Mẹ có con nhỏ đang trong giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang bú bình nhưng quyết “cự tuyệt” hoặc con đang bú bình thì đột nhiên không muốn bú nữa thì lo lắng, đứng ngồi chẳng yên. Chắc hẳn lúc này mẹ cũng đau đầu và muốn biết bé không chịu bú bình phải làm sao nhưng mãi chẳng tìm ra cách. Đừng lo quá mẹ nhẹ vì đã có Góc của mẹ lo rồi, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 8 nguyên nhân khách quan, 4 nguyên nhân chủ quan và giải pháp kèm theo mẹ ơi. Cùng xem ngay thôi ạ.
Mục lục
1. 8 nguyên nhân khách quan khiến bé không chịu bú bình & giải pháp
Con không chịu bú bình làm mẹ cứ bồn chồn mãi chẳng tìm ra nguyên nhân, nếu vậy, mẹ đừng quên “kiểm đếm” lại xem con có gặp một trong 8 vấn đề khách quan như chất lượng núm ti, hương vị sữa, thói quen bú,… để cân chỉnh phù hợp nhé. Nhằm hỗ trợ mẹ hệ thống thông tin một cách khoa học, đầy đủ mẹ xem tiếp thông tin bên dưới nhé.
1.1. Núm ti của con có kích thước quá nhỏ
Đôi khi bé cưng không chịu bú hoặc bú giữa chừng thì “đoạn tuyệt” với phương pháp này do núm ti có vấn đề. Những núm ti có lỗ quá nhỏ sẽ khiến dòng sữa chảy không đều, chảy nhỏ giọt khiến bé cưng chán nản, khó chịu, thậm chí là ghét bú bình luôn đó ạ. Chưa kể, con ngày một lớn hơn, việc mẹ để bé dùng mãi một núm ti sẽ không đáp ứng được nhu cầu, lượng sữa ra không đủ khiến con phải vận động cơ miệng nhiều dẫn đến mỏi cơ, mãi rồi con cũng lười, chẳng thèm ti nữa.
Để khắc phục tình trạng này, mẹ tham khảo hai cách sau, thứ nhất là dùng kim tiệt trùng đâm lỗ cho núm ti to hơn kích cỡ ban đầu, giúp con dễ bú. Cách thứ hai là mẹ nên thay mới giúp con có trải nghiệm tốt hơn. Cách chọn núm ti cũng rất đơn giản mẹ ơi bởi ở mỗi độ tuổi, nhu cầu của con sẽ có sự thay đổi,
- Bé từ 0 đến 6 tháng tuổi: Mẹ chọn núm ti có kích thước lỗ sữa nhỏ nhất, tương đương với size S hoặc size số 1 để con không bị nôn trớ hay sặc sữa trong quá trình ti.
- Bé từ 6 đến 12 tháng tuổi: Thời điểm này cơ miệng của bé đã có lực hút mạnh hơn,mẹ an tâm đổi sang núm ti size M, tương đương với size số 2.
- Bé trên 12 tháng tuổi: Giai đoạn bé phát triển mạnh và cần nạp lượng sữa lớn hơn Do đó, mẹ nhớ chuyển sang núm ti size L, tương đương với size số 3 để con ti nhanh hơn mà không bị mỏi miệng.
Khi mua mẹ nhờ đến sự hỗ trợ, tư vấn của nhân viên bán hàng mua được sản phẩm “chuẩn chỉnh” nhất nha!
Nếu mẹ muốn tìm hiểu chi tiết hơn về kích cỡ núm ti phù hợp cũng như biết cách chọn “chuẩn chỉnh” thì nhất định không thể bỏ qua bài viết Khi nào nên đổi size núm cho bé? 1 đến 2 tháng 1 lần hoặc sớm hơn mẹ nhé đâu mẹ ơi.
1.2. Bình sữa không phù hợp
Bình sữa là một trong những “người bạn” đầu tiên giúp con làm quen với quá trình ti sữa bình. Nếu “người bạn” này quá đơn điệu hoặc kích thước to, không thể cầm nắm sẽ khiến con chẳng ưng đâu mẹ.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều bình sữa với kiểu dáng, thiết kế khác nhau, mẹ nên cân chỉnh theo nhu cầu của con để lựa chọn được bình sữa phù hợp nhất. Mẹo nhỏ là mẹ nên ưu tiên những bình có hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu để thu hút sự chú ý của con, bé nào mà chẳng mê tít những đồ dùng được trang trí bắt mắt phải không mẹ ơi!
Ngoài ra, mẹ cũng cần “chọn mặt gửi vàng” những bình sữa có đầy đủ tính năng vượt trội như chống sặc, cổ rộng,… để quá trình măm măm của con diễn ra trơn tru hơn. Góc của mẹ gợi ý mẹ Bình sữa thủy tinh cổ rộng chống sặc và đầy hơi Mamamy được nhiều mẹ Việt ưu ái tin dùng.
Chỉ cần bỏ ra khoản chi phí nhỏ là mẹ đã giúp con sở hữu bình sữa được làm từ thủy tinh cao cấp – nguyên liệu cát tự nhiên, an toàn. Hiện tại, Mamamy còn có chương trình sale lên đến 40% với nhiều ưu đãi cùng quà tặng hấp dẫn, mẹ quan tâm thì có thể ghé ngay gian hàng để “tậu” về chăm sóc con tốt hơn nha.
Chưa dừng lại ở đó đâu mẹ, sản phẩm còn kết hợp với ống chống sặc và đầy hơi độc quyền với công dụng đẩy bọt khí khỏi miệng chai, hạn chế tối đa tình trạng con yêu nuốt phải bọt khí gây chướng bụng, đầy hơi. Mẹ cũng an tâm sử dụng sản phẩm bởi đặc tính chịu nhiệt lên tới 150 độ C rơi từ độ cao 60cm không vỡ, giúp con yêu có trải nghiệm tốt nhất.
1.3. Dụng cụ ti sữa có mùi lạ
Dù con yêu còn nhỏ nhưng các giác quan rất nhạy bén, đặc biệt là khứu giác và vị giác mẹ ơi. Trong quá trình cọ rửa, vệ sinh dụng cụ ti sữa (bình sữa và núm ti) hay bản chất của dụng cụ có mùi không giống như bình thường, con sẽ nhận ra ngay. Ví dụ, dụng cụ ti còn vương lại mùi sữa lên men từ lần bú trước sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bữa măm của bé, khiến con chẳng thèm “đá động” nữa, dần dà con sẽ nảy sinh cảm giác bài trừ việc bú bình.
Nhằm giúp mẹ giải quyết tình trạng này càng nhanh càng tốt, Góc của mẹ gợi ý mẹ nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy. Chẳng cần lỉnh kỉnh nào nồi, nào niêu để nấu nước sôi rồi trụng trụng rửa rửa, mẹ chỉ cần nhấn 1 – 2 lần để lấy lượng sản phẩm vừa đủ rồi lắc nhẹ bình sữa.
Điều thú vị chưa dừng lại ở đó, hiện tại nhà Mamamy còn có deal ưu đãi, giảm sâu lên đến 40% cùng nhiều quà tặng cực hấp dẫn, mẹ mua 1 mà nhận lại quá nhiều thứ, ngại gì không thử và tậu ngay sản phẩm chất lượng cho bé cưng thôi!
Để quá trình làm sạch được tối ưu hơn, mẹ nên tậu thêm dụng cụ cọ rửa bình sữa 360 độ, sản phẩm sẽ giúp mẹ cọ rửa thoải mái, lấy đi vết bẩn nằm sâu bên trong kẽ bình mà không gây đau mỏi cổ tay nhờ cơ chế xoay 360 độ linh động. Dụng cụ “nhỏ nhưng có võ” này còn chiếm được sự ưu ái của nhiều bố mẹ, “cậu ấm cô chiêu” của làng trí Việt, cụ thể là bé Cici – bé cưng “idol” siêu hài hước nhà JustaTee trong series “Mẹ vắng nhà – Ba là siêu nhân”.
1.4. Thói quen bú thay đổi đột ngột
Trong một vài trường hợp con không chịu bú bình hoặc đang bú ngon lại dừng hẳn là do thói quen bú thay đổi đột ngột, con yêu chưa thích ứng kịp, dẫn đến việc con bỏ cữ, chẳng muốn ti nữa. Mẹ hiểu cho con nhé, đừng cáu gắt hay ép uổng bé quá nhiều, người lớn chúng ta đôi khi còn không thích làm điều này điều kia thì những nhóc tì không răng cũng vậy đó mẹ.
Thay vì cọc cằn, bực dọc với con, mẹ cho bé thời gian thư thả để bé làm quen với quá trình ti bình. Mẹ tập cho con từ từ, tránh gấp gáp bằng cách mỗi lần cho bé ti một ít và quan sát biểu hiện, nếu bé lắc đầu nguầy nguậy,mẹ ôm ấp, vỗ về và khuyến khích bé bú. Mẹ cũng cần chia thành nhiều cữ trong ngày để tránh làm con bị “ngộp”. Đây toàn là những mẹo dễ làm như hiệu quả thu lại thì vô cùng tốt luôn ạ!
1.5. Môi trường cho con bú không đủ yên tĩnh
Môi trường cũng là một trong những yếu tố tác động đến việc con chịu ti bình hay không. Nếu mẹ cho con bú ở nơi nhiều tiếng ồn, đông người qua lại, con sẽ không ti được nhiều do “nhát người”. Hơn nữa, bé cưng còn nhỏ nên thường lạ lẫm với thế giới xung quanh và nảy sinh cảm giác phòng vệ, không tập trung vào việc chính là ti bình.
Do vậy, khi con con yêu bú bình, mẹ nên đưa bé đến không gian yên tĩnh, không tạo ra tiếng ồn hay nhiều người đi tới đi lui khiến bé phân tâm. Môi trường lý tưởng nhất là căn phòng có ánh sáng nhè nhẹ, ấm áp, thoáng khí.
Để đạt được hiệu quả cao nhất, mẹ đừng quên đốt một ít nến thơm Organic và bật chút nhạc nhẹ giúp tâm trạng con thêm phần thư thái. Những yếu tố này cộng hưởng lại với nhau có thể hỗ trợ con quen dần với việc ti bình và cảm thấy thích thú với trải nghiệm này. Mẹ ưu lại và áp dụng liền thôi.
1.6. Con “lạ hơi” người cho bú
Có một số bé không chịu ti bình do không quen người lạ cho bú bình bởi từ trước giờ mẹ là người cho con măm sữa nhưng đột nhiên mẹ vắng nhà, cô dì thay mẹ làm nhiệm vụ đó, con sẽ cảm thấy không an toàn và chẳng buồn ti sữa. Hoặc cũng có thể sau thời kỳ chăm con bằng sữa mẹ, mẹ phải quay lại với công việc nên thời gian ở nhà không nhiều như trước, mẹ chỉ có thể nhờ bà chăm con hộ, bé cưng tuy yêu bà, quấn bà nhưng vẫn cảm thấy “thiếu hơi” mẹ, chẳng buồn ti bình nữa.
Nếu mẹ gặp phải một trong những tình trạng trên đừng lo lắng, hoang mang quá nhé. Việc đầu tiên mẹ nên làm là trấn an con, tập cho con quen mặt với những người thân trong gia đình,… và thủ thỉ mỗi ngày với con rằng mẹ sắp quay lại với công việc và không ở nhà thường như trước, con ngoan thì sẽ không quấy mà luôn bú ngoan rồi chờ mẹ về. Mẹ đừng lầm tưởng là con còn nhỏ không hiểu nhé, bé hiểu “tất tần tật” đó mẹ.
1.7. Nhiệt độ sữa ảnh hưởng đến quá trình ti bình
Nhiệt độ sữa thích hợp giúp con yêu thích việc ti bình nhưng nhiệt độ không phù hợp có thể khiến bé bỏ ti bình mẹ ơi. Điều này là do có nhiều bé thích sữa hâm âm ấm, nhưng lại có nhiều bé thích sữa ở nhiệt độ phòng hoặc lạnh lạnh một chút.
Vậy nên mẹ cần nắm rõ sở thích, nhu cầu của con để điều chỉnh nhiệt độ sữa phù hợp nhất, khắc phục tình trạng bé cưng đột nhiên bỏ bú bình. Theo đó, mẹ quan sát biểu hiện của con thông qua mỗi lần ti, nếu thấy bé không thích uống sữa ấm thì mẹ đổi sang sữa ở nhiệt độ phòng xem sao và ngược lại. Tuy nhiên mẹ lưu ý sữa ở nhiệt độ 37 độ C là phù hợp nhất bởi khả năng “xoa dịu” dạ dày, giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.
1.8. Tư thế bú chưa chuẩn
Dù đã tìm hiểu hết 7 nguyên nhân và cách khắc phục bên trên nhưng bé cưng vẫn chẳng chịu bú bình khiến mẹ lo lắng, chẳng biết giải quyết làm sao. mẹ nên kiểm tra xem tư thế bú của con chuẩn chưa nhé, đôi khi tư thế cũng quyết định đến việc con ti bình hay không đó ạ. Điều này cũng tương tự người lớn chúng ta thích ăn uống khi ngồi đàng hoàng, thoải mái hơn là phải ăn trong tư thế khom lưng hoặc bàn quá cao, ghế quá thấp.
Mẹ nên thử nhiều tư thế khác nhau đến khi tìm được kiểu bú làm con yêu thoải mái nhất. trong đó có 3 tư thế phổ biến là tư thế một bên, tư thế tựa vào lòng mẹ, tư thế bế tựa lên đùi. Ngoài ra, mẹ nên điều chỉnh sao cho phần đầu của bé cao hơn phần cơ thể khi mẹ bế để bé không bị sặc sữa hay nuốt phải không khí dẫn đến chướng bụng, đầy hơi.
Để mẹ có góc nhìn tổng quan hơn về ưu điểm của từng tư thế cũng như cách thực hiện “chuẩn chỉnh”, Góc của mẹ gửi ngay bài viết 3 cách bế cho bé bú bình ngoan, AN TOÀN chống sặc và đầy hơi. Mẹ nhấn vào và xem ngay để nắm được các tư thế khoa học mẹ nhé.
2. 4 nguyên nhân chủ quan khiến bé không chịu bú bình & giải pháp
Nếu mẹ đã kiểm tra tất thảy những nguyên nhân khách quan trên mà vẫn không thể cải thiện tình hình thì rất có thể con yêu đang gặp phải một số nguyên nhân chủ quan như không thích sữa ngoài, con đến giai đoạn mọc răng, con không đói hoặc gặp phải vấn đề về sức khỏe. Để mẹ hình dung chi tiết, Góc của mẹ cung cấp “ngay và luôn” những thông tin bên dưới:
2.1. Con không thích sữa ngoài
Từ lúc lọt lòng đến giai đoạn chuẩn bị ti bình, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé là sữa mẹ. Do vậy bé đã dần quen với hương vị món ăn của mình, không có nhu cầu đổi sang sữa mới. Tuy nhiên, sữa mẹ không còn dồi dào như trước và mẹ cũng phải sớm quay lại với công việc nên không thể cho con ti mẹ mãi được. Lúc này, mẹ kết hợp cho con măm măm sữa công thức với hy vọng con cao lớn mỗi ngày, mẹ thêm phần an tâm.
Nhưng vấn đề cũng phát sinh từ đây vì con không thích dòng sữa đó do vị nhạt quá, béo quá hoặc đơn giản chỉ là mùi vì không giống y đúc sữa mẹ mà bé ti hằng ngày. Mẹo nhỏ: mẹ nên lựa chọn những loại sữa công thức có mùi vị tương đồng với sữa mẹ để con làm quen dần. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sữa mẹ có thể lựa chọn như: Similac, Nan, Physiolac, Wakodo, Meiji, Icreo Glico,….
2.2. Con đến giai đoạn mọc răng rồi mẹ ơi
Mọc răng là giai đoạn “khủng hoảng” đối với con yêu, nướu và lợi của bé bị đau nên bé thường quấy khóc, chẳng muốn ăn uống gì cả. Từ đây, bé có những biểu hiện “chống đối” với việc bú bình như quay đầu sang hướng khác, chạm vào đầu ti là nhè ra, thậm chí chỉ cần nhìn thấy bình sữa là bé đã khóc ré lên.
Nếu bé có chịu ngậm núm ti thì cũng chỉ cắn chặt để đỡ ngứa răng chứ nhất quyết chẳng chịu mút sữa. Mẹ không nên hoảng mà cần bình tĩnh tìm cách giải quyết, thay vì cho con bú nhiều một lần, mẹ nên chia nhỏ cữ bú ra, ví dụ 7-8 lần bú, mỗi lần khoảng 40-50ml sữa. Khi phát hiện bé có biểu hiện đau nhức vùng nướu, mẹ cần dừng lại đến khi bé cảm thấy khỏe hơn.
2.3. Bé không bú bình vì chưa thực sự đói
Nhiều lúc bé ti mẹ kể cả khi chưa đói vì thích cảm giác được mút mát và nằm yên bình trong lòng mẹ nên mẹ nhầm tưởng rằng con bú vào những thời điểm này là con đang đói, mẹ xây dựng dựng thời gian bú bình cho con dựa trên thời gian bú mẹ. Đến lúc con bú bình thì không hợp tác do con chỉ bú khi đói chứ không tìm cảm giác an toàn như hồi còn ti mẹ, bú mọi lúc mọi nơi.
Dần dà, bé sẽ nghĩ mẹ ép bé ti bình khi bé không thích, không có nhu cầu, dẫn đến cảm giác chán ghét, bỏ ti. Biện pháp khắc phục lúc này là mẹ chỉ cho bé bú đúng cữ trong ngày để cung cấp năng lượng dồi dào và bé cũng không bị chướng bụng, khó tiêu do dung nạp quá nhiều sữa. Cụ thể:
- Bé 0 – 1 tháng tuổi thường bú từ 22 – 150ml sữa, chia thành 8 – 12 cử
- Bé 2 tháng thường bú từ 540ml – 1200ml sữa, chia thành 6 – 8 cữ/ngày
- Bé từ 3-5 tháng thường bú từ 600ml – 1260ml, chia thành 5 – 6 cữ/ngày
- Đối với những bé 6 – 12 tháng đang trong quá trình ăn dặm mẹ không ép con ăn quá nhiều, mà nên cân chỉnh hợp lý để bé không bỏ ti sữa nhé.
Để tìm hiểu chi tiết về các cữ bú cũng lưu ý để con được khỏe mạnh, bụ bẫm mẹ tham khảo bài viết Cữ bú cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học – Để mẹ khỏi lăn tăn để có thêm nhiều kiến thức “xịn sò” nha.
2.4. Bé đang gặp vấn đề về sức khỏe
Con không chịu bú bình hoặc đang bú giữa chừng thì ngưng cũng có thể bắt nguồn từ việc con đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe mẹ ạ. Lúc này mẹ nên kiểm tra xem con có dấu hiệu của những bệnh như cảm lạnh, sốt, nhiễm trùng tai, tưa miệng, viêm họng bằng cách quan sát con mỗi ngày, xem con có hay quấy đêm hay không, hay tiếng khóc của con lạc đi, khàn hơn và khác mọi khi. Bởi khi không khỏe trong người con sẽ chối bú, quấy khóc nhiều, mẹ đừng cáu gắt mà cần bình tĩnh tìm cách giúp đỡ con yêu.
Đồng thời, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện nên không thể tránh khỏi rối loạn, gây ra tiêu chảy, táo bón, đau bụng, nặng hơn là nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn co bóp dạ dày khiến con không được khỏe và tự do vui đùa như ngày thường. Khi đối mặt với những tình trạng này, con yêu sẽ ít bú hoặc thậm chí bỏ luôn.
Để con yêu chóng khỏe, bú ngoan bú no trở lại, mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân, mẹ không tự ý mua thuốc bên ngoài khiến tình trạng của bé tồi tệ thêm nha.
Như vậy, mẹ đã biết được 12 cách xử lý “chuẩn chỉnh” bao gồm khách quan lẫn chủ quan và không còn lăn tăn bé không chịu bú bình phải làm sao. Nuôi dạy con yêu là quá trình vô cùng ý nghĩa, đòi hỏi mẹ sự kiên nhẫn, tận tâm, mẹ không nên cáu gắt khiến con mất đi cảm giác an toàn, chở che và tạo khoảng cách giữa hai mẹ con, đặc biệt là trong trường hợp con không chịu bú bình. Nếu mẹ còn thắc mắc nào về bất kể vấn đề gì liên quan đến sinh sản, chăm sóc con nhỏ thì đừng quên để lại bình luận, Góc của mẹ sẽ giải đáp cho mẹ nhanh nhất nhé!