Bé đã hoặc đang bị cúm A, mẹ rất lo sợ sau khi bé khỏi sẽ có nguy có tái nhiễm lại nên muốn tìm hiểu trẻ bị cúm A rồi có bị lại không, có sinh kháng thể không, để có cách chăm sóc con trong và sau khi khỏi bệnh phù hợp nhất. Hiểu được nỗi lo lắng đó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp “tần tần tật” mọi thắc mắc và hướng dẫn mẹ cách chăm sóc, phòng ngừa đúng để giữ gìn sức khỏe cho bé, tránh trường hợp con mắc lại cúm A nhé!
Mục lục
1. Trẻ bị cúm A rồi có thể bị nhiễm trở lại
Câu trả lời là có mẹ nhé. Nghiên cứu của Matthew, chuyên gia khoa học đang công tác tại Viện quốc gia về Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm ở Hoa Kỳ đã chứng minh, dù được chữa khỏi nhưng khả năng miễn dịch của bé đã trở nên kém đi do sự xâm nhập của virus trước đó. Mà đối với các chủng virus nói chung và cúm A nói riêng, chúng có khả năng thích nghi và thay đổi hình dạng rất nhanh, ẩn náu, sinh sôi trở lại ở một nơi nào đó trong cơ thể.
Chỉ cần bé tiếp xúc với nguồn lây (nước bọt của người nhiễm bệnh, đồ vật có virus,…) cộng với hệ miễn dịch yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chúng dễ dàng xâm nhập, biến thành chủng virus mới khiến bé tái nhiễm trở lại.
Không những thế, nghiên cứu khác của bác sĩ A L Frank cũng đã cho biết, cúm A hoàn toàn có khả năng gây bệnh trở lại ở trẻ với:
- Tỷ lệ tái nhiễm: 26%
- Đối tượng có nguy cơ tái nhiễm cao: Trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 2 tuổi và trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng cúm.
Với sự biến đổi mạnh mẽ và liên tục theo thời gian của virus cúm A, nếu bé không được tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm, virus sẽ hình thành các chủng mới tấn công và đe dọa sức khỏe của bé bất cứ lúc nào.
2. 3 yếu tố tác động khiến bé dễ tái nhiễm virus cúm A
Như đã nói ở trên, virus cúm A có khả năng hình thành các chủng mới và ẩn náu ở bất cứ nơi đâu. Chỉ cần bé gặp 1 trong 3 yếu tố tác động sau đây sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus tấn công khiến bé tái nhiễm cúm A. Để đảm bảo sức khỏe cho bé, mẹ cần nắm rõ để có biện pháp phòng tránh kịp thời nhé.
2.1. Môi trường bé tiếp xúc chứa nhiều virus
Cúm A là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính, có khả năng lây lan trên diện rộng. Bệnh cúm A chủ yếu lây lan bằng dịch tiết đường hô hấp qua hai con đường:
- Qua giọt bắn: khi bé ở trong môi trường tiếp xúc với nhiều người, vô tình người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi sẽ bắn ra những giọt dịch chứa virus từ đường hô hấp ra ngoài, nếu bé hít hoặc dính phải sẽ tái nhiễm cúm A.
- Qua tiếp xúc với đồ vật: với sự tò mò muốn khám phá thế giới, bé thường sẽ chạm vào những đồ vật ở trong tầm mắt của mình. Nhưng không may bề mặt của chúng lại chứa các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh bắn ra bám vào. Sau đó khi bé đưa tay lên chạm vào mũi, miệng, virus sẽ nhân cơ hội đó tấn công bé.
Cúm A có khả năng lây nhanh từ người sang người trong khoảng thời gian từ 1 ngày trước cho đến 7 ngày sau khi mắc bệnh. Do đó, nếu môi trường tiếp xúc chứa nhiều virus hoặc người xung quanh bị thì nhiều khả năng bé sẽ tái nhiễm cúm A.
2.2. Bé chưa được tiêm phòng
Vắc xin khi vào trong cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể đặc hiệu chống lại hoặc trung hòa virus, giúp giảm khả năng nhiễm bệnh và hạn chế được những biến chứng nặng. Vì thế, nếu bé chưa được tiêm phòng, cơ thể sẽ không có kháng thể chống lại virus cúm. Lúc này, virus sẽ dễ dàng xâm nhập và gây ra các triệu chứng cúm A trở lại, nhiều khả năng sẽ nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Cụ thể, bé cưng chưa được tiêm phòng nếu tái nhiễm cúm A sẽ sốt cao liên tục nhiều ngày, ho nhiều, đau mỏi người, tức ngực và khó thở,… Nếu mẹ thấy bé xuất hiện những triệu chứng này, hãy đưa bé đến cơ sở ý tế để khám ngay, tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng gây tác động xấu đến sức khỏe của bé.
2.3. Bé mắc chủng virus cúm A khác
Virus cúm A có rất nhiều chủng như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9,… cộng với khả năng biến đổi liên tục và nhanh chóng nên rất dễ xảy ra trường hợp bé hết chủng cúm A này nhưng lại tái nhiễm chủng cúm A khác. Vì thế, để đảm bảo an toàn, mẹ nên cho bé tiêm chủng hằng năm và thực hiện chăm sóc đúng cách để sản sinh đầy đủ kháng thể cần thiết giúp hệ miễn dịch của bé hoàn thiện, khỏe mạnh chẳng sợ virus cúm tấn công mẹ ơi.
Cụ thể cách chăm sóc chuẩn khoa học đối với bé trước – trong – sau khi nhiễm cúm A cũng như thông tin tiêm phòng virus cúm có ngay sau đây ạ. Mẹ kéo xuống theo dõi nhé!
3. 5 điều mẹ cần làm để hạn chế nguy cơ tái nhiễm cúm A ở bé
Có biện pháp phòng tránh đúng và đủ sẽ là cách tốt nhất giúp bảo vệ bé tránh khỏi nguy cơ tái nhiễm cúm A. Để làm được điều đó, mẹ áp dụng 5 phương pháp sau nhé:
1- Tiêm vắc xin phòng cúm A cho bé
Tuy hiện nay cúm A chưa có thuốc đặc hiệu, nhưng nếu mẹ tiêm đúng và đủ vắc xin sẽ giảm thiểu được tỉ lệ tái nhiễm cúm ở bé đó ạ. Mẹ tham khảo một số loại vắc xin tốt hiện đang được sử dụng tiêm cho bé dưới đây:
- Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp): được triển khai tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Đối với bé từ 6 tháng – 9 tuổi, tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng và hằng năm tiêm nhắc lại 1 mũi. Đối với bé đã từng được tiêm chủng và bé trên 9 tuổi, tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại hằng năm.
- Vắc xin Influvac Tetra (Hà Lan): được tiêm cho bé từ 3 tuổi trở lên. Bé từ 3 – 9 tuổi tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng và tiêm nhắc lại hằng năm. Bé dưới 9 tuổi đã từng tiêm vắc xin và trẻ trên 9 tuổi, tiêm 1 mũi 0,5 ml và tiêm nhắc lại hằng năm.
- Vắc xin Ivacflu-S (Việt Nam): dùng để tiêm cho trẻ từ 18 tuổi trở lên, tiêm 1 mũi và tiêm nhắc lại hằng năm.
Lưu ý cho mẹ: Dịch cúm ở nước ta thường xuất hiện vào tháng 3, 4 và tháng 10 hằng năm, mẹ nên chủ động tiêm vắc xin cho bé trước từ 2 tuần – 1 tháng, bởi cơ thể bé cần tối thiểu 2 tuần để sản sinh ra các kháng thể cần thiết giúp chống lại virus đó ạ.
Ngoài ra, tuy vắc xin phòng cúm rất ít khi xảy ra tác dụng phụ, nhưng vẫn có một số trường không mong muốn làm cho bé sốt, đau cơ, sưng tại chỗ tiêm, khó chịu,… Lúc này, mẹ đừng quá hoảng mà nên để bé nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ, thông tháng, uống nhiều nước và bù điện giải cho bé để tránh tình trạng mất nước. Mẹ thực hiện đúng và yên tâm là các triệu chứng này sẽ dần biến mất sau 1 – 2 ngày nhé.
2- Tăng cường nạp vitamin C để cải thiện đề kháng cho bé
Cúm A hiện chưa có thuốc đặc trị nhưng mẹ vẫn có thể dựa vào thể trạng của bé mà dùng thuốc hạ sốt, vitamin, đặc biệt là vitamin C hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé. Tuy nhiên, mẹ lưu ý những loại thuốc và vitamin này cần được bác sĩ kê đơn, tránh trường hợp tự ý mua thuốc dẫn đến uống không đúng và tuyệt đối không lạm dụng, cho bé uống quá nhiều thuốc mẹ nhé.
Đặc biệt, mẹ không sử dụng aspirin cho bé, vì nó có thể gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh gây khó khăn trong quá trình điều trị. Ngoài ra, mẹ cũng nhớ bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, ổi, kiwi, bông cải xanh, cải xoăn, dâu tây,… vào thực đơn cho bé để tăng cường hấp thụ dưỡng chất và hỗ trợ cải thiện sức đề kháng thật khỏe mạnh nha.
3- Luôn vệ sinh cho bé thật sạch và kỹ lưỡng
Để hạn chế nguy cơ virus tấn công bé, mẹ vệ sinh cho bé thật cẩn thận bằng cách rửa tay thường xuyên, luôn đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Đặc biệt, trong thời gian diễn ra dịch bệnh, mẹ tránh cho bé tập trung nơi đông người. Với các bé dưới 5 tuổi – đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, mẹ hạn chế để bé tiếp xúc với bệnh nhân mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh nhé.
Lưu ý cho mẹ: Để vi khuẩn không tấn công con, mẹ đảm bảo tay chân và miệng bé luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, mẹ không thể lúc nào rửa cho bé được, bởi với tính hay khám phá của bé sẽ rất nhanh lại dính bẩn lần nữa. Không những thế, rửa nhiều lần sẽ khiến làn da mỏng mạnh của bé trở nên khô, ảnh hưởng đến quá trình tiết bã nhờn trên da. Mẹ cũng đã nghĩ tới giải pháp dùng khăn ướt cho bé nhưng lại sợ có chất bảo quản, chất tẩy rửa làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Gợi ý mẹ dùng khăn ướt Mamamy nói không với chất tạo mùi, cồn và hương liệu, sở hữu khả năng kháng khuẩn gấp 2 lần nhờ thành phần kháng khuẩn Chlorhexidine Gluconate Solution được Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) khuyên dùng cho viêm nướu miệng, giúp đánh bay vi khuẩn trên da bé nhẹ nhàng và an toàn.
Đặc biệt, trong khăn ướt còn có tinh chất đường nho thiên nhiên – thành phần được được cấp bằng sáng chế Mỹ giúp dưỡng ẩm, chăm sóc da bé mịn màng dù có sử dụng nhiều lần. Mẹ chỉ dùng mỗi loại khăn ướt này thôi cũng đã đủ để làm sạch khuẩn, sạch bẩn rồi đó ạ. Nhà Mamamy hiện đang có chương trình ưu đãi mua 1 tặng 1 khăn ướt cực hời, mẹ mau ghé gian hàng tham khảo và mua ngay về cho bé yêu sử dụng an toàn nhé.
4- Rèn luyện thể dục – thể thao
Ngoài bổ sung vitamin C, luyện tập thể dục thể thao cũng là cách giúp cơ thể bé khỏe mạnh và tăng sức đề kháng tự nhiên. Mẹ cho bé tập thể dục vào những thời điểm như sáng sớm hoặc chiều tối để bé vừa vận động vừa được tổng hợp vitamin D. Mẹ cũng nên tập cùng bé nhé, có mẹ bé sẽ cảm thấy vui vẻ và siêng tập hơn đó ạ. Góc của mẹ gợi ý đến mẹ một số bài tập giúp mẹ vừa rèn vừa chơi với bé ngay đây:
- Bài tập đưa tay lên xuống: để thực hiện bài tập này, mẹ đặt ngón tay cái vào tay bé để bé nắm chặt lại. Những ngón còn lại của mẹ cũng nắm lấy tay bé, sau đó di chuyển đưa tay bé lên xuống dọc cơ thể để luyện tập cơ vai.
- Bài tập di chuyển tay lên xuống luân phiên: mẹ đưa một tay của bé lên trên, một tay xuống dưới tạo sự nhịp nhàng để cho não điều khiển được sự phối hợp hành động. Sau 2 – 3 lần thì mẹ thả ra rồi hướng dẫn bé tự làm theo mẹ để con dần quen và tự tập được nhé.
- Bài tập mở rộng hông hai bên: mẹ thực hiện bằng cách giữ hai chân bé và tạo thành chuyển động tròn từ bụng hướng sang hai bên hông và xuống dưới. Mẹ lặp lại 5 – 10 lần giúp kích thích sự đàn hồi và phát triển cơ đùi trong cho bé mẹ nhé.
5- Thăm khám bác sĩ định kỳ – nhất là khi có dấu hiệu cúm A
Khi thấy bé bắt đầu có các triệu chứng nghi ngờ cúm như sốt, ho, sổ mũi,… mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để để được chẩn đoán và xác định bệnh. Từ đó mà mẹ có biện pháp chăm sóc bé phù hợp và phòng ngừa lây nhiễm cho người xung quanh.
Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé đến thăm khám bác sĩ định kỳ 1 lần/tháng, nhất là trong thời điểm dịch cúm A hoành hành để nếu bé có những triệu chứng khó nhận biết bằng mắt thường như đau nhức người, đau cơ, choáng váng, mệt mỏi, kiệt sức,… thì mẹ phát hiện được sớm nhất và có hướng xử lý phù hợp, kịp thời, tránh bệnh diễn biến lâu sẽ khó kiểm soát và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con yêu.
Bài viết trên đã giải đáp đầy đủ cho mẹ về câu hỏi trẻ bị cúm A rồi có bị lại không rồi. Bé bị cúm A hoàn toàn có khả năng tái nhiễm lại. Để giảm thiểu tỷ lệ mắc cúm A lần nữa làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con, mẹ cần nắm rõ 3 yếu tố tác động cũng như 5 điều cần làm để giữ gìn sức khỏe, giúp bé tăng sức đề kháng. Ngoài ra, thăm khám bác sĩ cũng là điều rất quan trọng mẹ không nên quên mẹ nha. Nếu mẹ còn thắc mắc nào khác về trẻ bị cúm a rồi có bị lại không, hãy để lại bình luận ngay bên dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp “tất tần tật”cho mẹ.