Mẹ bầu được mách ngải cứu trị cảm cúm và tiêu chảy tốt nên dự định bổ sung vào thực đơn. Thế nhưng, mẹ vẫn băn khoăn không biết bầu 3 tháng cuối có được ăn ngải cứu không, muốn tìm hiểu kỹ rồi mới quyết định ăn để tránh gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và em bé. Để giúp mẹ có câu trả lời chính xác nhất, bài viết dưới đây sẽ đem đến những kiến thức bổ ích, cùng theo dõi mẹ nhé!
Mục lục
1. Bầu 3 tháng cuối có được ăn ngải cứu không
Có 2 trường hợp nhé mẹ ơi! Nếu mẹ bầu thể trạng tốt có thể ăn ngải cứu và ngược lại, mẹ bầu yếu, cơ địa nhạy cảm không nên ăn ngải cứu đâu ạ. Mẹ kéo xuống dưới để tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
1.1. Mẹ bầu có thể trạng tốt có thể ăn ngải cứu
Mẹ bầu 3 tháng cuối có thể trạng tốt, thai kỳ ổn định có thể ăn ngải cứu nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn. Bởi hợp chất thujone (một chất dẫn truyền thần kinh) có trong ngải cứu kích thích tử cung co bóp gây sảy thai hoặc sinh non và có thể là nguyên nhân gây suy thận cấp tính.
Mẹ bầu 3 tháng cuối, thể trạng tốt bổ sung ngải cứu vào thực đơn với lượng phù hợp (theo lời khuyên của bác sĩ) sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời như:
1 – Đánh bay cảm cúm – hạ sốt
Artemisinin là hợp chất có trong ngải cứu sở hữu tác dụng chống lại cảm cúm, sốt rét. Artemisinin đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các gốc tự do chống lại vi khuẩn xâm nhập, nhờ thế mà đánh bay triệu chứng cảm cúm, giúp hạ sốt và tăng sức đề kháng cho mẹ bầu.
2 – Hạn chế trào ngược dạ dày
Sự gia tăng của hormone progesterone và kích thước thai nhi lớn dần chèn ép lên dạ dày của mẹ, gây giãn ruột, làm giảm hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì thế trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ rất hay bị trào ngược dạ dày. Trong ngải cứu có hàm lượng Artemisinin và chất xơ dồi dào, góp phần tăng nồng độ axit dạ dày, giảm đau bụng, đầy hơi, cải thiện hệ tiêu hóa và “đánh bay” triệu chứng ợ chua, hỗ trợ cải thiện trào ngược dạ dày.
3 – Giảm đau cơ hiệu quả
Trong ngải cứu có nhiều tinh dầu, có tính ấm và vị đắng, các thành phần này hoạt động như một hợp chất gây tê ở mức độ nhẹ giúp giảm triệu chứng đau cơ tức thì.
4 – Mẹ ngủ ngon hơn
Ngải cứu có mùi thơm thảo mộc nhẹ nhàng, vị đắng hậu ngọt, thanh mát. Mẹ bầu ăn ngải cứu có công dụng làm ấm cơ thể, giảm lo âu căng thẳng, giúp an thần và có giấc ngủ sâu, trọn vẹn hơn.
1.2. Mẹ bầu yếu – cơ địa nhạy cảm không nên ăn ngải cứu
Mẹ bầu yếu, cơ địa nhạy cảm không nên ăn ngải cứu vì sẽ mang lại những tác hại xấu không mong muốn dưới đây:
1 – Khiến mẹ bị ảo giác
Trong ngải cứu có chứa một hợp chất hóa học được gọi là thujone, đây là thành phần chính và có thể khiến mẹ bị ảo giác, hưng phấn.
2 – Dị ứng da
Nguyên nhân chính gây dị ứng ở rau ngải là do phấn hoa. Theo các bác sĩ da liễu, ngải cứu có thể gây phản ứng ở một số mẹ bầu bị dị ứng với thực vật họ Asteraceae như hoa cúc, hướng dương, cần tây, cà rốt,… Một số biểu hiện dị ứng ngải cứu thường gặp là nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi thường xuyên, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy,…
3 – Gây suy thận
Hấp thụ lượng lớn chất thujone (một chất dẫn truyền thần kinh) có trong ngải cứu là nguyên nhân chính gây rối loạn chuyển hóa chức năng, tích tụ độc tố gây suy thận cấp tính. Mẹ bầu có tiền sử suy thận tuyệt đối không ăn rau ngải cứu, tình trạng có thể tăng nặng do sự xâm nhập của chất độc thujone nhưng không được đào thải kịp thời.
4 – Giảm tỷ lệ sinh thường
Ngải cứu có độc tính (hợp chất thujone) dễ dẫn đến phản ứng co bóp tử cung bất thường, chảy máu và thậm chí là sinh non. Mẹ bầu yếu, cơ địa nhạy cảm ăn ngải cứu có thể phải đối mặt với nguy cơ chỉ định mổ đấy ạ.
Ngoài ra, nếu mẹ bị viêm gan, rối loạn đường ruột, có tiền sử sinh non, sảy thai cũng không nên ăn ngải cứu, vì trong loại lá này có độc tính, dễ dẫn đến tình trạng trúng độc và gây co bóp tử cung đẩy thai nhi ra ngoài.
2. 4 điều mẹ bầu 3 tháng cuối cần chú ý khi ăn ngải cứu
Mẹ đã thăm khám bác sĩ và được gợi ý có thể ăn ngải cứu thì cần lưu ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe và đạt hiệu quả tốt nhất nhé!
2.1. Ăn ngải cứu đúng theo hàm lượng khuyến cáo của bác sĩ
Đa phần bác sĩ khuyên mẹ bầu có thể trạng khỏe mạnh thì nên ăn ngải cứu 1 – 2 lần/tháng, mỗi lần khoảng 20 – 30gr (cỡ 3 – 5 ngọn). Mẹ nhớ tuân thủ theo chỉ dẫn, không ăn nhiều hơn để tránh tác dụng phụ như nôn ói, mệt mỏi, khó chuyển dạ khi sinh nhé.
2.2. Ngừng ăn ngải cứu nếu có dấu hiệu xuất huyết – đau bụng
Nếu mẹ bầu có dấu hiệu xuất huyết, đau bụng thì nên ngừng ăn ngải cứu ngay. Bởi nhiều khả năng đây là dấu hiệu phản ánh tử cung đang co bóp mạnh, có nguy cơ gây sảy thai.
2.3. Thăm khám bác sĩ đều đặn để phát hiện sớm vấn đề bất thường
Tinh dầu ngải cứu có tác dụng tốt với mẹ bầu nhưng cũng có chứa độc tính thujone. Hợp chất này có thể tích tụ trong cơ thể, khó đào thải và gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu như dị ứng, xuất hiện ảo giác, suy gan, suy thận, sinh non, dọa sảy,… Các triệu chứng này có thể không có dấu hiệu cụ thể, bởi vậy mẹ nên thăm khám bác sĩ đều đặn để kịp thời phát hiện sớm những vấn đề bất thường có thể xảy ra.
Tốt nhất, mẹ nên nên đến gặp bác sĩ định kỳ 2 tuần/lần và thăm khám ngay nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào nhé.
2.4. Vệ sinh tay và miệng thật kỹ sau khi ăn ngải cứu
Một lưu ý quan trọng cho mẹ trước và sau khi ăn bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả ngải cứu, mẹ cần vệ sinh tay và miệng thật kỹ để tránh hại khuẩn gây bệnh. Đặc biệt mẹ bầu 3 tháng cuối đi lại rất nặng nề, chân mẹ sưng phù, bé trong bụng thì lúc nào cũng nghịch ngợm khiến đôi lúc mẹ lười di chuyển.
Khăn ướt ra đời như một vị “cứu tinh” giúp mẹ không cần đi rửa tay mà vẫn diệt sạch vi khuẩn, bổ sung thành phần dưỡng ẩm giúp da tay mẹ luôn hồng hào, mịn màng bất chấp thay đổi nội tiết tố thời kỳ bầu bí. Sau này bé ra đời, mẹ sử dụng khăn ướt Mamamy để lau tay và miệng sau khi ăn, vừa tiện lại sạch sẽ, sạch khuẩn cực tốt. Thiết kế của sản phẩm rất thông minh, mẹ dễ dàng rút rời từng tờ nên không lo nhiễm khuẩn ngược hay mất vệ sinh khi sử dụng đâu ạ.
Mẹ nhanh tay săn deal Mua 1 TẶNG 1 cực HOT để tích trữ dùng dần nhé, giá siêu hời đấy mẹ ạ. Mẹ cứ để sẵn vài bịch khăn ướt trong nhà, khi cần dùng mẹ với tay rút khăn là có thể lau được ngay, đỡ phải đi lại nhiều.
3. 3 cách chế biến ngải cứu thơm ngon – bổ dưỡng cho mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 3
Mẹ nên chế biến ngải cứu theo các cách sau để đảm bảo dinh dưỡng, an toàn và mang lại lợi ích tốt nhất ở tam cá nguyệt thứ 3 nhé.
3.1. Gà hầm ngải cứu mềm ngọt
Thịt gà là nguồn cung cấp sắt, kẽm và choline tự nhiên, những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển não và cột sống của em bé. Món ăn này có thể chế biến đơn giản với ít nguyên liệu, đặc biệt là rất giàu dinh dưỡng, cực thích hợp cho mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ ba.
1- Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
- Gà ta: 1 con (khoảng 1.5kg)
- Ngải cứu: 250g
- Mật ong: 2 muỗng canh
- Gia vị: 1 muỗng cà dầu ăn, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng hạt nêm
- Muối trắng: 30gr (khoảng 1 – 2 muỗng cà phê)
- Nồi, bát, muôi, thìa, nĩa, đũa
2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
Mẹ học nấu gà hầm ngải cứu với các bước đơn giản dưới đây:
- Bước 1: Lá ngải cứu mẹ nhặt bỏ phần gốc, những lá già, vàng úa và sâu, chỉ lấy đọt và lá non. Sau đó mẹ rửa sạch, hơi vò nhẹ để ngải cứu tiết tinh dầu, khi hầm sẽ chín mềm và có vị ngọt tự nhiên, ít đắng hơn.
- Bước 2: Gà ta mua về mẹ chà sát với muối hột để khử bớt mùi hôi, rửa lại với nước sạch từ 2 đến 3 lần và để cho thật ráo. Để gà thấm gia vị, mẹ dùng một chiếc nĩa đâm nhẹ vào xung quanh phần da,ẹ lưu ý không đâm quá sâu và mạnh sẽ làm rách phần da mẹ nhé.
- Bước 3: Mẹ cho dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm và mật ong vào bát và trộn đều. Gà sau khi ráo nước, mẹ mang gang tay để xoa đều hỗn hợp gia vị trên lên gà, từ ngoài vào trong, để yên và ướp cho gà thấm gia vị khoảng 30 phút.
- Bước 4: Cuối cùng mẹ cho 1 lớp lá ngải ở đáy nồi, nhét 1 ít ngải cứu vào bụng gà, sau đó mẹ tiến hành đặt gà vào rồi phủ một lớp ngải cứu lên trên, thêm vào 400ml nước vào và bật bếp. Ban đầu, mẹ hầm gà ở lửa lớn, khi đã sôi thì hạ nhỏ lửa hầm liu riu trong khoảng 40 phút cho đến khi chín mềm.
- Bước 5: Thành quả thu được là miếng gà vàng óng, mềm tan, thơm thịt và dậy mùi thảo mộc đặc trưng của ngải cứu, hấp dẫn lắm mẹ ơi.
3.2. Trứng gà chiên ngải cứu béo ngậy
Trứng rất giàu i-ốt, sắt, protein chất lượng, chất béo omega-3 và hơn chục loại vitamin và khoáng chất, bao gồm cả choline, vitamin A, D, E và B12…rất tốt cho sự phát triển trí não của bé và đề kháng của mẹ.
Công thức trứng gà chiên ngải cứu cực dễ làm, chỉ mất khoảng 10 phút là mẹ đã có ngay dĩa trứng chiên béo ngậy, thơm phức rồi. Cùng bắt tay vào chế biến ngay mẹ nhé!
1- Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
- Trứng gà ta: 2 quả
- Ngải cứu: 30gr ( cỡ 5 ngọn non)
- Mật ong: 2 muỗng canh
- Hành tím băm: 1 muỗng cà phê
- Gia vị: 2 muỗng cà dầu ăn, ½ muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng hạt nêm
- Chảo, đĩa, đũa, bát
2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
- Bước 1: Lá ngải cứu mẹ nhặt bỏ phần gốc và lá già, chỉ lấy cỡ 4 – 5 đọt non, mềm vì khi ăn sẽ ít vị đắng và không bị nhiều xơ. Sau đó, mẹ đem ngải cứu rửa sạch với nước, để ráo và thái nhỏ.
- Bước 2: Trứng gà ta mẹ đập ra bát, thêm vào bột ngọt, hạt nêm và dùng đũa đánh đều sao cho lòng trắng, lòng đỏ quyện vào nhau. Tiếp tục, mẹ thêm hành tím băm và ngải cứu thái nhỏ vào bát và trộn thật đều.
- Bước 3: Mẹ cho dầu ăn vào chảo, chờ dầu nóng thì nhanh tay đổ hỗn hợp trứng ngải cứu vào chiên. Mẹ nhớ điều chỉnh bếp ở mức lửa vừa, chiên đều 2 mặt, mỗi mặt khoảng 3 phút là trứng chín vàng, bên ngoài hơi xém giòn, bên trong vẫn còn độ ẩm, ngậy béo và thơm nức mũi. Cuối cùng, mẹ cho trứng chiên ra đĩa và thưởng thức ngay, ăn kèm cơm nóng siêu ngon đấy ạ!
3.3. Canh ngải cứu nấu thịt heo đơn giản
Thịt heo rất giàu protein và khoáng chất như thiamine, selen, kẽm, vitamin B6, B12, sắt, photpho…mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho mẹ bầu như: cải thiện hệ tiêu hoá, cung cấp năng lượng, tăng cường sức đề kháng.
Món canh ngải cứu nấu thịt heo là một gợi ý tuyệt vời trong thực đơn của mẹ bầu 3 tháng cuối bởi hương vị thanh mát, dễ ăn và dễ tiêu hóa, không gây nặng bụng khó chịu cho mẹ.
1- Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
- Thịt nạc dăm: 200gr
- Ngải cứu: 30gr (cỡ 5 ngọn nhỏ)
- Hành tím băm: 1 muỗng cà phê
- Gia vị: 1 muỗng cà dầu ăn, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng cà phê nước mắm ngon, 1/2 muỗng hạt nêm
- Nồi, muôi, đũa, bát
2- Hướng dẫn mẹ cách thực hiện
Hướng dẫn mẹ cách nấu canh thịt heo ngải cứu thanh mát với 3 bước đơn giản, cụ thể:
- Bước 1: Rau ngải cứu mẹ nhặt sạch gốc và lá úa, chỉ lấy ngọn non, rửa kỹ và vò qua để ngải ra bớt tinh dầu, giảm độ chát và đắng khi nấu canh.
- Bước 2: Thịt heo mẹ rửa sạch, thái miếng rồi băm nhỏ vừa ăn. Mẹ cho dầu ăn vào nồi, chờ dầu nóng thì thêm hành tím vào phi thơm vàng, cho tiếp thịt băm vào xào cho đến khi thịt chín, săn lại thì cho nêm gia vị gồm nước mắm ngon, hạt nêm và bột ngọt.
- Bước 3: Sau đó, mẹ thêm 350ml nước, đậy vung để nước sôi, khi canh bắt đầu sôi thì mẹ cho ngải cứu vào nấu khoảng 3 phút rồi tắt bếp. Ngải cứu rất dễ chín, mẹ nấu chín tới để giữ được màu xanh non đẹp mắt, rau không nhừ nát mà có độ giòn ngọt, ít đắng rất dễ ăn.
Như vậy mẹ đã biết bầu 3 tháng cuối có được ăn ngải cứu không rồi. Mẹ bầu có thể trạng tốt, thai kỳ ổn định thì có thể ăn ngải cứu nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn. Ngược lại, nếu mẹ bầu yếu, cơ địa nhạy cảm thì không nên ăn đâu ạ. Ngoài ra, mẹ nhớ ăn đúng cách và đừng quên 4 lưu ý quan trọng để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé nhé. Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp kịp thời. Chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc!