Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm bởi mẹ muốn đảm bảo sức khỏe của mình luôn ổn định khi mang thai và không muốn bị ảnh hưởng xấu từ thực phẩm hấp thụ vào cơ thể. Vậy Góc của mẹ sẽ giải đáp cho mẹ ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?
Mít là loại quả có hương vị ngọt ngào được nhiều người ưa chuộng, nhưng có quan niệm cho rằng mẹ bầu 3 tháng không nên ăn mít bởi đây là loại quả gây nóng trong người, làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Trên thực tế, quan niệm này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Khi được hỏi bầu 3 tháng đầu ăn mít được không, các chuyên gia cho rằng bà bầu hoàn toàn có thể ăn mít ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, miễn là dùng có chừng mực.
Mẹ hãy tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g mít dưới đây để biết bầu 3 tháng đầu ăn mít được không mẹ nhé:
Dưỡng chất | Hàm lượng |
Năng lượng | 94 Kcal |
Chất béo | 0.64 g |
Carbohydrate | 23.5 g |
Protein | 1.72 g |
Chất xơ | 4 g |
Chất bột đường | 24 g |
Vitamin A | 110 IU |
Vitamin C | 13.7 mg |
Vitamin E | 0.34 mg |
Canxi | 34 mg |
Phốt pho | 21 mg |
Kali | 303 mg |
Magie | 37 mg |
2. Top 9 lợi ích tuyệt vời từ trái mít cho mẹ bầu
Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời từ trái mít dành cho mẹ đang mang thai.
2.1. Bầu 3 tháng đầu ăn mít ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
Sắt tham gia vào thành phần của tế bào hồng cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy. Đặc biệt, đối với mẹ đang mang thai nhu cầu bổ sung sắt của cơ thể tăng gấp 5 – 7 lần bình thường để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Vậy bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Có chứ mẹ ơi! Mít chứa nhiều chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và kiểm soát việc lưu thông máu trong cơ thể hiệu quả. Vì vậy, mít là loại trái cây tuyệt vời giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt mà không lo béo phì.
2.2. Ăn mít giúp tăng cường hệ miễn dịch
Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu thường suy giảm hơn bình thường do hệ miễn dịch có thêm nhiệm vụ bảo vệ bé. Chính vì vậy mẹ dễ mắc bệnh hơn.
Mẹ không cần lo sợ bầu 3 tháng đầu ăn mít được không bởi mít được xem là nguồn thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Khi mẹ ăn loại quả này sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây bệnh.
2.3. Tốt cho mẹ cao huyết áp
Kali có trong mít có tác dụng hạ huyết áp rất tốt, trung bình cứ 100g mít sẽ cung cấp khoảng 303 miligam kali. Vì vậy, việc mẹ ăn mít thường xuyên là một cách để duy trì mức huyết áp trong tầm kiểm soát. Ngoài ra, mẹ bầu ăn mít còn giúp ngăn ngừa bệnh tim và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.
2.4. Bầu 3 tháng đầu ăn mít giúp giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp
Sự gia tăng của hormone hCG trong thời gian mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp trong máu, tăng nguy cơ rối loạn tuyến giáp. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và thai nhi.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vitamin B chứa trong trái mít sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề về tuyến giáp ở phụ nữ và làm giảm triệu chứng rối loạn một cách hiệu quả.
2.5. Bổ sung canxi thiếu hụt
Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, thai nhi cần một lượng lớn canxi từ mẹ để hình thành và phát triển trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy mà mẹ rất dễ bị thiếu canxi.
Mít rất giàu magie, một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc hấp thụ canxi và kết hợp với canxi để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh như loãng xương. Vậy nên mẹ hãy bổ sung mít vào thực đơn hàng ngày để giúp xương chắc khỏe nhé!
2.6. Bầu 3 tháng đầu ăn mít giúp điều tiết hormone
Nếu mẹ còn phân vân bầu 3 tháng đầu ăn mít được không thì hãy đến với lợi ích tiếp theo của mít đó là giúp điều tiết hormone. Các dinh dưỡng trong mít sẽ hạn chế mức độ căng thẳng trong thời gian mang thai. Ngoài ra, ăn mít sẽ giúp mẹ duy trì được tinh thần thoải mái để từ đó nuôi dưỡng thai nhi một cách tốt nhất.
2.7. Bảo vệ mắt và da
Khi mang thai, do sự thay đổi của hormone, nội tiết tố có thể gây nên tình trạng mắt mờ, sạm da. Mít có chứa nhiều vitamin A giúp củng cố màng nhầy trên giác mạc, làm sáng da hiệu quả, có tác dụng duy trì sức khỏe của đôi mắt sáng và làn da căng bóng mịn màng. Vì vậy, mẹ nên bổ sung mít để có một đôi mắt sáng và làn da đẹp mẹ nhé!
2.8. Tăng cường hoạt động tiêu hóa cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Chắc hẳn đọc đến đây, mẹ đã biết bầu 3 tháng ăn mít được không rồi chứ? Ngoài những công dụng nêu trên, mít còn tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
Mít chứa các chất có thuộc tính chống loét và rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mít còn có rất nhiều chất xơ, giúp mẹ ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa bình thường của cơ thể. Loại chất xơ này cũng có tác dụng loại bỏ các màng nhầy bám ở ruột, từ đó giúp mẹ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột già.
3. Một số tác dụng phụ từ trái mít
Bầu 3 tháng ăn đầu ăn mít được không, có gây ảnh hưởng đến thai nhi không? Mặc dù mít có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ mà mẹ cần chú ý.
- Gây nóng trong: Mẹ có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy không nên ăn nhiều vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu, thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu – nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
- Khiến bệnh thêm trầm trọng: mẹ mắc các bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh suy thận mạn tính, bệnh tiểu đường tuyệt đối không sử dụng mít để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Gây dị ứng: Nếu mẹ là người có tiền sử bị dị ứng lại chưa bao giờ ăn mít thì không nên ăn trong lúc mang thai đâu nha!
- Đông máu: Nếu mẹ bị rối loạn đông máu, hãy tránh ăn mít khi mang thai vì nó có thể làm tăng nguy cơ đông máu đó ạ.
- Tăng lượng đường trong máu: Mít có chứa hàm lượng đường tự nhiên cao có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của mẹ. Do vậy, mẹ nên tránh ăn mít nếu bị đái tháo đường thai kỳ nha!
4. Cách chế biến món ngon tốt cho mẹ bầu 3 tháng từ mít
Bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Câu trả lời đương nhiên là có rồi. Dưới đây, Góc của mẹ sẽ gợi ý cho mẹ thêm 3 cách chế biến các món ngon từ trái mít giúp thực đơn của mẹ không trở nên nhàm chán.
4.1 Sữa chua mít
Mẹ cần chuẩn bị:
- Mít 300g
- Sữa đặc 390 ml
- 2 bịch sữa tươi không đường 440 ml
- Sữa chua 200g
- Nước 500ml
- Khuôn làm sữa chua
Cùng bắt tay vào làm nhé:
- Bước 1: Mẹ cần lột bỏ phần xơ và hạt mít, sau đó cắt nhỏ phần mít này rồi cho vào cối xay. Mẹ cho thêm khoảng 500ml nước lọc vào, xay nhuyễn hỗn hợp này.
- Bước 2: Sau khi xay xong mẹ đổ hỗn hợp trên vào nồi, bắc lên bếp, đun sôi trong khoảng 2 phút thì tắt bếp.
- Bước 3: Mẹ đổ 390ml sữa đặc ra tô và trộn chung với nước mít nóng vừa nấu, khuấy đều rồi cho 440ml sữa tươi không đường vào và tiếp tục khuấy.
- Bước 4: Sau khi hỗn hợp này nguội đến khoảng 35 – 40 độ C thì mẹ cho tiếp 200g sữa chua vào, khuấy nhẹ để các nguyên liệu hòa tan hoàn toàn vào nhau.
- Bước 5: Sau khi hỗn hợp này đã mịn và nguội thì mẹ lần lượt đổ sữa chua vào khuôn đã chuẩn bị. Sau đó cho vào thùng giữ nhiệt, đổ nước ấm vào đến khoảng 2/3 khuôn, rồi ủ sữa chua trong 8 – 10 giờ.
- Bước 6: Khi đã đủ thời gian ủ, mẹ lấy sữa chua ra ngoài, mẹ có thể thưởng thức luôn hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
Mẹ hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết cách làm sữa chua mít tại đây để hiểu rõ hơn mẹ nhé! (Nguồn: Feedy Món Ăn Ngon)
4.2 Mít sấy
Mẹ cần chuẩn bị:
- Mít 1 kg
- Chanh 1 quả
- Dầu ăn
- Đường/ Muối
Cùng bắt nay vào làm nhé:
- Bước 1: Mẹ dùng dao loại bỏ phần xơ và hạt mít, sau đó cắt múi mít làm đôi. Nếu múi mít có kích thước lớn thì mẹ có thể cắt thành 3 hoặc 4 nhé.
- Bước 2: Mẹ cần chuẩn bị một thau nước rồi cho vào 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh rồi khuấy đều đến khi đường tan.
- Bước 3: Mẹ cho hết lượng mít đã bóc vào ngâm trong khoảng 10 – 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Bước 4: Sau khi mít đã ráo nước thì mẹ hãy chia mít thành 2 – 3 phần để tiến hành sấy mít. Sau đó, mẹ dùng giấy nến đặt vào khay rồi xếp mít vào lò nướng.
- Bước 5: Mẹ tiến hành sấy mít trong khoảng 1 giờ đầu tiên ở 130 độ C. Sau 1 giờ, mẹ dùng đũa đảo đều mít rồi tiếp tục sấy mít ở 100 độ C trong khoảng 30 phút.
- Bước 6: Mẹ lấy mít ra khỏi lò nướng và để nguội là có thể sử dụng được rồi.
4.3. Kem mít
Mẹ cần chuẩn bị:
- Mít 300 gr (đã bỏ hạt)
- Whipping cream 200 ml
- Sữa đặc 25 gr
- Đường 60 gr
- Khuôn làm kem
Cùng bắt nay vào làm nhé:
- Bước 1: Đầu tiên, mẹ chia 300gr mít làm 3 phần bằng nhau, sau đó cắt khúc nhỏ 2 phần mít. Đối với phần mít còn lại, mẹ chia làm 2 phần, 1 phần cắt sợi và 1 phần cắt hạt lựu.
- Bước 2: Mẹ cho phần mít cắt được vào máy xay sinh tố cùng với 60gr đường rồi xay nhuyễn mịn.
- Bước 3: Mẹ dùng máy đánh bông cứng 200ml whipping cream đến khi tạo chóp đứng là được. Tiếp theo, mẹ cho 25gr sữa đặc vào phần kem bông và dùng muỗng trộn nhẹ nhàng cho hỗn hợp hòa quyện. Sau đó, mẹ cho vào thêm hỗn hợp mít vừa xay nhuyễn, mít cắt hạt lựu rồi trộn đều 1 lần nữa.
- Bước 4: Mẹ đổ hỗn hợp kem vào khuôn, đậy nắp kín và để vào ngăn đá tủ lạnh 4 tiếng. Sau 4 tiếng, mẹ dùng muỗng xới đều kem lên, dàn phẳng mặt lại rồi tiếp tục để đông thêm 2 tiếng.
- Bước 5: Sau 2 tiếng, mẹ tiếp tục xới kem thêm 1 lần nữa, dàn đều mặt kem và để đông 2 tiếng nữa là hoàn tất rồi ạ.
Mẹ hãy xem chi tiết cách làm tại tại đây để được hướng dẫn cụ thể nhé! (Nguồn: Feedy Món Ăn Ngon)
5. Lưu ý khi ăn mít đúng cách dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Bên cạnh những công dụng tuyệt vời của việc ăn mít thì mẹ cũng cần chú ý một số điều để biết bầu 3 tháng đầu ăn mít được không:
1- Mặc dù mít có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai nhưng mẹ chỉ nên ăn với lượng vừa phải. Việc nạp vào cơ thể quá nhiều mít rất dễ gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
2 – Những trường hợp bị dị ứng với mít hay bị rối loạn đông máu tuyệt đối nên tránh ăn mít bởi điều này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng thêm.
3 – Mẹ mang thai đang mắc bệnh tiểu đường, béo phì hay huyết áp thấp nên hạn chế sử dụng mít.
4 – Đối với mẹ dễ nổi mụn nhọt, cơ địa nóng, gan nhiễm mỡ, suy thận mãn tính, suy nhược, sức khỏe yếu,… ăn mít sẽ gây hại cho sức khỏe.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ giải đáp được câu hỏi bầu 3 tháng đầu ăn mít được không. Mẹ đừng quên theo dõi Góc của mẹ để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé! Chúc mẹ luôn khỏe mạnh và nuôi dưỡng thai nhi thật tốt!
Mẹ tham khảo thêm nha:
Mang thai 3 tháng đầu ăn lựu được không? Lợi ích tuyệt vời từ trái lựu!
Mẹ bầu ăn cay được không? 7 điều mẹ nhất định phải biết khi ăn cay
Bầu 3 tháng đầu nên ăn canh gì? 17 món canh siêu ngon giải nhiệt mùa hè!