1 tuổi là cột mốc quan trọng cho sự lớn lên của bé. Đây là giai đoạn vàng để bé phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Chính vì vậy thức ăn là rất quan trọng để giúp bé được phát triển khỏe mạnh và thông minh. Ngoài sữa mẹ thì bé cần bổ sung phong phú thêm các loại đồ ăn dặm. Như vậy sẽ giúp mẹ được tăng sức đề kháng, cứng cáp hơn đồng thời cũng được khám phá thêm về thế giới đồ ăn đa dạng. Việc xây dựng thực đơn cho bé sẽ đảm bảo dinh dưỡng và tránh tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân và suy dinh dưỡng. Mẹ hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu trẻ 1 tuổi ăn dặm như thế nào nhé!
Mục lục
1. Sự phát triển của bé 1 tuổi
Bé 1 tuổi lúc này đã khác hẳn so với khi vừa mới sinh. Trung bình cân nặng của các bé sẽ gấp 3 lần khi mới được sinh ra. Chiều cao tăng 50% và bộ não đạt tới 60% kích thước não người trưởng thành. Khả năng vận động và khả năng giao tiếp được phát triển hơn rất nhiều. Nhiều bé đã có thể tự đứng lên và chập chững những bước đi. Bé đã quen với việc tự ngồi, bò, có thể tự bốc đồ ăn và tự chơi đồ chơi. Thậm chí trẻ đã có thể bập bẹ những từ đơn giản. Việc ăn uống của bé lúc này cũng khác so với thời gian đầu. Chính vì vậy mà mẹ cần tìm hiểu xem trẻ 1 tuổi ăn dặm thế nào để biết cách bổ sung dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện.
2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 12 tháng tuổi
2.1. Bé 1 tuổi nên ăn gì?
Lúc này bé vẫn nên bú sữa mẹ và ăn dặm hàng ngày để bổ sung dinh dưỡng. Bữa ăn của bé cần có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như tinh bột, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cụ thể sau đây là một số nhóm thực phẩm cần có trong bữa ăn dặm của trẻ 1 tuổi:
- Rau củ và trái cây: đây là nguồn chất xơ và vitamin dồi dào. Loại thực phẩm này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Ăn nhiều rau củ quả còn giúp chống táo bón và các bệnh liên quan đến tiêu hóa.
- Ngũ cốc, gạo: đây là nguồn tinh bột cần thiết cho bé. Tinh bột tạo nên một nguồn năng lượng lớn để bé khỏe mạnh. Ngoài ra các loại ngũ cốc ăn dặm còn chứa các chất canxi, sắt, kẽm và khoáng chất tốt cho sự phát triển của trẻ.
- Thịt cá: đây là nguồn đạm phù hợp cho bé. Lưu ý nhỏ là mẹ chỉ nên cho bé ăn lòng đỏ trứng và không uống sữa bò. Sữa bò tuy có một lượng đạm và canxi lớn nhưng dạ dày của bé chưa phát triển đủ để tiêu hóa chúng.
2.2. Mẹ cần lưu ý những gì?
- Không sử dụng đường nhân tạo, đường hóa học, mì chính để tạo ngọt. Nó không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
- Không sử dụng muối, hạt nêm. Thận của bé chưa phát triển đủ để thanh lọc. Hơn nữa bé sẽ bị khó tiêu và chán ăn.
- Bé vẫn cần được uống từ 600 – 800ml sữa 1 ngày.
- Nấu đa dạng các loại rau củ quả để thay đổi món. Bé ở độ tuổi này rất thích màu sắc tươi sáng, đồ ăn nên bắt mặt một chút sẽ tạo cảm giác thèm ăn cho bé.
- Mẹ có thể tìm mua những vật dụng cho bé ăn dặm dễ thương và nhiều màu sắc, hình ảnh. Như vậy sẽ làm bé thích thú và thích được ăn dặm mà mẹ không phải vất vả.
- Nên chuẩn bị cho bé ghế ăn riêng và tập cho bé ăn đúng giờ. Mẹ cần hạn chế việc cho bé đi ăn rong hoặc chơi đồ chơi, xem TV khi ăn. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé và sẽ khó sửa khi bé đã quen với việc làm nũng.
Xem thêm:
- Thực đơn ăn dặm blw cho bé 11 tháng tuổi
- Siêu ngon thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 11 tháng chuẩn khoa học
- Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 11 tháng
3. Thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi
Có rất nhiều cách cho bé ăn dặm hiện nay mà các mẹ áp dụng. Tiêu biểu đó là 3 kiểu: ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm BLW. Tuy nhiên dù là dùng cách nào thì các loại thực phẩm vẫn cần đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Một mách nhỏ cho mẹ là nên cho bé tập ăn đồ ăn thô thay vì súp hay cháo loãng. Việc này sẽ giúp bé làm quen với nhai và nhai, kích thích mọc răng sữa.
Sau đây mẹ có thể tham khảo một số cách kết hợp đồ ăn trong 1 bữa ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi:
- Cháo khoai lang, su hào, thịt gà.
- Bông cải xanh, thịt bò, khoai tây.
- Cháo bông cải, khoai lang, thịt bò.
- Lúa mạch, khoai tây, rau chân vịt, thịt gà.
- Lòng đỏ trứng gà, bí đỏ, yến mạch.
- Bơ, lòng đỏ trứng gà trộn sữa.
- Yến mạch trộn sữa và chuối.
- Lê, dưa leo, khoai tây, thịt heo.
Với một số bé đang bắt đầu cai sữa, mẹ có thể tìm một nguồn sữa khác. Sữa chua không đường là một lựa chọn tốt. Mẹ có thể cho bé uống sữa khác, tuy nhiên hãy để bé làm quen với sữa bò sau 18 tháng tuổi mẹ nhé.
Trẻ 1 tuổi ăn dặm có phần thay đổi so với khi bắt đầu tập ăn. Mẹ nên lưu ý đến khẩu phần ăn của con để bé được hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết. Hãy kiên nhẫn và đặt nhiều tình yêu thương vào đó, việc ăn dặm sẽ trở thành thời gian vui vẻ của cả mẹ và bé. Chúc mẹ thành công!