Trên hành trình lớn khôn của con, có những giai đoạn con chán sữa, không chịu ti sữa, hoặc con uống không đủ lượng sữa cần thiết, dẫn đến bị thiếu chất và thấp còi. Những lúc như thế, mẹ rất lo lắng và muốn tìm cách để tập cho con ti nhiều hơn. Mẹ tham khảo ngay 9 cách tăng lượng sữa cho trẻ sơ sinh đảm bảo thành công 99% sau đây để bé ti giỏi, bụ bẫm hơn mẹ nhé!
Mục lục
1. Bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học
Mẹ bỉm lo bé ti sữa không đủ, sợ bé bị ốm yếu thấp còi nên muốn tăng lượng sữa lên cho con. Tuy nhiên, trước khi tăng lượng sữa, mẹ cần nắm được ở độ tuổi và thể trạng của con thì cần bao nhiêu ml sữa mỗi ngày, tránh cho con uống quá nhiều sữa, con sẽ bị no và bất hợp tác khi ăn dặm đó ạ. Nếu con chưa ăn dặm mà mẹ cho uống sữa nhiều, con tiêu hóa không kịp, bị chướng bụng, đầy hơi cũng không tốt đâu mẹ.
Mẹ tham khảo bảng lượng sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học này để biết lượng sữa bé cần uống mỗi ngày và các dấu hiệu cho thấy bé thèm bú hoặc đã no căng, từ đó mẹ cân đối lượng sữa cho bé thật phù hợp, hạn chế tình trạng con quá no hoặc quá đói nhé:
2. Cách tăng lượng sữa cho trẻ sơ sinh gặp vấn đề sức khỏe
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé không chịu ti hoặc ti ít sữa, trong đó vấn đề sức khỏe là thường gặp nhất. Bé yêu khi bị ốm, cảm lạnh, khó chịu trong người sẽ ti rất ít, quấy khóc, phá phách không chịu bú sữa. Mẹ áp dụng 5 cách tăng lượng sữa hiệu quả, chuẩn chuyên gia này khi bé yêu có những biểu hiện trên nhé.
2.1. Hạn chế cho bé ti nhiều sữa mẹ ban đêm
Khi bé lên 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm, nếu con vẫn duy trì ti đêm nhiều thì ban ngày con ti ít và không chịu ăn dặm đâu mẹ. Thói quen không tốt này còn dễ làm con bị sâu răng, đầy hơi, khó tiêu và ngủ không sâu giấc vào ban đêm nên buổi sáng con dễ ủ rũ, cáu kỉnh. Vậy nên, mẹ hạn chế cho bé ti nhiều sữa mẹ vào ban đêm nhé.
Nếu bé ti sữa mẹ 2 cữ thì mẹ giảm bớt cữ sữa gần sáng và tăng 1 cữ sữa ban ngày, bổ sung thêm các món ăn dặm để bé không bị đói. Còn nếu bé chỉ ti sữa mẹ 1 lần/đêm, cách thời gian bé thức dậy vào buổi sáng từ 4 – 5h đồng hồ, mẹ vẫn nên cho con ti để tránh bé đói lả và mất sức mẹ nhé.
2.2. Cho bé ti lượng sữa trong một cữ ít hơn
Khi bé gặp vấn đề sức khỏe, ốm và mệt mỏi, bé sẽ có xu hướng ti sữa ít lại. Nếu mẹ đưa cho bé bình sữa quá đầy, bắt ép con uống hoặc lớn tiếng với con khi con uống không hết sữa sẽ vô tình gây ra áp lực tâm lý cho con, khiến con thêm chán ăn đó ạ. Thay vào đó, mẹ giảm lượng sữa trong mỗi cữ và tăng số cữ bú trong ngày lên để con dễ tiếp thu và không bị quá tải lượng sữa mỗi bữa mẹ nhé. Cách này áp dụng được cho cả bé ti sữa mẹ và bé ti sữa công thức luôn đó ạ.
Giả sử lúc khỏe con ti được 90ml mỗi bữa và ti 5 cữ mỗi ngày thì lúc con bị ốm, mẹ giảm xuống cho con ti 60ml sữa/lần và ti 7 cữ mỗi ngày. Như vậy bé sẽ dễ hợp tác hơn và mẹ vẫn đảm bảo được lượng sữa cần thiết mỗi ngày cho con yêu.
2.3. Dỗ dành bé
Cũng như người lớn, khi bé bị ốm và mệt mỏi, bé rất cần sự quan tâm, dỗ dành đến từ mẹ. Cảm nhận được sự yêu thương của bố mẹ sẽ giúp bé vui vẻ và có tinh thần hơn hẳn, tránh tình trạng bé chán chường, không chịu bú sữa rồi bệnh lại xấu thêm. Phương pháp này áp dụng cho cả bé đang ti sữa mẹ và bé uống sữa công thức đều được.
Ví dụ, mẹ treo đồ chơi nhiều màu sắc trước mặt con, trò chuyện với con, xúc xắc lục lạc tạo âm thanh vui nhộn, chơi ú òa với con để tạo không khí vui nhộn và gắn kết bé với mẹ. Lúc vui vẻ và hứng thú, bé sẽ dễ chịu hơn và uống hết sạch sữa luôn đó ạ.
2.4. Bổ sung sữa vào món ăn dặm của con
Khi được 6 tháng tuổi trở lên, bé sẽ bắt đầu tập ăn dặm thay vì chỉ uống mỗi sữa. Đồ ăn dặm có nhiều màu sắc, mùi vị phong phú kích thích bé ăn giỏi hơn. Nhân lúc chế biến món ăn dặm, mẹ kết hợp thêm sữa mẹ vào để bé hấp thụ đủ dưỡng chất và vẫn ăn ngon miệng nhé.
Gợi ý mẹ nấu món bánh pancake sữa mẹ, bánh bí đỏ sữa mẹ, sinh tố xoài sữa mẹ, sinh tố đu đủ sữa mẹ… cho bé đổi vị và ăn dặm thun thút.
2.5. Giúp con thư giãn trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy
Trước khi bé ngủ và sau khi tỉnh dậy, bé yêu thường gắt ngủ và khó chịu. Vì thế, mẹ cho bé ti sữa dễ gặp phải tình trạng bé đẩy sữa ra, bé quấy phá, uốn người không chịu uống. Mỗi lần bé khó chịu như thế, mẹ nhẹ nhàng vỗ về, vuốt lưng bé để bé dịu lại, hoặc kể chuyện cổ tích cho con nghe, trò chuyện với bé để bé thư giãn, rồi mới từ từ đưa sữa vào miệng cho bé ti mẹ nhé.
Lưu ý cho mẹ: Những phương pháp tăng lượng sữa cho bé sơ sinh này chỉ dùng để “chữa cháy”, có hiệu quả tức thì giúp bé ti sữa nhiều hơn, nhưng không giải quyết được triệt để nguồn gốc vấn đề sức khỏe của con. Do đó, để tốt nhất cho con, mẹ vẫn nên cho con đi thăm khám bác sĩ để biết con bị gì, đau nhức khó chịu ở đâu, rồi chăm sóc bé đúng hướng để bé khỏe và lớn nhanh.
3. Cách tăng lượng sữa cho trẻ sơ sinh khi nhu cầu ti sữa tăng
Ở độ tuổi khác nhau, lượng sữa cần được đáp ứng mỗi ngày của bé cũng sẽ thay đổi. Lượng sữa này có xu hướng tăng dần khi bé chuyển sang giai đoạn trưởng thành mới. Chẳng hạn bé 5 tháng tuổi cần 600ml sữa mỗi ngày, trong khi bé 6 tháng tuổi cần tới 800 – 900ml sữa/ngày mới đủ năng lượng để bé hoạt động và lớn khỏe. Điều này đúng cho cả bé đang ti mẹ và bé ti bình.
Khi nhu cầu ti sữa của bé yêu tăng lên, một số bé sẽ khóc đòi thêm sữa nhưng đa phần, bé sẽ không có biểu hiện gì. Trong giai đoạn này, mẹ cần chủ động tăng lượng sữa cho bé khéo léo và phù hợp để bé ti giỏi và hạn chế tình trạng bé bị ngợp sữa, chống cự, không chịu uống. Mẹ lưu ý tăng lượng sữa từ từ, mỗi ngày tăng thêm 5 – 10ml để bé dễ làm quen, tránh thêm sữa quá nhiều trong một lần, bé dễ bị ngợp và từ chối uống sữa. Sau đây là hướng dẫn cụ thể cách tăng lượng sữa cho bé chuẩn khoa học, mẹ tham khảo và áp dụng cho con nhé.
3.1. Rút ngắn thời gian cho bé tu ti
Khi lượng sữa tăng lên, bé sẽ mất thời gian lâu hơn để ti sữa. Thay vì bình thường con ti 600ml sữa hết 10 phút, giờ tăng lên 800ml, mẹ giữ con ti 12 – 13 phút thôi, quá thời gian này mẹ nhẹ nhàng rút bình sữa ra khỏi miệng bé, không cho bé ti nữa và cất bình sữa ở nơi bé không thấy được nhé.
Mẹ áp dụng như vậy từ 3 – 4 lần sẽ tạo cho bé cảm giác đói bụng, bé ý thức rằng mình phải bú nhanh hơn thì mới đủ no, không thôi là sẽ không được bú nữa. Nhờ thế mà bé ti sữa nhanh và giỏi hơn hẳn giúp tăng lượng sữa cho bé sơ sinh.
Khi mẹ mới áp dụng cách này lần đầu, nhiều khả năng bé sẽ quấy khóc đòi sữa nhưng mẹ đừng mềm lòng nhé, nếu bé khóc mà mẹ cho bé uống sữa sẽ hình thành một thói quen không tốt cho con, con nghĩ là cứ khóc là muốn gì mẹ cũng cho, sau này mẹ khó tập cho con lịch trình ăn uống khoa học đó ạ. Thay vào đó, mẹ vỗ nhẹ vào lưng bé, dỗ dành và trò chuyện cùng bé để bé quên việc đòi sữa.
3.2. Tạo thời gian biểu uống sữa mới
Không chỉ lượng sữa mà cữ sữa và thời gian măm măm và uống sữa của bé cũng thay đổi khi bé lớn hơn. Để bé dễ làm quen và uống sữa đúng bữa, tạo thói quen tốt thì mẹ nên thiết kế một thời gian biểu uống sữa mới cho bé. Thời gian biểu này sẽ được xây dựng dựa trên độ tuổi, thể trạng và tính cách của bé yêu sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Mẹ xem ngay 4 mẫu thời gian biểu ăn và uống sữa cho bé chuẩn khoa học này để áp dụng cho linh hoạt và thích hợp với bé yêu nhé:
Để hiểu rõ hơn về cách lên lịch uống sữa, cũng như các lưu ý về thời gian cữ sữa trong ngày, mẹ tham khảo bài viết 5 biểu đồ ăn dặm cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi nhé.
3.3. Tăng size núm ti của bé
Ở mỗi giai đoạn phát triển, bé cần được mẹ thay núm ti cho, nhằm đáp ứng tốc độ nhỏ giọt và lực chảy phù hợp với sức ăn và tốc độ ti của bé. Nếu mẹ cứ cho bé ti mãi một loại ti, khi lực hút của bé mạnh hơn mà dòng chảy cứ nhỏ giọt mãi, bé phải hút liên tục, sữa chẳng chảy ra bao nhiêu. Cứ kéo dài như thế khiến bé mỏi miệng, không được thỏa mãn dẫn đến chán ti, không thèm ti nữa đó ạ.
Do đó, mẹ đừng quên tăng size núm ti cho con khi con lớn hơn, sức ăn giỏi hơn mẹ nhé. Bé từ 0 – 6 tháng tuổi sẽ sử dụng loại núm ti size nhỏ nhất, bé lớn hơn từ 6 – 12 tháng tuổi cơ miệng hoạt động mạnh và hút giỏi hơn thì mẹ đổi cho bé loại núm ti cỡ trung bình nhé. Đến khi con được 12 tháng tuổi thì mẹ đổi size núm lớn để con dễ ti và nạp năng lượng nhanh chóng hơn nhé.
Size núm ti của mỗi thương hiệu sẽ có cách đánh số, đặt tên khác nhau, để chắc chắn chọn được size núm phù hợp, mẹ nhớ đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì hoặc hỏi thêm ý kiến của nhân viên bán hàng. Mẹ tránh mua núm ti quá to, dòng sữa chảy mạnh khiến bé sặc hoặc mua núm ti quá nhỏ khiến con mỏi miệng trong quá trình ti.
3.4. Cho bé vận động nhiều hơn trước giờ ăn
Vận động giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn (theo Axahealth), làm bé mau đói và ti sữa giỏi hơn đó ạ. Việc chơi các trò chơi cũng giúp bé thêm năng động, linh hoạt và vui vẻ, tránh việc bé cứ nằm hoài cả ngày nhàm chán, không có sự tương tác và kết nối với mọi người.
Mẹ thực hiện tập thể dục cùng bé bằng cách đưa hai tay bé lên đầu và sang hai bên theo nhịp điệu, ôm giữ 2 bên nách bé thật chắc rồi nâng người bé lên, cho bé nằm ngang ra như đang bay, hoặc đưa đồ chơi cách tầm tay bé 20 – 30cm để bé với người lên lấy đồ chơi,… Các bài tập vận động đơn giản trước giờ ăn này rất hiệu quả, giúp bé tiêu hóa hết lượng sữa trước đó, bé có một “chiếc bụng đói” để ăn sữa nhanh và ngon miệng hơn bao giờ hết. Vậy nên mẹ đừng ngại dành 15 – 20 phút trước khi ăn để chơi cùng bé nhé.
Hy vọng là sau khi xem bài viết này, mẹ sẽ biết cách tăng lượng sữa cho trẻ sơ sinh đúng thời gian và đúng cách, giúp bé ti giỏi và bụ bẫm hơn. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp cho mẹ kịp thời nhé. Chúc mẹ và bé có thật nhiều niềm vui mỗi ngày!