Vào mùa mưa thời tiết thay đổi thất thường, côn trùng, vi khuẩn, virus,… phát triển mạnh mẽ. Bé sơ sinh có hệ miễn dịch còn rất yếu nên dễ nhiễm lạnh, côn trùng, virus tấn công. Vậy chăm sóc trẻ sơ sinh mùa mưa thế nào để bé luôn khỏe mạnh? Góc của mẹ bật mí bí quyết chăm con mùa mưa chuẩn khoa học ngay đây ạ!
Mục lục
1. 6 lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa mưa
Mùa mưa, thời tiết thay đổi thường xuyên khiến bé yêu của mẹ dễ gặp các vấn đề về hô hấp hay các vấn đề ngoài da. Đồng thời, đây là mùa phát triển của côn trùng như muỗi gây bệnh sốt xuất huyết, không khí ẩm thấp tạo điều kiện cho nấm Candida, vi sinh vật phát triển đó mẹ ạ. Vì vậy, với những ngày “ẩm ương” như thế này, mẹ chú ý để bảo vệ sức khỏe của bé nhé!
1.1. Tắm đúng cách cho bé
Nhiệt độ mùa mưa khoảng dưới 30 độ C, do đó mẹ tắm cho bé không cẩn thận sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh đó ạ. Vậy tắm bé thế nào đúng cách? Câu trả lời của mẹ bên dưới đây ạ:
- Tần suất tắm: Mẹ nên tắm cho bé hàng ngày để làm sạch chất gây, lông măng sơ sinh. Mẹ đừng vì sợ lạnh mà không tắm cho bé, bởi không tắm khiến bé dễ gặp vấn đề ngoài da hơn đó. Mùa đông mẹ chỉ cần chú ý nhiệt độ nước tắm, phòng tắm, tắm nhanh trong khoảng 5 – 7 phút,… bé không bị cảm lạnh đâu ạ.
- Nhiệt độ nước tắm: Nhiệt độ nước tắm khoảng 35 -38 độ C, đây là ngưỡng cân bằng với thân nhiệt của bé, vừa đảm bảo an toàn vừa không gây bỏng.
- Sử dụng tinh dầu tràm giữ ấm cho bé: Để ngăn ngừa nhiễm lạnh cho bé, chuyên gia khuyên mẹ nên pha thêm các loại tinh dầu như tràm, khuynh diệp, bưởi, tía tô,… hoặc sử dụng dầu tắm có chứa các loại tinh dầu này. Bởi chúng có tác dụng giữ ấm, kháng khuẩn và bảo vệ da cho bé vào mùa mưa rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng tinh dầu tự pha thêm, mẹ cần chú ý nguồn gốc, liều lượng sử dụng, không dùng tinh dầu thoa trực tiếp vào da bé vì có thể gây bỏng, gây kích ứng hô hấp.
Xem thêm: Dầu tắm gội tinh dầu bưởi/tía tô Mamamy – “cứu tinh” mùa mưa cho mẹ!
1.2. Lựa chọn quần áo phù hợp với thời tiết
Bé sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn rất yếu. Thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến bé yêu dễ bị cảm lạnh, ho, sổ mũi, viêm phế quản,… Mẹ chú ý mặc quần áo dài tay mỏng, cao cổ hoặc quấn khăn mỏng vào cổ cho bé vào những ngày mưa để giữ ấm, phòng bệnh cho con nhé!
Góc của mẹ gợi ý mẹ set quần áo cao cấp cho trẻ sơ sinh DESTINY BOX gồm 14 sản phẩm sơ sinh từ sự hợp tác của 2 thương hiệu Mamamy x CHAANG gồm quần áo, mũ, yếm, bao tay, bao chân, chăn ủ, khăn xô và 3 gói khăn ướt Tropical Mamamy. Chỉ với 1 lần mua, mẹ đã sắm được đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bé cưng rồi!
Với kết cấu các sợi đồng đều, liên kết chặt chẽ, chất liệu cotton chải vô cùng an toàn cho làn da trẻ sinh non và sơ sinh. Độ thấm hút cực tốt của cotton chải sẽ đánh tan nỗi lo của mẹ về những vấn đề về sức khỏe của da như hăm, mẫn, ngứa,… Khi chạm tay vào sản phẩm của Mamamy x Chaang, mẹ và bé sẽ cảm nhận được một sự mềm mại đến mướt mịn và mát mẻ vô cùng, có thể nói là “chuẩn mềm mại”.
Đặc biệt, khi mua trong ngày hôm nay, mẹ sẽ được tặng miễn phí 3 gói khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical và được giảm 200k đó ạ! Chỉ có 500 box cho các mẹ nhanh tay nhất thôi, đặt mua ngay TẠI ĐÂY mẹ ơi!
1.3. Không để bé bị dính nước mưa
Vào những ngày mưa, mẹ hạn chế để bé đi ra ngoài vì chẳng may bé dính nước mưa dễ bị lạnh, cảm,… Nếu bé cần phải đi ra ngoài những ngày này, mẹ chú ý che ô, mặc áo mưa cẩn thận để che chắn cho bé. Chú ý, khi mặc áo mưa cho bé, mẹ cần chọn áo mưa vừa vặn, không quá rộng vì có thể chùm mặt bé gây khó thở, khó chịu cho bé.
Trong trường hợp bé bị ướt mưa, mẹ cần lau bằng khăn khô, sau đó thay quần áo và ôm bé vào lòng để ủ ấm cho bé ngay, tránh để nước mưa ngấm vào bé gây cảm lạnh.
1.4. Giữ trẻ tránh xa côn trùng
Mùa mưa là khoảng thời gian xuất hiện của nhiều loài côn trùng, nhất là muỗi. Để tránh cho trẻ không bị muỗi đốt, mẹ cần:
- Mắc màn cho bé khi ngủ: Điều này sẽ ngăn ngừa muỗi và côn trùng tiếp xúc gần với bé.
- Mặc quần áo sáng màu: Các nghiên cứu chỉ ra rằng quần áo tối màu hoặc sẫm màu sẽ thu hút muỗi, ngược lại quần áo sáng màu sẽ giúp làm giảm sự chú ý của muỗi hơn hẳn.
- Hạn chế cho bé chơi ở những nơi ẩm thấp: Các vị trí như vườn cây, gần ao hồ,… chứa nhiều muỗi, côn trùng, vì vậy mẹ không nên cho bé chơi ở những khu vực này.
- Sử dụng kem chống muỗi: Mẹ chú ý lựa chọn các loại kem có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn khi bôi lên da của bé. Một số loại kem chống muỗi cho mẹ tham khảo như: kem chống muỗi Kokomo, kem chống muỗi moustidose, kem chống muỗi Chicco
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Bụi rậm, bể chứa nước, các ngóc ngách trong nhà à nơi cư trú của côn trùng đó mẹ ạ. Vì vậy theo khuyến cáo của bộ Y tế, mẹ cần phát quang bụi rậm, thường xuyên dọn dẹp nhà, không để ao tù hoặc các vật dụng khác chứa nước mưa lâu ngày.
1.5. Chú ý khi lựa chọn thực phẩm cho bé
Thời tiết mưa ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho vi nấm và côn trùng phát triển, vì vậy mẹ chú ý bảo quản sữa và đồ ăn của bé cẩn thận:
- Bảo quản sữa bột ở nơi khô ráo, tránh hắt mưa: Nước mưa và khí hậu ẩm thấp sẽ khiến sữa dễ bị mốc, nhiễm nấm và gây bệnh tiêu hóa cho bé.
- Bảo quản đồ ăn cẩn thận: Sữa bột và thức ăn cho bé cần được úp lồng bàn cẩn thận, tránh để ruồi bâu, đẻ trứng vì trong ruồi và trứng ruồi có rất nhiều độc tố gây hại cho bé đó mẹ ạ!
- Vệ sinh dụng cụ ăn uống cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng: Dụng cụ ăn uống của bé nếu không được vệ sinh sạch vừa khiến vi khuẩn phát triển gây bệnh, vừa là “mồi nhử” ruồi muỗi bâu vào, gây bệnh. Mẹ chú ý sử dụng các loại nước rửa và các dụng cụ rửa chuyên dụng để làm sạch mọi ngóc ngách trong bình sữa của bé nhé. Lưu ý bảo quản dụng cụ này ở nơi khô thoáng, tránh để gần vòi rửa hoặc khu vực ẩm thấp
- Chỉ sử dụng nước đun sôi để nguội trong vòng 12 giờ: Nước để lâu ngoài không khí dễ bị nhiễm bụi bẩn, côn trùng bám vào,… Do đó, mẹ chỉ sử dụng nước này trong vòng 12 giờ và nước cần phải được đậy nắp, che chắn cẩn thận.
Mẹo cho mẹ: Vào mùa mưa, mẹ cứ “tậu” sẵn nước rửa bình sữa và rau củ trong nhà, vừa để làm sạch bình sữa, vừa rửa rau củ đảm bảo sạch bẩn, sạch khuẩn, rất an toàn cho bé đấy ạ!
1.6. Giữ không gian sống sạch sẽ, khô thoáng
Giữ nhà cửa sạch sẽ giúp ngăn ngừa côn trùng, vi nấm sinh sôi, phát triển bằng cách:
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Mẹ hút bụi để loại bỏ lông tơ thú cưng, lông bụi bẩn,… gây kích ứng da và hệ hô hấp trên (mũi, miệng, họng) của bé. Mẹ chú ý các ngóc ngách để không gian sống của bé sạch sẽ hơn, thoải mái hơn.
- Tránh để phòng bị hắt mưa: Phòng bị hắt mưa vừa bị bẩn vừa lạnh, điều này không tốt cho sức khỏe của con đâu mẹ ạ. Tốt nhất, mẹ đóng cửa kín để mưa không hắt vào, đồng thời ngăn ngừa muỗi, côn trùng từ bên ngoài vào phòng bé.
- Giặt chăn gối của bé 2 tuần/ lần: Chăn gối là đồ vật tiếp xúc thường xuyên hàng ngày với con, mùa mưa không khí ẩm thấp nên chăn gối sẽ nhanh bẩn hơn, có nguy cơ dính bụi bẩn, vi nấm mà mắt thường không thể nhìn thấy được nếu mẹ không thường xuyên giặt giũ, vệ sinh. Mẹ sử dụng sản phẩm giặt xả chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, ưu tiên thành phần thiên nhiên để an toàn, lành tính nhất với bé. Lưu ý: Không giặt chung quần áo của bé với quần áo của bố mẹ mẹ nhé!
2. 5 bệnh thường gặp và cách phòng tránh vào mùa mưa
Vào mùa mưa thời tiết thay đổi thất thường, côn trùng, vi khuẩn, virus,… phát triển mạnh mẽ. Hệ miễn dịch của bé còn yếu nên rất dễ mắc phải các vấn đề như:
2.1. Cảm lạnh, cảm cúm
Thời tiết mùa mưa thay đổi thất thường nên bé rất dễ bị nhiễm lạnh, làm giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng của hệ hô hấp. Cùng với đó, không khí ẩm thấp tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh, xâm nhập và tấn công hệ hô hấp của bé. Đây là vấn đề không nguy hiểm nếu mẹ biết chăm sóc đúng cách, sẽ khỏi sau 3 – 5 ngày thôi ạ
Biểu hiện:
- Bé sốt cao trên 39 độ C, mệt mỏi, quấy khóc thậm chí bỏ bú
- Bé khò khè, khó thở, chảy nước mũi
Cách phòng tránh:
- Giữ ấm cho bé: Mẹ đeo bao tay, bao chân và che chắn cẩn thận vùng cổ, ngực của bé vào những ngày mưa để giữ ấm và ngăn ngừa muỗi đốt bé.
- Cho bé bú sữa khoảng 37 độ C: Mẹ không cho bé ăn sữa lấy trực tiếp trong tủ lạnh. Với sữa bảo quản tủ lạnh, mẹ cần hâm ấm tầm 37 độ C trước khi cho bé bú. Nếu mẹ đi mưa về, nên vắt bỏ sữa đầu trước khi cho bé ti vì sữa nhiễm nước mưa sẽ làm lạnh bụng bé đó mẹ ạ.
- Vệ sinh mắt, mũi, tai cho bé: Cách này giúp làm loãng và rửa trôi virus gây bệnh cùng với các dịch nhầy bám lại ở hệ hô hấp của bé. Mẹ chú ý vệ sinh cho bé 1 -2 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý chuyên dụng.
- Không cho bé ra ngoài trời mưa: Mẹ hạn chế tối đa cho bé ra ngoài trời mưa, nếu cần thiết ra ngoài, mẹ dùng ô hoặc áo mưa che chắn cẩn thận.
- Không cho người lớn thơm bé: Hành động yêu thương này lại vô tình khiến bé yêu bị nhiễm bệnh. Người lớn có hệ miễn dịch tốt nên các mầm bệnh không phát triển được. Hệ miễn dịch bé sơ sinh yếu sẽ rất dễ bị lây bệnh từ người lớn trong quá trình hôn. Vì vậy, nhà mình hãy yêu con thật khoa học nhé!
2.2. Sốt rét
Sốt rét là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gây ra, lây truyền từ người sang người do muỗi đốt. Đây là vấn đề nguy hiểm, trẻ dễ bị sốt cao co giật và gặp các biến chứng về hô hấp, tim mạch,…
Biểu hiện:
- Bé mệt mỏi, bỏ ăn, bỏ bú
- Sốt cao kèm lạnh run
- Nôn trớ, tiêu chảy hoặc đi ngoài ra máu
Cách phòng ngừa:
- Vệ sinh nhà cửa, vườn tược: Mẹ dọn dẹp bụi rậm quanh nhà vì những khu vực này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh trứng, phát triển.
- Mặc quần sáng màu: Quần áo sáng màu sẽ ngăn cản sự nhận diện của muỗi hơn các loại tối màu. Do đó, mẹ ưu tiên chọn quần áo sáng màu như: Trắng, xanh da trời, vàng,… để mặc cho con mẹ nhé!
- Cho bé ngủ trong màn: Bé ngủ màn sẽ ngăn cản muỗi tiếp xúc trực tiếp truyền bệnh cho bé.
- Sử dụng tinh dầu đuổi muỗi: Mẹ sử dụng tinh dầu tự nhiên như sả, chanh để đốt trong phòng bé đuổi muỗi, không sử dụng bình xịt đuổi muỗi hoá học vì có chứa chất độc hại, ảnh hưởng đến khứu giác và hệ thần kinh của bé.
2.3. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do các virus như Arenavirus, Filoviridae, Bunyaviridae và Flavivirus gây ra. Các virus này lây mầm bệnh sang muỗi, chủ yếu là muỗi vằn, sau đó muỗi lại lây bệnh sang người lành. Vào những ngày mưa, muỗi có điều kiện sinh sôi phát triển, nguy cơ bùng dịch sốt xuất huyết tăng lên nhiều lần.
Biểu hiện:
- Sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 -7 ngày.
- Mệt mỏi, chán ăn, bỏ bú.
- Phát ban, xuất huyết ngoài da.
Cách phòng ngừa:
- Dọn dẹp nhà cửa: Nếu xung quanh nhà có bụi rậm, mẹ chú ý phát quang vì những khu vực này sẽ thu hút muỗi sinh trứng, phát triển truyền bệnh sốt xuất huyết. Trong nhà tắm hoặc những nơi có vòi nước, mẹ không để nước thừa ở trong xô chậu vì tạo môi trường ẩm ướt, thu hút muỗi đến sống và đẻ trứng đó ạ!
- Mặc quần sáng màu: Muỗi bị thu hút bởi những màu tối, màu sẫm. Mẹ cho bé mặc quần áo sáng màu để tránh muỗi cắn bé.
- Cho bé ngủ trong màn: Bé ngủ màn sẽ ngăn cản muỗi tiếp xúc trực tiếp và lây bệnh cho bé. Mẹ khép cửa màn cẩn thận, tránh để muỗi bay vào.
- Sử dụng tinh dầu đuổi muỗi: Mẹ sử dụng tinh dầu đuổi muỗi tự nhiên như tinh dầu sả, sả chanh,… tuyệt đối không dùng bình xịt muỗi vì chứa nhiều chất hoá học gây hại cho bé.
- Sử dụng kem bôi đuổi muỗi: Sau khi tắm mẹ xoa xem bôi lên da bé để ngăn ngừa bé bị muỗi đốt. Mẹ chú ý chọn kem bôi tránh các chất hóa học gây dị ứng như paraben, hương liệu tổng hợp,…
2.4. Bệnh tiêu hoá
Mùa mưa bão, nguồn nước dễ bị ô nhiễm kéo theo nguồn rau củ quả bị bẩn theo. Thời điểm này, ruồi phát triển nhanh chóng, chỉ cần mẹ lơ là không đậy thức ăn kỹ, chúng sẽ bâu kín, tiết ra các độc tố gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
Biểu hiện:
- Bé hay bị đầy bụng, bụng kêu
- Bé tiêu chảy, phân lỏng
- Sốt, chán ăn, bỏ bủ
Cách phòng ngừa:
- Phòng vacxin đầy đủ cho bé: Mẹ cho bé uống vacxin ngừa virus Rota ngay từ 6 tuần tuổi để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy.
- Mẹ ăn chín, uống sôi, đảm bảo an toàn: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé yêu. Nếu mẹ ăn phải thực phẩm không đạt chất lượng, bị hỏng, sống,… bé có thể gặp các vấn đề tiêu hóa như đầy bụng, tiêu chảy,…
- Mẹ không sử dụng kháng sinh bừa bãi: Bé bú phải sữa mẹ có kháng sinh sẽ bị tiêu chảy do tác dụng phụ của những loại thuốc này. Do đó mẹ chỉ sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ. Nếu mẹ đang dùng thuốc, mẹ nên cho bé bú trước khi uống thuốc hoặc vắt sẵn sữa ra bình để tích trữ.
- Bảo quản đồ ăn của mẹ và bé cẩn thận: Mẹ cho đồ ăn vào tủ lạnh hoặc che chắn bằng lồng bàn cẩn thận, tránh để ruồi bâu vào. Sữa bé không bú hết mẹ nên bỏ đi, không cho bé dùng lại vì sữa để lâu ngoài môi trường dễ bị vi khuẩn, vi nấm xâm nhập đó mẹ ạ.
- Vệ sinh bình sữa sạch sẽ: Bình sữa, núm ti không được làm sạch sẽ sữa sẽ thu hút côn trùng bâu vào, đem vi khuẩn và chất bẩn bám vào bình sữa theo. Bé bú phải bình sữa có dính các độc tố đó sẽ dễ gặp vấn đề xấu về tiêu hóa. Vì vậy, mẹ cần chú ý làm sạch bình sữa cho bé bằng dụng cụ, nước rửa chuyên dụng mẹ nhé!
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa mưa không quá khó mẹ nhỉ? Chỉ cần để ý một chút, cả mẹ và bé sẽ khỏe mạnh qua mùa này thôi ạ! Nếu mẹ còn băn khoăn hay gặp khó khăn, mẹ liên để lại bình luận ở dưới để được tư vấn mẹ nhé!