Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TRONG TỦ LẠNH HIỆU QUẢ VÀ TƯƠI NGON

Việc sắp xếp các loại thực phẩm sao để có thể bảo quản chúng trong một thời gian dài là vấn đề được mẹ quan tâm khá nhiều. Đồng thời, liệu những cách bảo quản đó có giúp giữ lại các chất dinh dưỡng bên trong chúng hay không? Thì sau đây nhà mình sẽ chia sẻ cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hiệu quả và tươi ngon nhé.

1. Phân loại thực phẩm để bảo quản

Phân loại thực phẩm để bảo quản
Phân loại thực phẩm để bảo quản

1.1. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đối với thực phẩm tươi sống

Sau khi mua thực phẩm tươi sống về. Mẹ nên rửa sạch và để ráo các loại thực phẩm như thịt, cá. Và để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh dễ hàng hơn

Mẹ chia nhỏ mỗi phần thực phẩm tươi sống và cho vào túi zip. Hoặc hộp đựng thực phẩm để tiện cho việc sử dụng. Tránh rã đông khối lượng lớn thực phẩm cùng một lúc trong khi mẹ sử dụng chỉ có một ít. Vì sẽ dễ ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm vào lần sử dụng sau.

1.2. Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh đối với rau củ

Với các loại rau củ, mẹ không nên rửa sạch nếu chưa có nhu cầu sử dụng ngay liền. Thay vào đó hãy loại bỏ những phần bị úng, héo và tuyệt đối không để rau củ bị dính nước mẹ nhé.

Sau đó, mẹ chia rau củ với lượng vừa phải. Rồi cho vào túi zip hoặc túi nilong (có lỗ thoát khí) và đặt vào ngăn mát của tủ lạnh. Vì ngăn này được thiết kế riêng biệt giúp duy trì nhiệt độ và độ ẩm tối ưu. Làm cho rau củ trở nên tươi ngon hơn.

1.3. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đối với trái cây

Khi bảo quản trái cây, mẹ nên phân loại 2 nhóm: nhóm trái cây nguyên trái (còn vỏ) và nhóm trái cây đã cắt thái (đã gọt vỏ). Để quá trình bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hiệu quả hơn.

  • Với nhóm trái cây nguyên trái: Mẹ có thể loại bỏ những phần cuống bị hư hoặc những quả bị úng, héo (như nho, nhãn, vải,…). Sau đó, có thể dùng khăn khô sạch để lau chùi bề mặt của quả và cho vào túi zip có lỗ thoát khí. Rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh
  • Với nhóm trái cây đã cắt thái: Mẹ nên bảo quản trong hộp đựng và đặt vào ngăn mát tủ lạnh

1.4. Đối với thức ăn đã nấu chín (canh, cơm,…)

Với thực phẩm đã được nấu chín. Mẹ cần để nguội (khoảng 2 tiếng) trước khi cho vào hộp đựng thực phẩm. Đậy kín và đặt bên trong ngăn mát tủ lạnh. Vì nếu đặt thức ăn còn đang nóng vào trong tủ lạnh sẽ dễ làm tăng nhiệt độ. Và gây ảnh hưởng đến các thực phẩm khác cũng như khiến cho máy nén hoạt động nhiều hơn. Ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh.

Thời gian sử dụng thức ăn đã được nấu chín nên diễn ra trong khoảng 3 ngày. Và mẹ có thể chia nhỏ lượng thức ăn trước khi bảo quản giúp cho việc sử dụng được tiện lợi hơn.

2. Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Chia thành từng phần nhỏ tương ứng với 1 lần ăn để tránh việc rã đông thừa
Chia thành từng phần nhỏ tương ứng với 1 lần ăn để tránh việc rã đông thừa

2.1. Cách bảo quản đồ tươi sống trong tủ lạnh

  • Rửa nước sạch và để ráo thịt, cá, tôm, hải sản (nếu cần thiết).
  • Chia thành từng phần nhỏ tương ứng với 1 lần ăn để tránh việc rã đông thừa. Có thể ướp thêm gia vị nếu cần.
  • Bọc lại bằng các loại túi zip hoặc các hộp đựng thực phẩm có nắp. Để tránh nhiễm khuẩn chéo.
  • Cho thực phẩm vào tủ lạnh để bảo quản.
  • Ngăn đông -18 độ C: tốt nhất dưới 3 tháng nhưng không quá 12 tháng.
  • Ngăn mát 2 – 4 độ C: từ 3-5 ngày.

2.2. Cách bảo quản trái cây tươi trong tủ lạnh

  • Chọn lọc khi mua: Đầu tiên, mẹ nên chọn mua những quả ngon, chất lượng. Và vừa chín tới để bảo quản được lâu.
  • Nhặt sạch cuống và gọt bỏ phần bị hư (nếu có). Các phần này rất dễ bị lan rộng. Không nên rửa trái cây trước.
  • Bọc trái cây bằng các loại túi lưới, túi vải, hoặc túi nylon đục lỗ. Giúp quả không bị tình trạng hô hấp yếm khí.
  • Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là từ 3 độ C đến 5 độ C.
  • Không nên bảo quản chung với rau củ. (Trái cây sẽ tỏa ra khí Etylen làm rau, củ bị hư, úng).
  • Trái cây nào được mua trước nên sắp xếp ở vị trí dễ thấy để lấy ra dùng trước.
  • Với nhóm trái cây nguyên trái: đặt vào ngăn mát tủ lạnh từ 3 – 5 độ C.
  • Với nhóm trái cây đã cắt thái: nhiệt độ tối ưu từ 3 – 5 độ C, sử dụng càng sớm càng tốt với thời gian bảo quản từ 1 – 2 ngày.

2.3. Bảo quản rau, củ trong tủ lạnh

  • Loại bỏ những phần rau củ quả bị hỏng, dập úng.
  • Cho rau quả vào các túi giấy hoặc túi nylon đục lỗ.
  • Đặt vào ngăn chuyển bảo quản rau củ để bảo quản với nhiệt độ từ 3 – 5 độ C.
  • Không rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh.
  • Không cắt nhỏ rau củ.
  • Rau củ và trái cây riêng nên đặt cách ly với nhau
  • Ngoài ra, mẹ có thể đặt tại bất kì vị trí nào bên trong ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ từ 3 – 5 độ C với thời gian sử dụng từ 2 – 7 ngày.

2.4. Bảo quản thức ăn đã nấu chín hợp lý trong tủ lạnh

  • Thức ăn đã nấu chín là một trong những nguồn phát tán mùi hôi tủ lạnh khó chịu nhất. Ngoài ra mùi hôi có thể nhiễm chéo cho các thực phẩm khác gây ám mùi, mất mùi…
  • Để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hay những đồ ăn nấu chín. Mẹ nên cho vào những chiếc hộp có nắp đậy kín và cất vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Thời gian: tối đa từ 2-3 ngày.
  • Nhiệt độ: từ 2-4 độ C.

3. Nguyên tắc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hiệu quả và tươi ngon

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh có các hộp giúp cho các loại mùi thức ăn không bị ám vào nhau
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh có các hộp giúp cho các loại mùi thức ăn không bị ám vào nhau

3.1. Cho thức ăn vào các hộp chuyên dụng

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh có các hộp giúp cho các loại mùi thức ăn không bị ám vào nhau. Đồng thời, mẹ cũng sẽ dễ đánh dấu, sắp xếp chúng hơn sau này.

3.2. Phân loại thực phẩm theo thời gian

Hãy phân loại thức ăn theo thời gian. Những thức ăn có hạn sử dụng hết trước nên được bỏ ra phía cửa tủ. Để mẹ không bị quên và lỡ mất hạn sử dụng, gây lãng phí thực phẩm.

3.3. Dán nhãn riêng cho các thức ăn khác nhau

Nhãn thức ăn rất bổ ích có thể là tên loại thức ăn, cách chế biến ngon hoặc thậm chí là ngày hết hạn. Ghi nhãn thức ăn sẽ giúp mẹ dễ phân loại, sắp xếp và sử dụng thực phẩm hơn.

3.4. Không để đồ ăn quá lâu

Không phải lúc nào việc bảo quản thực phẩm bên trong tủ lạnh cũng đều tốt. Chẳng hạn, nhiều nghiên cứu cho hay là việc bảo quản thịt, cá càng lâu bên trong tủ lạnh dễ làm giảm đi chất dinh dưỡng vốn có. Và thậm chí có thể sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe con người khi ăn phải.

4. Giữ vệ sinh sạch sẽ khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Vệ sinh sạch sẽ khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh phải xem xét lót kệ để dễ dàng dọn dẹp
Vệ sinh sạch sẽ khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh phải xem xét lót kệ để dễ dàng dọn dẹp

Mẹ hãy mua những chiếc giỏ nhỏ dành cho tủ lạnh. Sử dụng giỏ để tổ chức thực phẩm của bạn là một cách tuyệt vời để giữ mọi thứ tách biệt và dễ lấy khi cần. Đây cũng là một cách hữu ích để giữ cho gia vị khỏi bị quá lộn xộn.

Vệ sinh sạch sẽ khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh phải xem xét lót kệ để dễ dàng dọn dẹp. Sử dụng ngăn kéo để bảo vệ thức ăn của mẹ khỏi bị nhiễm bẩn. Và làm cho việc dọn dẹp dễ dàng hơn nhiều. 1 đến 2 lần/ tuần, mẹ chỉ cần lấy ra lót và thay đổi chúng bằng những cái mới.

Mẹ cần làm sạch tủ lạnh của nhà mình thường xuyên, khoảng 1 lần/ tháng. Không nên để các vật dụng hết hạn hoặc đồ ăn thừa bị mốc treo xung quanh và làm quá tải tủ lạnh của mình mẹ nhé.

Xem thêm

Chăm sóc bản thân cho những mẹ bận rộn tưởng khó lại dễ

Bảo quản đồ ăn dặm cho bé an toàn, không mất chất

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM TRONG TỦ LẠNH HIỆU QUẢ VÀ TƯƠI NGON”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0