Tính cách là thứ bẩm sinh nhưng không phải là không thay đổi được. Các mẹ có thể thay đổi và giáo dục tính cách của bé ngay từ lúc biết nói và biết đi. Để giúp các bé có thể phát triển và có khả năng nhận thức tốt hơn về cuộc sống. Dưới đây nhà mình chia sẽ và cung cấp cho các mẹ về việc giáo dục tính cách cho bé gồm 10 thủ thuật đặc biệt rất hay và đơn giản.
Mục lục
1. Giáo dục tính cách là gì ?
Tính cách chính là điều tạo nên con người. Tính cách có thể được hiểu là một tập hợp các thuộc tính quyết định hành động. Và cách ứng xử mang tính đạo đức của con người. Tính cách không phải bẩm sinh đã có. Nó được hình thành qua quá trình học hỏi và rèn luyện. Việc dạy và xây dựng những đức tính tốt cho trẻ là một phần trách nhiệm của bố mẹ.
Tính cách của một người mô tả chân thật nhất về sự nuôi dạy và trưởng thành của người ấy. Đưa ra các giá trị đúng đắn và nuôi dưỡng con người dựa trên nền tảng học thức nên bắt đầu sớm từ trẻ.
2. 10 thủ thuật về giáo dục tính cách quan trọng
Trước đây, nói đến người thành công người ta thường nhắc đến chỉ số IQ như là yếu tố quyết định. Tuy nhiên ngày nay, các nhà khoa học nhận thấy. IQ cao chưa đủ để con bạn thành công. Yếu tố quan trọng hơn cả IQ ấy là tính cách của con bạn. Theo chương trình giáo dục tính cách bằng hành động tập trung. Xây dựng 10 thủ thuật về giáo dục tính cách quan trọng nhất. Quyết định đến thành công và hạnh phúc của bé trong hiện tại và tương lai.
2.1. Giáo dục tính cách về thái độ hòa bình
Là khả năng con có thể đưa ra quyết định giải quyết mọi tranh chấp một cách bình tĩnh. Và tạo ra môi trường “dĩ hòa vi quý”. Nơi mọi người đón nhận nhau và có tinh thần đoàn kết.
2.2. Về sự tôn trọng với người lớn
Là khả năng tôn trọng, lắng nghe quan điểm, ý kiến và cảm xúc của người khác. Là khả năng có cái nhìn thấu đáo và công bằng khi cư xử với người khác. Sự tôn trọng là một thủ thuật không thể thiếu khi bắt đầu các mẹ bắt đầu dạy con.
2.3. Giáo dục tính cách về sự kiên trì
Trẻ nỗ lực và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bằng mọi khả năng của mình. Luôn theo đuổi đến cùng nhiệm vụ đó dù gặp khó khăn. Chính vì vậy, sự kiên trì là một điều khá quan trọng trong để dạy các bé nhận thức trong cuộc sống.
2.4. Về tinh thần lạc quan
Là thái độ sống tích cực, kiên cường trước nghịch cảnh. Và luôn hy vọng vào tương lai. Lạc quan, vui vẻ giúp bé có thể hoàn thành tốt mọi điều tiêu cực trong cuộc sống.
2.5. Về lòng chính trực với mọi người
Trẻ cần trung thực để trở thành người đáng tin cậy. Hành động phải luôn đi đôi cùng lời nói. Giáo dục tính cách về sự trung thực vô cùng cần thiết. Vậy nên, các mẹ phải dạy cho bé khi bắt đầu biết đi.
2.6. Giáo dục tính cách về lòng dũng cảm
Trẻ cần có sức mạnh và khả năng đối mặt với thử thách. Có tinh thần chủ động hành động mà không cần chờ sự thúc giục của người khác.
2.7. Về tinh thần hợp tác với bạn bè
Là khả năng trẻ làm việc cùng nhau theo tinh thần đồng đội, tinh thần nhóm. Để cùng đạt đến một mục tiêu chung. Giúp cho trẻ biết chơi và học hỏi bạn bè để cùng nhau phát triển bản thân.
2.8. Về lòng biết ơn với mọi người
Trẻ cần có khả năng thể hiện thái độ biết ơn, trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà mình may mắn có được.
2.9. Giáo dục tính cách về sự quan tâm
Trẻ biết cách bày tỏ sự tử tế, lòng trắc ẩn. Sự cảm thông và tình người với người khác. Mẹ nên giáo dục tính cách các bé kỹ hơn về sự quan tâm đến mọi người xung quanh.
2.10. Về tinh thần trách nhiệm
Trẻ cần thể hiện được tính kỷ luật, khả năng tự chủ, sự trung thực. Và tinh thần trách nhiệm với những lựa chọn, lời nói. Cũng như hành động của bản thân. Trẻ phải luôn quan tâm đến người khác và môi trường xung quanh. Trách nhiệm là một điều vô cùng quan trọng trong việc giáo dục tính cách cho các bé. Vì vậy, mẹ hãy dạy cho các bé từ khi bắt đầu vào đi học.
3. Muốn ngấm, để trẻ “thấm” bằng hành động
Có thể mẹ cho rằng: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Đúng, mỗi đứa trẻ sinh ra đã mang theo một cá tính nhất định. Tuy nhiên, tính cách là sự phát triển suốt cả cuộc đời. Tính cách con sẽ phát triển theo chiều hướng tốt hay không phụ thuộc nhiều vào việc làm gương và đồng hành hỗ trợ của ba mẹ, thầy cô. Đấy là lý do chương trình giáo dục tính cách bằng hành động không chỉ áp dụng đối với lứa tuổi tiểu học, trung học… mà được rèn giũa từ khi bé mới chỉ 18 tháng tuổi.
“Ngày trước chúng ta học đạo đức, giáo dục công dân… đấy là chúng ta đang học tính cách bằng lý thuyết. Lý thuyết tác động vào ý thức, không tác động vào tiềm thức, vô thức. Ở trẻ, vô thức rất mạnh.
Bên cạnh đó, trẻ học nhiều nhất bằng hình mẫu. Nếu muốn trẻ có sự tôn trọng, người dạy trẻ là các cô và các bậc cha mẹ phải cùng cộng tác để cụ thể hóa bằng hành động cho bé làm, nhìn thấy, cảm thấy.
Lời kết
Trên đây, là những thủ thuật rất hay và đơn giản mà nhà mình dành cho các mẹ. Hy vọng sẽ là những điều hữu ích cho các mẹ để dạy cho bé nhà phát triển và nhận thức tốt hơn trong cuộc sống.