Tết cổ truyền là ngày đoàn viên. Khi mà những đứa con xa trở về nhà cùng gia đình sum họp, quây quần. Không chỉ là thời điểm tuyệt vời để cho trẻ trải nghiệm một nét truyền thống đặc biệt của dân tộc, mà bố mẹ cũng có thể khéo léo dạy trẻ trong ngày Tết những văn hóa ứng xử đúng đắn. Để bé có thể phát triển tình yêu thương và nhân cách toàn diện.
Mục lục
1. Mẹ nên dạy trẻ trong ngày tết những văn hóa tốt đẹp gì?
Trong thời điểm Tết âm lịch, có rất nhiều phong tục truyền thống được diễn ra như: cúng ông táo; đi thăm mộ tổ tiên, dọn nhà, lì xì, đi chùa,… Mỗi phong tục đều mang ý nghĩa rất nhân văn mà qua đó, bố mẹ có thể dạy trẻ trong ngày Tết.
1.1. Bé học được gì trong ngày ông táo lên chầu trời
Tết manh nha bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp âm lịch. Theo quan niệm, ngày này ông công, ông táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời. Báo cáo tình hình những việc tốt và xấu mà gia chủ đã làm trong một năm qua. Chính vì thế, sau khi cúng 3 chú cá chép, mỗi nhà sẽ mang chúng đi phóng sinh.
Mẹ có thể kể cho bé nghe về sự tích ông công-ông táo. Để con hiểu hơn về ý nghĩa đặc trưng văn hóa ngày Tết. Giáo dục bé ngoan ngoãn, nghe lời, làm những việc tốt. Như thế, Ngọc Hoàng sẽ hài lòng, ban phước đến cho gia đình. Hãy cho bé cùng đi thả cá với bố mẹ. Bé sẽ phát triển được lòng từ bi, tình yêu thương đối với động vật và thiên nhiên. Và nếu sử dụng túi ni lông để đựng cá thì bố mẹ nhớ cho trẻ vứt rác đúng nơi quy định nhé!
1.2. Thăm mộ tri ân ông bà tổ tiên
Từ ngày 23 đến 30 tháng chạp, con cháu sẽ ra thăm mộ ông bà tổ tiên. Lau dọn, quét tước phần mộ, cúng hoa hương, bánh trái và mời ông bà về ăn Tết cùng con cháu. Mẹ hãy kể cho bé nghe về công ơn của ông bà tổ tiên, những người góp công lao để bố mẹ và bé có những ngày tốt đẹp. Đây là phong tục của người Việt, thể hiện lòng tri ân ông bà tổ tiên, truyền thống hướng về nguồn cội, đạo lý làm người của dân tộc ta.
1.3. Dạy trẻ trong ngày tết dọn dẹp nhà cửa
Cứ đến những ngày giáp Tết, gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp, chau chùi nhà cửa sạch sẽ để đón chào năm mới. Với ý nghĩa dọn đi những điều không may trong năm cũ, đón chào một năm mới đầy may mắn, đây là phong tục đã gắn liền trong văn hóa Tết Việt từ rất lâu. Hãy yêu cầu bé cùng góp công. Tùy theo độ tuổi hãy cho bé làm những công việc đơn giản như lau nhà, quét nhà, lau bàn ghế. Đây chính là dịp để áp dụng các bài học cần dạy trẻ trong ngày Tết về lao động, giúp đỡ người khác và biết chia sẻ công việc cùng những người xung quanh.
1.3. Dạy trẻ biết cảm ơn khi nhận lì xì
Vào những ngày đầu năm mới, người lớn dành cho trẻ em những phong bao lì xì đỏ, bên trong đựng một ít tiền. Với ý nghĩa chúc sức khỏe và mang may mắn đến. Nhưng hiện nay, phong tục này đã biến tướng mà nguyên nhân phần lớn là do sự thực dụng của người lớn. Trẻ em cũng vì thế mà có thái độ không đúng đắn, chê bai phong bao ít tiền và không biết cảm ơn khi nhận lì xì.
Bố mẹ cần giáo dục cho bé biết về ý nghĩa của những phong bao đỏ. Dạy trẻ biết mỉm cười và cảm ơn khi được người lớn lì xì. Nếu bé quên, hãy khéo léo nhắc cho bé. Tuyệt đối không tranh giành phong bao, không nên có thái độ chê bai ít tiền hoặc mở phong bao trước mặt người lớn.
1.4. Văn hóa chúc tết người lớn
Trong những ngày đầu năm mới, các gia đình thường đến nhà ông bà, chú bác và bạn bè để thăm hỏi, gặp mặt, chúc tết. Văn hóa chúc tết là một trong những nét đẹp, thể hiện sự gắn kết, sum họp, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Những lời chúc tết không chỉ thể hiện sự lịch thiệp mà còn là tình cảm mà mọi người muốn gửi gắm đến nhau. Khi được nghe những lời chúc Tết tốt đẹp vào năm mới, ai nấy đều cảm thấy vui đẹp.
Bố mẹ nên dạy gì cho trẻ vào ngày Tết? Hãy giáo dục cho trẻ biết về ý nghĩa của phong tục chúc Tết này. Được nghe những lời chúc ngây ngô, dễ thương từ một đứa trẻ, sẽ luôn khiến người lớn cảm thấy ấm áp, vui vẻ và đẹp lòng. Dạy trẻ những câu chúc tết người lớn hay, phù hợp với từng người. Ví dụ như chúc ông bà dồi dào sức khỏe, sống lâu cùng con cháu. NGười lớn thì chúc làm ăn tấn tới, gia sự vui đẹp. Các anh chị em thì chúc gặp nhiều may mắn, có nhiều sức khỏe.
Những điều tuyệt vời dành cho bé trong ngày tết:
Mẹ đã biết các nguyên tắc chọn món ăn cho bé vào ngày tết này chưa?
Những hoạt động ý nghĩa ngày tết dành cho bé yêu
Những điều thú vị dành cho bé trong mùa trung thu
1.4.1. Các câu chúc hay mẹ có thể dạy trẻ trong ngày Tết
Chúc ông bà:
- Mùa xuân đến, kính chúc ông bà sống lâu trăm tuổi, gặp nhiều may mắn.
- Mỗi xuân sang được thấy ông bà khỏe mạnh là niềm vui đối với cháu. Xin kính chúc ông bà gặp nhiều điều may mắn, để chúng con được ở bên ông bà thật lâu.
- Chúc ông bà năm mới gặp nhiều may mắn, thêm lộc, thêm thọ.
Chúc cô gì chú bác:
- Năm mới cháu chúc cô/dì/chú/bác/bố/mẹ sức khỏe nhiều. Tiền bạc rủng rỉnh trong túi tiêu. Gia đình hạnh phúc bạn bè quý. Thanh thản rong chơi mọi buổi chiều.
- Năm mới chúc các bác tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Vui trong sức khỏe. Trẻ trong tâm hồn. Tràn đầy tiền tài và may mắn.
- Một năm mới đến, con chúc bố mẹ có nhiều sức khỏe, luôn hạnh phúc bên chúng con. Đón một năm mới an lành, sung túc và tràn ngập niềm vui.
Chúc anh chị em:
- Chúc anh hai cưới được vợ xinh, chúc chị hai cưới được chồng hiền, làm ăn phát tài vạn sự như ý.
- Chúc em học hành chăm ngoan, lên lớp ào ào cả nhà đều vui, cả năm không biết buồn lo, vui tươi thoải mái yên vui cửa nhà.
2. Kết luận
Năm mới Tết đến luôn là một dịp rất đặc biệt đối với các em bé. Hãy để bé hiểu và trải nghiệm một mùa tết ý nghĩa và trọn vẹn. Thông qua những bài học quan trọng về cách dạy trẻ trong ngày Tết. Trẻ có thể phát triển những tình cảm tốt đẹp, sự nhã nhặn, lịch thiệp trong cách ứng xử. Giúp con trở thành những em bé ngoan, hiểu chuyện và hoạt bát.