Trẻ sơ sinh bị nấc nhìn chung không có gì quá nghiêm trọng lắm. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ phải chữa trị dứt điểm mọi dấu hiệu bệnh ở trẻ để tránh việc nấc cụt dẫn đến các bệnh khác. Vì vậy, hôm nay hãy cùng tìm hiểu tất cả về việc trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhé. Bao gồm nguyên nhân, cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nấc và phòng ngừa chúng.
Bé bị nôn-những điều cần để trở thành một người mẹ tốt
10 nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ
Mục lục
1. Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là gì?
Nấc cụt (gọi đơn giản là nấc) được tạo ra do cơ hoành bị kích thích không liên tục. Chính việc dây thanh âm bị đóng lại đột ngột là nguyên nhân tạo nên tiếng nấc.
Đây là một hiện tượng thường xuyên xảy ra. Đặc biệt hay gặp ở các trẻ dưới 1 tuổi.
Người lớn khi nấc cụt cũng cảm thấy rất phiền và khó chịu. Vì vậy, nhiều mẹ có thể nghĩ con cũng sẽ bị phiền. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thường không bị ảnh hưởng bởi chúng. Trên thực tế, nhiều trẻ sơ sinh có thể ngủ hết nấc mà không bị quấy rầy, nấc cụt hiếm khi cản trở hay ảnh hưởng gì đến hô hấp của trẻ.
Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2019 đã chỉ ra rằng nấc cụt có thể quan trọng đối với sự phát triển não bộ và nhịp thở của em bé. Theo bài nghiên cứu, Nấc cụt có thể cung cấp thông tin đầu vào để phát triển các giác quan ở trẻ sơ sinh đủ tháng và đủ tháng.
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân của nấc cụt. Và nếu việc trẻ sơ sinh nấc do các việc ăn uống, ngủ sai cách thì mẹ cần tìm ra và thay đổi chúng.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc
- Bú một lúc quá nhiều sữa làm bé no: Em bé bú quá no, trẻ nuốt nhiều không khí sẽ khiến bé bị nấc. Đặc biệt là khi bé bú bình với kích cỡ bình và núm vú không phù hợp. Việc này khiến bé nuốt được một lượng khí đáng kể vào dạ dày. Khi đạt vượt ngưỡng chịu đựng của dạ dày, nó tạo kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và tạo tiếng nấc.
- Bú quá nhanh: Việc lượng sữa đẩy vào dạ dày quá nhân cũng là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc.
- Bé đang khóc thì mẹ cho uống sữa ngay: Bé đang khóc, mẹ đột ngột cho một lượng sữa vào ngược lại trong người bé. Điều này dẫn đến các thay đổi bất ngờ và cơ thể bé chưa phản ứng kịp. Một vài trường hợp còn gây ra nghẹt thở và sặc sữa.
- Trào ngược dạ dày: Khi xuất hiện nấc có thể là do axit trong dạ dày đang đi ngược vào thực quản. Đây là nguyên nhân phổ biến vì cơ quan tiêu hóa của dạ dày chưa được hoàn thiện.
- Nhiệt độ thay đổi: Khi nền nhiệt thay đổi đột ngột, không khí lạnh đi vào phổi. Điều này có thể tạo ra tiếng nấc.
3. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấc
3.1.Trẻ sơ sinh bị nấc nhiều có sao không?
Nấc chỉ là một hiện tượng sinh lý nhắc nhở về tình trạng của trẻ, không quá nghiêm trọng. Chỉ khi trẻ nấc nhiều kéo dài và mạnh khiến trẻ mệt, nôn trớ và quấy. Mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất.
3.2.Các cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nấc mẹ có thể tham khảo:
- Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trong giai đoạn này, bé bị nấc có thể cho bú sữa. Đối với trẻ ăn dặm, bạn có thể từ từ cho trẻ uống nước. Đây là một cách chữa nấc hiệu quả ở trẻ sơ sinh.
- Nguyên tắc uống: từng chút nhỏ để dừng cơn nấc ở con. Thường khoảng 2,5ml.
- Thay đổi tư thế bú của bé. Khi trẻ sơ sinh bị nấc nhiều sau bú bình, mẹ nên thay đổi tư thế của trẻ. Mẹ cũng thay đổi tay hoặc tư thế bế để hạn chế không khí vào dạ dày bé lúc ăn.
- Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé. Phương pháp là dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của bé trong khoảng nửa phút. Sau đó mẹ thả tay và khép hai cánh mũi song song với việc bịt miệng trẻ. Mẹ làm cho trẻ từ 10 đến 15 lần.
- Cho trẻ khóc một chút. Đây là cách người lớn hay dùng, mục đích là quên đi cơn nấc để hết nấc. Tuy nhiên, giải thích khoa học là việc khóc làm giãn thần kinh thực quản và cắt được các kích thích lên cơ hoành.
- Xoa lưng cho bé. Xoa lưng và đung đưa em bé qua lại có thể giúp bé thư giãn. Điều này có thể ngăn chặn sự co thắt gây ra nấc cụt. Cách này cũng giúp bé tránh được trào ngược dày và giúp bé ợ hơi thoát ra ngoài.
- Ăn đường. một chút đường vào họng giúp kích thích niêm mạc dạ dày. Hiệu quả tương tự đối với mật ong. Đường và mật ong chỉ nên dùng cho trẻ lớn một chút.
3.3.Khi nào nên gọi cho bác sĩ của bạn
Sau khi đã áp dụng những cách trên mà con vẫn chưa hết nấc. Những cơn nấc khiến bé đau hoặc kèm theo nôn trớ sau khi bú thì tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể do GERD hoặc trào ngược axit. Tốt nhất bạn nên đưa con bạn đi khám để loại trừ bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào có thể gây ra chứng nấc cụt.
Nếu tiếng nấc của trẻ dường như cản trở nhịp thở của trẻ hoặc trẻ chuyển sang màu xanh, hãy gọi 911 và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức
4. Ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Nếu mẹ để ý các chi tiết sau, mẹ có thể giảm thiểu tình trạng bị nấc cụt ở con.
- Mẹ không nên cho bé ăn khi bé quá đói cũng không nên cho bé ăn hoặc bú quá no. Vì như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể do việc đột ngột cho bú, bú quá nhanh,…
- Cho em bé bú, ăn thường xuyên với lượng nhỏ. Đây không chỉ là cách ngăn ngừa nấc cụt, mà còn là cách cho ăn được khuyên áp dụng ở trẻ.
- Không tập cho trẻ thói quen nằm bú hay nằm ăn. Và cho em bé ngồi thẳng lưng trong nửa giờ sau mỗi lần bú.
- Chọn mua loại núm vú hạn chế không khí vào dạ dày bé. Mẹ cũng nên cho trẻ sử dụng bình và núm giả phù hợp tùy giai đoạn tuổi.
Nhìn chung, hiện tượng nấc cụt là điều hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh và sẽ giảm dần khi bé lớn hơn. Nhưng nếu trẻ sơ sinh bị nấc liên tục trong một thời gian dài thì có thể báo hiệu của một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa. Chúc mẹ và bé giữ gìn sức khỏe thật tốt.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/childrens-health/newborn-hiccups
https://www.verywellfamily.com/how-to-get-rid-of-infant-hiccups-4160825