Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng. Sẽ giúp cơ thể bé yêu tiếp nhận đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé theo những điều dưới đây:
Mục lục
1. Tại sao nên cung cấp thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng?
Phương pháp ăn dặm truyền thống đã được áp dụng dụng từ lâu đời. Và rất phổ biến ở nước ta. Nếu như phương pháp ăn dặm của nước ngoài là chú trọng độ tiêu thụ thức ăn. Thì ăn dặm truyền thống là phương pháp bạn đem xay nhuyễn đồ ăn cho con dễ tiêu hoá.
Mỗi ngày trẻ 8 tháng tuổi cần được cung cấp tối thiểu 500ml sữa. Cùng với ba bữa ăn khác. Ngoài ra bé phải được đáp ứng đủ bốn nhóm thực phẩm. Là protein, glucid, lipit, vitamin và khoáng chất…
Vào thời điểm này bữa ăn chính của trẻ là chính là những bữa ăn dặm. Mẹ có thể và đang xen nhiều bữa phụ cho bé ăn. Bằng những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Như sữa chua, phomai, váng sữa…
Ngoài sữa mẹ thì trẻ 8 tháng tuổi rất cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng. Từ các nguồn thức ăn khác nhau. Chính vì vậy mà cha mẹ phải chú ý tới thực đơn ăn dặm cho bé. Để có thể giúp con phát triển khỏe mạnh.
2. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng cần chú ý điều gì?
2.1. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng nên có gì?
6 tháng tuổi là thời gian phù hợp để các mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Bời lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển. Và nhu cầu năng lượng của bé cũng tăng lên.
Nếu bạn quyết định cho bé thực đơn ăn dặm truyền thống ngay từ đầu. Thì khi bước vào tháng thứ 8. Bé cần được làm quen với các loại thực phẩm đa dạng hơn. Như thịt, cá, trứng, nấm… Và các loại hải sản như tôm, ghẹ, nghêu…
2.2. Độ loãng của cháo trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng
Khi 8 tháng tuổi, bé đã hình thành kỹ năng nhai. Nên thay vì xay loãng, mẹ nên làm đặc hơn. Để bé tập thói quen tập nhai thức ăn. Tránh tình trạng lười nhai, nuốt chửng. Có thể khiến con bị nghẹn.
2.3. Số bữa ăn dặm trong ngày cho bé
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu bữa. Còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bé. Đối với bé phát triển nhanh. Mẹ có thể cho bé ăn 3 bữa ăn trong ngày. Còn đối với bé có cơ địa yếu hơn. Mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa. Các bữa còn lại cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường.
2.4. Nên chọn thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng như thế nào?
Khi lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng. Bạn cần lên lịch ăn sáng, trưa, tối một cách khoa học. Để giúp trẻ làm quen với giờ ăn và cữ ăn.
Nên cho bé ăn 2 – 3 bữa chính mỗi ngày. Và đan xen là bữa ăn nhẹ. Như hoa quả, váng sữa hoặc sữa chua…
- Bé từ 4 đến 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 2 – 4 thìa cà phê thức ăn.
- Bé từ 7 đến 12 tháng tuổi nên ăn 3 bữa mỗi ngày, lượng thức ăn vừa phải bằng nắm tay bé.
Xem thêm:
3. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi bé nào cũng thích
3.1. Cháo tôm cải bẹ
Nguyên liệu:
- Cháo đã nấu sẵn.
- Rau cải bẹ.
- Tôm đã bóc vỏ và xay nhuyễn.
- Dầu ăn trẻ em.
Cách nấu:
- Đầu tiên, mẹ đun sôi nước. Sau đó cho rau cải bẹ đã băm nhỏ vào nấu chín.
- Cho tôm đã xay nhuyễn vào hỗn hợp trên đến khi tôm chín đỏ.
- Đổ hỗn hợp nói trên vào cháo nấu sẵn.
- Thêm chút dầu ăn trẻ em. Đợi nguội một chút và cho bé thưởng thức.
3.2. Cháo thịt bò khoai tây
Nguyên liệu:
- Cháo đã xay sẵn.
- Thịt bò xay.
- Khoai tây.
- Dầu mè.
Cách nấu:
- Hấp chín khoai tây sau đó tán nhuyễn.
- Cho một ít nước vào thịt bò đã xay. Sau đó hấp chín.
- Đổ cháo, khoai tây và thịt bò hấp chín vào nồi. Đun hỗn hợp kia cho chín đều. Sau đó cho thêm dầu mè vào đảo đều thêm 1 – 2 phút rồi tắt bếp.
- Đổ ra bát cho bé. Đợi nguội một chút rồi cho bé thưởng thức thực đơn ăn dặm truyền thống với món này.
3.3. Cháo cá hồi phô mai
Nguyên liệu:
- Cháo đã nấu sẵn.
- Phi lê cá hồi.
- Phô mai.
- Hành khô, hành lá, tỏi.
Dầu mè/ dầu ô liu/ dầu trẻ em.
Cách nấu:
- Lọc hết xương cá. Rửa sạch cá hồi bằng chanh hoặc sữa để khử mùi tanh.
- Băm nhuyễn phần cá hồi, sau đó hấp chín.
- Phi thơm hành tỏi. Sau đó đổ phần cá hấp chín vào đảo đều.
- Cho hỗn hợp cá hồi trên vào cháo. Đun cho hỗn hợp nóng đều. Sau đó bỏ 1 viên phô mai vào và khuấy đều trong 2-3 phút rồi tắt bếp.
- Đổ ra bát cho bé. Đợi nguội một chút rồi cho bé thưởng thức.
3.4. Cháo thịt gà bí đỏ
Nguyên liệu:
- Cháo đã nấu sẵn.
- Thịt gà xay nhuyễn.
- Bí đỏ xay.
- Dầu trẻ em.
Cách nấu:
- Đun sôi hỗn hợp cháo, bí đỏ, thịt gà sao cho hỗn hợp chín đều.
- Thêm chút dầu ăn trẻ em. Đợi nguội một chút và cho bé thưởng thức.
3.5. Cháo thịt heo rau ngót
Nguyên liệu:
- Cháo đã nấu sẵn.
- Thịt heo xay.
- Rau ngót xay.
- Dầu trẻ em.
Cách nấu:
- Cho thịt heo vào cháo đun nhừ.
- Khi hỗn hợp trên nhừ, cho phần rau ngót vào sau. Đảo đều cho hỗn hợp chín đều và hoà quyện.
- Thêm chút dầu ăn trẻ em để tăng hương vị và dưỡng chất. Đợi nguội và cho bé thưởng thức.
4. Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm truyền thống cho trẻ 8 tháng
- Nên thay đổi thực đơn ăn dặm truyền thống thường xuyên. Để trẻ không bị có cảm giác chán ăn, lười ăn.
- Không cho bé ăn quá nhiều đạm. Nếu trong khẩu phần ăn của bé có quá nhiều đạm thì sẽ dễ gây ra những vấn đề như: táo bón, đau bụng, khó tiêu. Điều này gây áp lực lớn đến thận và gan… Thực đơn trẻ ăn dặm 8 thán tuổi sẽ chỉ cần khoảng 25-30g chất đạm.
- Không lạm dụng việc xay nhuyễn thức ăn. Vì khi bé đã 8 tháng tuổi thì đã có khả năng ăn thô nhiều hơn. Nếu vẫn còn tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn quá nhuyễn thì bé sẽ nuốt chửng. Không biết cách nhai thức ăn và không cảm nhận được mùi vị.
- Không hâm cháo nhiều lần. Bởi sẽ khiến cho mùi vị của món ăn kém hấp dẫn. Đồng thời các chất dinh dưỡng mất đi hoặc chuyển sang có hại. Vì thế nên khi nấu cần tính liều lượng sao cho vừa đủ bé ăn, không bị thừa.
Trên đây là tất cả quá trình chuẩn bị thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho quá trình nuôi dạy con của các mẹ trở nên nhàn và hiệu quả hơn.