Việc cho ăn dặm cho bé 7 tháng rất quan trọng. Chúng không những hỗ trợ những dưỡng chất cần thiết cho thể chất mà còn cả trí tuệ. Do đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ trong việc cho trẻ 7 tháng ăn dặm đúng cách nhé.
Mục lục
1. Ăn dặm cho bé 7 tháng thì mấy bữa trong ngày?
Trong độ tuổi 7 tháng, bé vẫn có nhu cầu bú sữa mẹ rất nhiều. Vì vậy, mẹ nên biết cách tăng khẩu phần ăn dặm lến, chiếm khoảng 60% đến 70% bữa ăn mỗi ngày của bé. Đây cũng là cách để bé tập quen dần với những loại đồ ăn cứng hơn.
1.1. Bé 7 tháng tuổi ăn dặm phát triển ra sao?
Bé 7 tháng tuổi cũng đã có thể ngồi vững trên bàn ăn cũng như có cơ lưỡi vô cùng linh hoạt. Bé còn nuốt đồ ăn rất tốt và thành thạo trong quá trình tập nhai đồ ăn. Trẻ 7 tháng ăn dặm còn có thể bắt đầu đòi hỏi khẩu vị đồ ăn khác nhau trong một ngày. Do đó mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên để bé không bị chán ăn.
1.2. Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Trẻ 7 tháng ăn dặm cần ăn đủ 2 bữa ăn dặm trong 1 ngày. Tùy theo cơ địa của mỗi bé cũng như cách tập ăn của mẹ mà số bữa ăn dặm có thể tăng hoặc giảm. Những bữa ăn dặm của bé có thể cụ thể như sau:
- Buổi sáng: Cho bé bú sữa mẹ hay sữa bột
- Buổi trưa: Ăn dặm
- Buổi chiều: Bú sữa mẹ hay sữa bột
- Buổi tối: Ăn dặm
- Trước khi ngủ nên cho bé tiếp tục bú sữa mẹ hay sữa công thức để bé không bị đói.
Mẹ nên lưu ý cho bé ăn những bữa ăn dặm chất lượng và dinh dưỡng. Bởi lẽ chúng sẽ cung cấp năng lượng và các chất thiết yếu bên cạnh việc kết hợp với sữa mẹ. Mẹ cũng nên tập ăn cho bé theo khung giờ nhất định, có thể theo giờ sinh hoạt của gia đình. Nhằm để bữa ăn của bé trở nên trật tự và hình thành thói quen tốt cho bé.
Xem thêm:
- Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật
- Thực đơn ăn dặm truyền thống cho be 8 tháng tuổi
- Trẻ ăn dặm 8 tháng như thế nào để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
2. Mẹ nên cho bé 7 tháng ăn dặm được những hoa quả gì?
Trái cây là một trong những loại thức ăn rất cần thiết cho bé 7 tháng ăn dặm rất tốt và rất phổ biến. Chúng là một trong những thực phẩm hàng đầu được mẹ lựa chọn trong những năm tháng đầu tiên bé ăn dặm. Một số loại trái cây thích hợp có thể cho bé ăn dặm được kể dưới đây như:
2.1. Táo – trái cây cần thiết trong việc ăn dặm cho bé 7 tháng
Táo được xem là loại quả được mẹ lựa chọn nhiều nhất trong việc cho bé ăn dặm. Bởi lẽ chúng có vị ngọt tự nhiên, cảm giác dễ ăn hơn cho trẻ. Chúng còn có một hàm lượng lớn vitamin C, chất xơ, carbohydrat tốt cho tiêu hóa của trẻ. Bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho năng lượng trong ngày.
Mẹ nên xay nhuyễn táo khi cho bé ăn, hoặc có thể làm sạch, gọt vỏ sau đó đem hấp. Ngoài ra mẹ cũng có thể làm món sinh tố táo hoạt trộn táo chung với yogurt. Đảm bảo bé sẽ cực kì thích.
2.2. Chuối
Chuối cũng là một trong những loại trái cây mẹ lựa chọn hàng đầu bởi độ ngọt của nó. Chuối giúp trẻ có hoạt động tiêu hóa một cách dễ dàng. Chúng không gây táo bón và tránh tình trạng cho trẻ bị tiêu chảy. Chúng cũng rất dễ ăn, rất mềm và thơm ngon. Mẹ nên cắt chúng thành những miếng nhỏ mềm, hoặc trộn chúng chung với sữa chua cho bé dễ ăn.
2.3. Lê
Lê cũng là loại thực phẩm dành cho trẻ ăn dặm 7 tháng ngon không kém. Chúng góp phần giúp thực đơn thêm đa dạng. Lê có chữa nhiều loại vitamin như vitamin C, K, các chất chống oxy hóa và bảo vệ các mô cơ thể cho bé. Ngoài ra chúng còn chứa một số chất như đồng, Kali, chất xơ tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé.
Lê có vị ngọt thanh rất dễ ăn đối với trẻ 7 tháng tuổi. Tuy nhiên chúng lại khá cứng và có nhiều hạt. Mẹ nên gọt vỏ là sạch, loại bỏ hạt và xay nhuyễn trước khi cho bé ăn.
2.4. Bơ
Bơ là loại trái cây dẻo, mềm mịn lại cực kỳ thơm ngon nên rất hợp khẩu vị với các bé. Bơ chứa nhiều chất sắt – loại chất cực kỳ quan trọng cho cơ thể, chất xơ, vitamin tốt cho sự khôn lớn của trẻ. Mẹ nên chế biến món này bằng cách gọt vỏ bơ, cho bơ ghiền vào trộn chung với sữa. Hoặc có thể trộn bơ với đường rồi dầm nhỏ cho bé ăn.
3. Trẻ 7 tháng cần bổ sung vitamin gì?
3.1. Sắt
Sắt là nguyên liệu chủ yếu để tạo ra các tế bào máu. Nguồn sắt dễ dàng hấp thụ nhất từ thịt đỏ và các loại rau có lá màu xanh đậm, họ đậu, ngũ cốc. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất sắt cùng với thực phẩm chứa vitamin C, sự hấp thu sắt sẽ được cải thiện đáng kể.
3.2. Kẽm
Trẻ nhỏ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn khi thiếu chất kẽm. Kẽm được tìm thấy trong thịt bò, thịt cừu, gà tây, tôm, bí ngô, hạt vừng, đậu lăng, măng tây và sữa chua…
3.3. Vitamin C
Vitamin C là loại sinh tố rất quen thuộc nhưng khi thiếu trẻ sẽ dễ bị nhiễm trùng, thường bị lở loét trong niêm mạc miệng… Nguồn vitamin C rất dồi dào trong nhiều loại trái cây và rau quả và đặc biệt là nhiều dâu tây, dưa đỏ, cam quýt, đu đủ, kiwi, xoài, bông cải xanh…
3.4. Vitamin A
Mối quan hệ giữa vitamin A và sức khỏe của đôi mắt đã được chứng minh rất rõ, giúp tránh mờ mắt, khô mắt, quáng gà… Các nguồn chứa nhiều vitamin A bao gồm khoai lang, cà rốt và các loại trái cây, rau quả màu cam, đỏ, các loại rau lá xanh đậm, sữa nguyên chất, cá, thịt bò và thịt cừu…
3.5. Vitamin D
Hệ xương của trẻ phát triển vượt bậc trong giai đoạn bắt đầu biết ngồi, đi đứng. Theo đó, nhu cầu vitamin D là rất lớn. Bên cạnh việc thường xuyên cho trẻ tắm nắng, hoạt động thể lực ngoài trời, mẹ cũng cần chú ý bổ sung thêm vitamin D trong bữa ăn thông qua cá hồi, cá mòi, cá ngừ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa bò, sữa chua và một số sản phẩm từ sữa khác.
3.6. Omega-3
Khi trẻ biết ngồi, bò, khả năng quan sát mở rộng ra, hoạt động trí não của trẻ liên tục phát triển. Khi đó, vai trò của omega-3 trở nên vô cùng quan trọng. Vì thế, mẹ cần cho bé ăn tập trung vào các loại thực phẩm như cá da trơn, cá biển và các loại tảo biển hay các loại hạt khô như quả óc chó, hạt chia và hạt lanh bằng cách xay nhuyễn cho vào bột, cháo.
4. Thực đơn gợi ý cho trẻ 7 tháng ăn được những gì?
Sau khi bắt đầu làm quen với chế độ ăn đặc hơn từ tháng thứ sáu, mẹ có thể từ từ đa dạng hóa các loại thức ăn cho bé trong tháng tiếp theo. Vậy trẻ tháng thứ 7 ăn được gì trong bữa ăn dặm của mình? Sau đây là một số lựa chọn cho thức ăn của em bé 7 tháng cha mẹ có thể tham khảo.
3.1. Trái cây xay nhuyễn
Trái cây là một nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Các loại hoa quả như táo, đu đủ, chuối, dưa hấu, bơ,… đều là những lựa chọn lý tưởng cho một bữa ăn nhẹ cũng như một bữa ăn hoàn chỉnh.
3.2. Rau xanh
Rau xanh cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Các loại rau đều phù hợp cho mẹ nấu chín, làm nhuyễn và nấu kèm trong súp, cháo cho bé.
3.3. Cháo
Cháo làm từ ngũ cốc, đậu và các loại hạt là một nguồn bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ nhỏ. Cụ thể là các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch, lúa mạch, kê,… có thể được hấp chín mềm thành bột, pha thêm trong hỗn hợp cháo, làm tăng hương vị cho bữa ăn của bé.
3.4. Thịt xay nhuyễn
Thịt, chẳng hạn như thịt gà, cá, tôm, cua, là nguồn thực phẩm giàu protein cung cấp cho bé. Cách chế biến cũng là nấu chín, xay hay tán nhuyễn.
3.5. Trứng
Trứng là một loại thực phẩm rất tiện dụng, là nguồn chất béo và protein thiết yếu. Trứng cũng có thể “biến hóa” thành muôn hình vạn trạng trong từng bữa ăn cho bé. Điều cần lưu ý là hệ đường ruột của bé còn non nớt, dù cho chế biến cách nào thì mẹ cũng nên nhớ luôn làm chín trứng. Tuyệt đối không cho bé ăn trứng sống hay chín chưa hoàn toàn.
3.6. Phô mai
Phô mai làm từ sữa tiệt trùng, được bày bán rộng rãi trên thị trường. Đây không chỉ là thực phẩm rất giàu chất béo, protein và vitamin mà còn có hương vị hấp dẫn, khiến mọi trẻ em đều yêu thích.
4. Một số lưu ý khi cho trẻ 7 tháng ăn dặm
4.1. Đừng ép bé ăn
Các bé khác nhau có khẩu vị và sở thích khác nhau. Đây là “giao ước” đầu tiên mẹ cần ghi nhớ. Nếu bé không hợp tác, hãy ngưng lại và tiếp tục cho trẻ bú sữa theo nhu cầu. Có thể cha mẹ sẽ cảm thấy rất khó đứng yên nhìn con không chịu ăn, nhưng ép bé ăn không chắc đã có ích. Thay vào đó, hãy cố gắng chấp nhận rằng bé không đói ngay bây giờ và kiên nhẫn đợi đến giờ ăn tiếp theo. Đến cữ ăn sau hãy thử lại, trẻ em vốn dĩ không bao giờ để mình nhịn đói lâu cả.
4.2. Ăn chủ động
Khuyến khích các bé chủ động khám phá các loại thực phẩm khác nhau bằng cách cho phép bé ăn thức ăn cầm bằng tay. Ở độ tuổi này, trẻ có xu hướng bị cắn mọi thứ cầm được trên tay giúp làm dễ chịu nướu răng. Còn gì thích thú hơn khi thức ăn sẽ đóng vai trò như một món đồ chơi của trẻ, vừa chơi vừa hấp thu.
4.3. Tập trải nghiệm
Đừng làm rào cản cho con khám phá thế giới ẩm thực chỉ vì bạn không thích ăn một món gì đó. Trong trường hợp em bé bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể, hãy ghi nhớ và dừng lại trong vài tháng; tuy nhiên, sau đó hãy thử lại với số lượng ít hơn thay vì kiêng cữ tuyệt đối.
4.4. Ăn đúng chỗ
Xây dựng một nơi dành riêng cho việc ăn để thiết lập thói quen ăn uống thích hợp. Thói quen này sẽ tạo ra mối liên hệ giữa địa điểm và thức ăn trong tâm trí bé, khiến việc cho con ăn không còn là một nỗi vất vả.
4.5. Đảm bảo vệ sinh
Thức ăn cho bé luôn cần nấu chín. Các loại hoa quả ăn sống thì phải được ngâm rửa qua nước nhiều lần. Các dụng cụ được sử dụng để làm thức ăn cho trẻ em cũng cần làm sạch và khử trùng trong nước sôi. Lý do là giai đoạn này, đường ruột của trẻ vừa phải tiếp xúc với thực phẩm mới, vừa đối diện nguy cơ rất cao bị nhiễm trùng.
5. Lời kết về ăn dặm cho bé 7 tháng
Qua bài viết trên, hy vọng mẹ có thể tìm ra loại thực phẩm tốt trong việc cho trẻ 7 tháng ăn dặm. Thêm vào đó biết thêm lịch trình những bữa ăn dặm cần thiết cho trẻ. Hỗ trợ mẹ có thêm những kinh nghiệm trong quá trình nuôi con lớn khôn.