức cơ thể cho bé.
1- Với Acetaminophen
Mẹ cho bé dùng tối đa 2 lần/ngày, cụ thể như sau:
- Bé 6 – 36 tháng tuổi, mỗi lần uống 80mg, cách liều dùng tối thiểu 6 tiếng
- Bé 3 – 6 tuổi, 120mg/lần, cách liều dùng tối thiểu 6 tiếng
- Bé 6 – 12 tuổi, 325mg/lần, cách liều dùng tối thiểu 6 tiếng
- Bé trên 12 tuổi, 650mg/lần, cách liều dùng tối thiểu 4 – 6 tiếng.
2- Với Ibuprofen
Mẹ nên dùng dạng lỏng cho bé từ 3 tháng – 12 tuổi để bé dễ uống hơn, mỗi liều dùng cần cách nhau 6 tiếng mẹ nha. Cụ thể:
- Bé từ 3 – 11 tháng tuổi: 2,5ml/lần
- Bé 1 – 3 tuổi: 5ml/lần
- Bé 4 – 6 tuổi: 7,5ml/lần
- Bé 7 – 9 tuổi: 10ml/lần
- Bé 10 – 12 tuổi: 15ml/ lần
- Bé 12 – 17 tuổi: 20ml hoặc 200mg/lần đối với dạng viên.
Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không nên dùng Aspirin để hạ sốt cho bé. Dùng aspirin đối với bé đang nhiễm virus khiến nồng độ aspirin hay các dẫn chất có gốc salicylat trong máu tăng dẫn đến hội chứng Reye – rất nguy hiểm với bé cưng đó ạ. Để đảm bảo an toàn tối ưu nhất, mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống thuốc nha.
2.2. Không thực hiện hạ thân nhiệt cho bé
Thấy bé sốt, theo tâm lý mẹ thường lo bé bị ớn lạnh, co giật mà quên mất điều cần làm ngay lúc này là hạ thân nhiệt cho bé. đừng thấy bé than lạnh mà ủ ấm mẹ nhé, sẽ khiến nhiệt độ tăng cao, cơ thể bé sẽ tự làm mát bằng cách tăng tiết mồ hôi, tăng tiết máu dưới da gây ra các triệu chứng như rét run, sốc co giật. Mẹ thực hiện hạ thân nhiệt giúp các bộ phận trong cơ thể hoạt động bình thường, bé sẽ đỡ mệt mỏi và ăn ngon miệng hơn đó ạ.
Tuy nhiên, hạ thân nhiệt cho bé như thế nào là đúng và an toàn? Mẹ làm theo cách dưới đây nhé:
- Mẹ cho bé mặc quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ để nhiệt độ thoát ra ngoài dễ dàng hơn, nhưng đừng cởi hết hoàn toàn rất dễ khiến bé bị rùng mình và nhiễm lạnh. Không nên đắp quá nhiều mền, khăn hay mang vớ vì sẽ làm hạn chế khả năng thoát nhiệt, khiến cơ thể nóng vượt mức dẫn đến co giật đó ạ.
- Tuyệt đối không nên hạ thân nhiệt cho bé bằng nước lạnh mẹ nhé. Việc này chỉ giúp mẹ cảm thấy cơ thể bé mát hơn nhưng thật ra nhiệt độ trong cơ thể lại không giảm mà còn khiến khí lạnh ngấm ngược vào ngược vào người, bé bị ốm nặng hơn đó ạ. Mẹ nên lau người hoặc tắm cho bé bằng nước ấm giúp mạch máu giãn nở giúp bé dễ chịu, cơ thể mát và hạ nhiệt nhanh chóng.
- Dùng điều hòa, quạt hay máy tạo độ ẩm không khí để duy trì nhiệt độ ổn định từ 18 – 20 độ C cho phòng thoáng mát, giúp bé thoải mái, cơ thể thư giãn hơn.
2.3. Để cơ thể bé thiếu nước và chất điện giải
Mẹ chủ quan, không nghĩ rằng những cơn sốt sẽ khiến cơ thể bé đổ mồ hôi nhiều, nên không bổ sung nước và chất điện giải cho bé, khiến bé gặp những biến chứng do mất nước gây ra như môi, da khô, ngủ li bì, đi tiểu khó khăn, táo bón,… Để tránh cơ thể bé bị thiếu nước và chất điện giải, mẹ lưu ý bổ sung nước thường xuyên cho bé theo cách dưới đây nhé:
- Mẹ cho bé uống Oresol, Pocari Sweat,… để bổ sung chất điện giải nhanh chóng như sau: mỗi lần uống 50ml đối với bé dưới 2 tuổi, bé 2 – 6 tuổi uống 100ml, bé 6 – 10 tuổi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 150ml . Với các bé trên 10 tuổi, mẹ cho bé uống mỗi lần 2 – 3 ngụm tùy nhu cầu của bé, cách 10 phút uống 1 lần cho đến khi hết khát.
- Trong trường hợp bé còn nhỏ (0 -12 tháng tuổi), chưa biết đòi uống nước hoặc không uống được các loại nước bổ sung điện giải, mẹ tăng cường các cữ bú cho bé liên (bổ sung thêm tối thiểu 1 – 2 cữ đến khi con ti đủ tối thiểu 80% lượng sữa cần thiết mỗi ngày) để tránh mất nước.
- Tăng cường nước đun sôi để nguội, nước chanh, nước trái cây,… cách 30 phút – 1 tiếng cho bé uống 1 lần, mỗi lần 2 – 3 ngụm, kể cả khi bé không khát nhằm cung cấp vitamin có lợi và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Mặt khác, những loại nước này thường dễ uống, bé sẽ uống rất ngon miệng mẹ ơi.
- Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như sữa, cháo, súp, nui, bún, phở,… giúp bù và giữ nước cho cơ thể bé.
2.4. Tiếp tục cho con đến trường mà không nghỉ ngơi
Thấy bé sốt nhẹ, mẹ nghĩ rằng cho bé đi học vui chơi với bạn bè sẽ giúp bé toát mồ hôi, thư giãn và mau hết sốt hơn. Nhưng không mẹ ơi, bé đang mệt mà phải đi học, suy nghĩ nhiều sẽ khiến bé dễ mất nước và kiệt sức hơn đó ạ. Trong thời gian sốt, mẹ nên cho bé nghỉ học cho đến khi khỏi hẳn, đảm bảo con ngủ đủ giấc mỗi đêm và nghỉ ngơi nhiều hơn vào ban ngày. Kể cả bé đang sốt do cúm A hay do nguyên nhân khác thì mẹ cũng để bé nghỉ ngơi, tránh cho bé đi học và hỏi ý kiến bác sĩ để chăm sóc bé.
Khi bé đã khỏe hơn, mẹ để bé nghỉ ngơi theo mong muốn, không cần ép bé ngủ, đồng thời cho bé vui chơi nhẹ nhàng giúp tinh thần thoải mái và có nhiều năng lượng tích cực.
2.5. Không chú trọng việc vệ sinh cho bé
Thấy bé ngủ dậy sau sốt, mẹ chỉ lo lắng kịp giờ uống thuốc và để bé tiếp tục nghỉ ngơi mà vô tình bỏ qua hoặc thực hiện sơ sài các bước vệ sinh cho bé. Nhưng virus cúm A thường bám trụ trong đường hô hấp trước khi gây bệnh, nếu không vệ sinh kỹ lưỡng chúng sẽ nhân cơ hội đó xâm nhập và tấn công bé đó ạ. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên:
- Vệ sinh răng miệng và họng cho bé mỗi ngày bằng băng gạc rơ lưỡi hoặc cọ xát nhẹ nhàng răng với khăn ướt sạch với bé từ 0 – 12 tháng tuổi. Với bé từ 1 – 2 tuổi trở lên, mẹ cho bé đánh răng bằng nước hoặc kem đánh răng chuyên dụng. Mẹ tham khảo thêm bài Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và Hướng dẫn cách vệ sinh răng cho bé chuẩn khoa học để thực hiện vệ sinh cho bé đúng cách nhé.
- Lau người ít nhất 2 ngày/lần bằng nước ấm giúp đào thải chất độc thông qua da, thư giãn, giảm đờm ở cổ họng và loại bỏ được cảm giác khó chịu ở mũi giúp bé dễ thở hơn.
Bên cạnh vê sinh răng miệng, cổ họng mẹ cũng nên tắm rửa cho bé mỗi ngày với loại sữa tắm gội phù hợp để diệt sạch vi khuẩn bám trên người, đảm bảo chúng không xâm nhập, tấn công bé được. Gợi ý mẹ dùng Bọt tắm gội thiên nhiên Mamamy giúp làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn trên da bé cực tốt, giữ làn da bé luôn sạch sẽ, thơm tho dù đang ốm sốt. Mẹ không sợ bé bị kích ứng, mẩn ngứa hay khô da nữa rồi.
Mamamy hiện đang deal mua combo 2 dầu tắm gội tặng set tắm gội siêu hời luôn ạ. Mé ghé gian hàng Mamamy “tậu” ngay về chăm sóc bé cưng vừa an toàn, vừa tiết kiệm mẹ ơi!
2.6. Bỏ quên việc tăng cường chế độ dinh dưỡng
Mẹ chỉ chăm chút cho bé uống thuốc mà quên mất tăng cường dinh dưỡng, gây thiếu chất, dẫn đến sức đề kháng kém ở bé. Bé không có sức lực để chống lại cúm A, tình trạng sốt lâu và kéo dài. Trong thời gian bé sốt, ngoài uống thuốc đúng cách, đúng liều, đúng cữ, mẹ cũng cần bổ sung dinh dưỡng, giúp bé tăng đề kháng chống lại virus. Mẹ tham khảo cách làm khoa học dưới đây:
- Khi bé sốt thường hay mệt mỏi và chán ăn, mẹ nên cho bé ăn thức ăn lỏng như cháo, súp, phở…. nấu với thịt gà, thịt bò, thịt heo giúp bé dễ ăn, tiêu hóa tốt và bổ sung được chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho bé trong mỗi bữa ăn như protein (cá, trứng, sữa, thịt bò,…), tinh bột (khoai tây, khoang lang, yến mạch, ngũ cốc,…), vitamin (sữa chua, nấm, các loại hải sản có vỏ,….)
- Mẹ cũng nên cho bé uống nước đầy đủ, kể cả khi bé không khát để tránh mất nước và giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể tốt hơn.
3. Mẹ phải làm gì khi bé bị cúm A sốt hơn 1 tuần không giảm?
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai (Hà Nội) – TS.BS Phan Thị Thanh Bình cho rằng: Khi bé bị sốt cao hơn 1 tuần không hạ, mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng xử lý kịp thời. Bởi bé sốt cao liên tục rất dễ dẫn đến những biến chứng như co giật, hôn mê, li thì,… Nếu không được can thiệp đúng cách và kịp thời rất dễ nguy hiểm đến tính mạng, nhất là những bé mắc bệnh mãn tính hoặc có sức khỏe kém.
Thế nên, để đảm bảo an toàn và tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này, khi thấy bé sốt cao liên tục không hạ từ 5 – 7 ngày trở lên, mẹ cần đưa bé đến cơ y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp được vấn đề trẻ bị cúm A sốt bao lâu rồi. Thời gian sốt của bé phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức đề kháng, virus trong cơ thể và cả sự chăm sóc của mẹ. Vì thế, để giúp bé cưng phục hồi bệnh nhanh chóng, mẹ cần tránh mắc những sai lầm trên và thực hiện chăm bé đúng cách để con mau hồi phục, ăn ngon ngủ ngon trở lại nhé. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác về trẻ bị cúm a sốt mấy ngày, mẹ để ngay bình luận phía bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp “tất tần tật” mọi thắc mắc cho mẹ.