Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Bé 7 tháng ăn được gì? Những lưu ý nào mẹ không thể bỏ qua

Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, bé đã mọc được vài chiếc răng đầu tiên nên mẹ đã có thể thay đổi thực đơn ăn dặm cho trẻ rồi nhé. Nếu đang thắc mắc bé 7 tháng ăn được gì, mẹ hãy cùng nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của con yêu để có cách lựa chọn thực phẩm phù hợp nhé!

1. Dưỡng chất nào cần thiết cho bé 7 tháng mà mẹ nên lưu tâm

Chắc hẳn rất nhiều mẹ mẹ thắc mắc rằng bé 7 tháng ăn được gì? Để trả lời câu hỏi đó, có lẽ điều đầu tiên mẹ nên quan tâm chính là dưỡng chất. Liệu những chất dinh dưỡng nào là cần thiết, là phù hợp giúp cho bé phát triển toàn diện? Mẹ hãy đọc ngay danh sách sau đây mẹ nhé!

Dưỡng chất nào cần thiết cho bé 7 tháng mà mẹ nên lưu tâm
Dưỡng chất nào cần thiết cho bé 7 tháng mà mẹ nên lưu tâm
  • Mỗi bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ nhóm chất tinh bột (gạo, mì, miến, ngũ cốc), đạm (các loại thịt động vật, trứng, sữa), chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật…), chất xơ (rau củ, trái cây).
  • Kẽm: Giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, làm lành các vết thương và thúc đẩy sự phát triển của tế bào. Kẽm có nhiều trong thịt bò, tôm, hạt vừng, bí ngô…
  • Sắt: Nguồn sắt có sẵn ở ​​thịt đỏ, các loại rau có lá màu xanh đậm và các loại hạt. Nó giúp nuôi dưỡng các tế bào máu và não bộ phát triển toàn diện.
  • Vitamin D: Ngoài việc bổ sung thêm vitamin D trong bữa ăn thông qua cá hồi, cá ngừ hay sữa bò, sữa chua mẹ cũng cần chú ý cho trẻ tắm nắng thường xuyên đúng cách để thuận lợi hấp thu canxi một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Canxi: Theo các chuyên gia, món ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi nên tăng cường thực phẩm giàu canxi như: Trứng, rau xanh, các loại đậu, sữa. Bởi giai đoạn này, bé đang mọc răng, và hệ cơ xương cũng đang phát triển nhanh chóng.
  • Vitamin C: Mẹ hãy bổ sung thực phẩm giàu vitamin C trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng để ngăn ngừa các vi khuẩn có hại, hạn chế các bệnh do vi rút gây ra. Cam, quýt, bưởi, dâu tây, dưa đỏ, đu đủ, kiwi, xoài… là những thực phẩm có nguồn vitamin C rất dồi dào.

Từ những dưỡng chất trên, mẹ có thể tự mình lập cho bé một danh sách “Bé 7 tháng ăn được gì?”. Danh sách thực đơn có đầy đủ những chất dinh dưỡng trên là vô cùng cần thiết cho quá trình phát triển của bé 7 tháng tuổi.

Ưu đãi Mamamy Chào con đến với bố mẹ
Mua 1 tặng 1 khăn ướt và giảm 60% hệ sản phẩm chăm sóc bé an toàn

2. Mẹ nên cho trẻ 7 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Ngoài bé 7 tháng ăn được gì, mẹ cũng cần quan tâm bé 7 tháng ăn được bao nhiêu mẹ nhé!
Ngoài bé 7 tháng ăn được gì, mẹ cũng cần quan tâm bé 7 tháng ăn được bao nhiêu mẹ nhé!

Nếu mẹ chưa biết bé 7 tháng ăn được gì thì đây là một số thực phẩm mà mẹ nên cho trẻ ăn:

  • Đầu tiên, cha mẹ cho bé ăn các món chính bao gồm những loại thực phẩm như: thịt/ cá/ trứng/ đậu (đỗ)/ các loại hạt (ngũ cốc). 
  • Tiếp đến là những loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột như: cơm, bắp, khoai hoặc mì
  • Cuối cùng là các loại rau xanh như cải bẹ xanh, rau ngót, súp lơ,…
  • Sữa vẫn là món ăn không thể thiếu của bé 7 tháng tuổi. Vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé. Mỗi ngày mẹ nên cho bé  uống khoảng 700 – 900 ml sữa. 
  • Mỗi bữa, nếu có điều kiện cha mẹ có thể cho bé ăn dặm từ 2 món trở lên. Để bé thỏa thích lựa chọn và tăng sự thích thú. Thực phẩm cho trẻ 7 tháng tuổi phải cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm chất đạm, chất béo và tinh bột.
  • Bên cạnh đó, trong chế độ ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi, bố mẹ nên chú ý bổ sung các loại rau củ, quả với các chất khoáng, vitamin cần thiết. Sau khi cho trẻ ăn xong, cha mẹ có thể cho bé dùng thêm nước ép hoa quả, sữa chua hoặc bánh pudding tráng miệng.

3. Top 6 loại thực phẩm bé 7 tháng tuổi có thể ăn

3.1. Các loại củ hầm hoặc luộc mềm

Khi trả lời câu hỏi "Bé 7 tháng ăn được gì?", ắt hẳn mẹ sẽ nghĩ ngay đến các loại củ hầm hoặc luộc mềm
Khi trả lời câu hỏi “Bé 7 tháng ăn được gì?”, ắt hẳn mẹ sẽ nghĩ ngay đến các loại củ hầm hoặc luộc mềm

Khi trả lời câu hỏi “Bé 7 tháng ăn được gì?”, ắt hẳn mẹ sẽ nghĩ ngay đến các loại củ hầm hoặc luộc mềm. Đây là món ăn sẽ giúp bé làm quen và thích thú hơn với việc nhai bằng lợi. Tuy nhiên, mẹ hãy cắt thành miễng dài, kích thước vừa tay cầm của con. Ngồi quan sát con suốt quá trình ăn và trang bị sẵn các kỹ năng sơ cứu khi bé bị hóc thức ăn …

3.2. Các món cháo

Cháo là món không thể thiếu trong danh sách "Bé 7 tháng ăn được gì?"
Cháo là món không thể thiếu trong danh sách “Bé 7 tháng ăn được gì?”

Cháo là món không thể thiếu trong danh sách “Bé 7 tháng ăn được gì?”. Cháo từ gạo xay, ngũ cốc, yến mạch hay các loại hạt là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho trẻ. Nó cũng giúp trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa. Khi nấu cháo, mẹ có thể cho thêm rau củ thái nhỏ hoặc xay nhuyễn; trứng, thịt, cá,… sao cho hợp khẩu vị và làm tăng hương vị giúp bé ăn ngon miệng hơn.

3.3. Trứng gà

Phải nói rằng trứng gà là một loại thực phẩm tiện dụng, bổ sung nguồn đạm và chất béo thiết yếu cho trẻ. Trứng gà là món ăn hoàn hảo cho thắc mắc “Bé 7 tháng ăn được gì?” của mẹ đó.

Từ trứng gà, mẹ có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn cho bé. Do lòng trắng dễ gây dị ứng nên tốt nhất giai đoạn này mẹ chỉ cho con ăn lòng đỏ. Thêm nữa, mẹ nên chế biến từng thực phẩm riêng biệt, theo dõi phản ứng của con rồi hãy kết hợp nấu các món cùng nhau nhé. Và điều cần chú ý là hệ tiêu hóa của bé vẫn đang trong quá trình hoàn thiện dễ bị kích ứng nên mẹ luôn nhớ làm chính trứng, không cho bé ăn dạng trứng chưa chín hoàn toàn nhé.

3.4. Rau xanh

Bé 7 tháng ăn được gì? Rau chính là món vô cùng quan trọng cho thực đơn bé 7 tháng
Bé 7 tháng ăn được gì? Rau chính là món vô cùng quan trọng cho thực đơn bé 7 tháng

Bé 7 tháng ăn được gì? Rau chính là món vô cùng quan trọng cho thực đơn bé 7 tháng. Trẻ 7 tháng tuổi ăn được hầu hết các loại rau xanh như: Rau cải, rau ngót, rau chân vịt, rau dền, rau lang,… Các loại rau xanh chứa rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất thiết yếu nên mẹ nhớ bổ sung hàng ngày cho con. Để giữ được nhiều dưỡng chất nhất trong rau mẹ nên hấp chín. Đặc biệt, mẹ nên làm nhuyễn, bỏ kèm trong cháo hoặc súp cho bé. Lượng rau vừa phải sẽ giúp bé dễ ăn, ngon miệng hơn.

3.5. Một số loại thịt xay nhuyễn

Trẻ 7 tháng tuổi chưa ăn được nhiều loại thịt, để xem con có bị dị ứng với loại thịt hay không, mẹ nên cho con ăn với lượng ít và theo dõi con nhé. Một số loại thịt phù hợp để nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi như thịt gà (phần ức), cá (cá chép, cá trắm, cá cơm), thịt nạc.

Khi bé bước sang tháng thứ 8, thứ 9, mẹ hãy nên thử thêm các loại thịt bò, tôm, cua cho bé. Luôn tuân thủ thử cho bé ăn một chút rồi theo dõi phản ứng mới tiếp tục cho ăn trong các bữa sau hoặc kết hợp nấu cùng các thực phẩm khác.

3.6. Trái cây xay nhuyễn

Bé 7 tháng tuổi ăn được trái cây gì?
Bé 7 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

Với băn khoăn bé 7 tháng ăn được gì nhiều mẹ thường hay bỏ quên bổ sung thêm các loại trái cây cho bé.

Mẹ biết không, trái cây là nguồn vitamin, khoáng chất, chất xơ tự nhiên dồi dào cho trẻ ngay khi bước vào giai đoạn ăn dặm. Bé 7 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Câu trả lời là bé ăn được hầu hết các loại trái cây như: Đu đủ, chuối, dưa hấu, bơ, táo, cam, quýt, lê, nho,… Với những trái cây này, mẹ có thể xay nhuyễn cho con ăn trực tiếp hoặc trộn cùng sữa chua, hoặc nấu cùng cháo để đổi vị cho con đều rất ngon.

Bên cạnh đó, nhiều mẹ cũng thắc mắc trẻ 7 tháng tuổi ăn mít được không? Với cách xay nhuyễn mít, bé hoàn toàn có thể ăn tuy nhiên mẹ nên hạn chế vì mít khá nóng nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến nóng trong, dễ bị táo bón.

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung bữa phụ cho trẻ bằng các món như sữa chua, phô mai, váng sữa,… Và đừng quên rằng trẻ 7 tháng tuổi vẫn trong giai đoạn ăn dặm đầu tiên nên mẹ đừng ép con ăn với lượng quá nhiều trong một bữa, đồng thời, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho con trong tháng này.

Ngoài các bữa ăn dặm, hãy cho bé bú đủ khoảng 700 – 900 ml sữa/ngày. Vào buổi tối khi đã quá 19 giờ thì mẹ có thể cho con bú sữa để tránh tình trạng trẻ đói và bị tỉnh giấc vào đêm.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng với 15 món Cực Ngon

4. Bé 7 tháng ăn được hải sản chưa?

4.1. Bé 7 tháng ăn được cá gì?

Bé 7 tháng ăn được cá gì?
Bé 7 tháng ăn được cá gì?

Cá là một trong những loại thực phẩm “vàng”. Vì trong thịt cá chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt là omega 3 tốt cho mắt và phát triển trí não ở trẻ. Cá còn chứa các protein, axit béo thiết yếu, kẽm, sắt, magie. Một số loại cá còn chứa cả vitamin D giúp hỗ trợ việc hấp thu canxi.

Có nhiều loại cá như vậy thì bé 7 tháng ăn được cá gì? Cách loại thịt cá cho bé ăn dặm 7 tháng khá đa dạng các loại cá như: Cá hồi, cá chép, cá quả… Các mẹ hãy chọn cho bé những loại cá thịt trắng, mềm, ít xương. Như vậy, bé vừa dễ ăn và mẹ cũng dễ chế biến. Hãy tránh xa cá kiếm, cá thu… Vì chúng chứa lượng thủy ngân cao. Không tốt cho trẻ ở lứa tuổi này.

4.2. Bé 7 tháng ăn được tôm chưa?

Bé 7 tháng ăn được tôm chưa?
Bé 7 tháng ăn được tôm chưa?

Bé 7 tháng ăn được tôm chưa? Câu trả lời có. Vì tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi. Nên từ tháng thứ 7 trở đi các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồng, tôm biển. Tuy nhiên trong giai đoạn này, trẻ vẫn đang ăn bột và cháo nên mẹ cần đặc biệt chú ý khi chế biến tôm. Với những loại tôm to thì mẹ nên bóc vỏ sau đó xay hoặc băm nhỏ. Còn với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua.

Tham khảo cách làm cháo tôm rau dền Nhật – Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Nguồn: Thanh Tâm Food – Youtube

4.3. Một vài lưu ý mẹ cần biết khi cho trẻ ăn hải sản

Một vài lưu ý mẹ cần biết khi cho trẻ ăn hải sản
Một vài lưu ý mẹ cần biết khi cho trẻ ăn hải sản
  • Với các bé từ 7-12 tháng, mỗi ngày mẹ có thể cho bé ăn 1-2 bữa hải sản. Tuy nhiên mỗi bữa chỉ nên cho bé ăn 20-30g thịt của cá, tôm (đã bỏ xương, vỏ) nấu với bột, cháo. Tối đa là 3-4 ngày/tuần.
  • Không nên cho trẻ ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản: Những chất dinh dưỡng phong phú như đạm, canxi chứa trong tôm, cá sẽ bị giảm đi rất nhiều. Nếu kết hợp với các loại quả như hồng, nho, … Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể. Mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và canxi này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa. Thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
  • Nếu trong gia đình có tiền sử bị dị ứng với hải sản, mẹ nên cho bé ăn thực phẩm này muộn hơn một chút. Khi cho con ăn cần hết sức từ từ từng chút một để xem bé có phản ứng dị ứng không.
  • Khi mẹ sử dụng hải sản để trả lời cho câu hỏi “7 tháng bé ăn được gì?”. Thì tuyệt đối không cho bé thử những loại hải sản lạ.
  • Cách tốt nhất để chế biến hải sản cho trẻ dễ ăn là lọc lấy thịt, xay hoặc nghiền nhỏ, sau đó nấu chung với thức ăn dặm (bột, cháo) của bé.
  • Không nên cho trẻ ăn nhiều những món hải sản chiên. Bởi khi chiên, dầu mỡ sẽ bão hòa lượng chất béo không no. Từ đó khiến hàm lượng chất dinh dưỡng suy giảm và sản sinh ra peroxit lipid có hại cho sức khỏe.

Xem thêm:

Kết luận

Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này chắc hẳn các mẹ sẽ không còn băn khoăn về việc 7 tháng bé ăn được gì rồi đúng không nào? Tuy nhiên mẹ cần lưu ý rằng trong giai đoạn này sữa mẹ vẫn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Do đó không nên cắt giảm lượng sữa bé nạp vào người nhé!

Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm rõ nhiều thông tin bổ ích cho mẹ và bé nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bé 7 tháng ăn được gì? Những lưu ý nào mẹ không thể bỏ qua”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0