Sinh đôi trai gái là niềm vui trọn vẹn với cả bố và mẹ. Vậy mẹ đã biết bí quyết sinh đôi 1 trai 1 gái hiệu quả? Cần lưu ý điều gì khi chăm sóc mẹ mang thai đôi? Bài viết sau đây là câu trả lời cho mẹ!
Mục lục
1. Giải mã cho mẹ hiện tượng sinh đôi trai gái
Sinh đôi trai gái là như thế nào? Sinh đôi trai gái là hiện tượng sinh đôi khác trứng, giới tính thai nhi khác nhau, 1 bé trai và 1 bé gái. Hiện tượng này xảy ra khi có 2 trứng được thụ tinh trong một chu kỳ rụng trứng. Tỷ lệ sinh đôi 1 trai 1 gái chiếm ⅔ tổng số các cặp sinh đôi.
Nhà Mamamy đang có chương trình ưu đãi cực lớn trong năm nay: set dùng thử Mua 1 tặng 1 Khăn ướt nhiệt đới Mamamy Tropical – phiên bản nâng cấp của khăn ướt Mamamy. Chỉ với 52k – gần bằng 1 cốc trà sữa, mẹ đã sở hữu 2 gói khăn ướt chăm sóc AN TOÀN cho làn da em bé vùng NHIỆT ĐỚI, dùng thoải mái cho bé cưng trong hơi 2 tháng liền. Chất liệu vải 100% sợi tự nhiên và Rayon giúp khăn êm mềm tựa như lòng bàn tay mẹ, dịu dàng chạm vào da con. Khăn còn được bổ sung thêm tinh dầu, tinh chất cao cấp của vùng nhiệt đới giúp kháng khuẩn, ngừa hăm và dưỡng ẩm rất tốt cho da bé đó mẹ. Số lượng chỉ có 10.000 set trong tháng này thôi, nhanh tay mẹ ơi!
2. Bật mí cách sinh đôi trai gái
2.1 Mang song thai theo phương pháp tự nhiên
2.1.1. Chế độ dinh dưỡng
Uống nhiều sữa hơn cũng là cách tăng khả năng mang thai đôi trai gái. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Reproductive Medicine cho biết, protein Insulin IGF tìm thấy trong sữa giúp tăng số lượng trứng rụng hàng tháng, từ đó tăng khả năng mang thai đôi đó ạ.
Nếu mẹ muốn sinh đôi trai gái, bố cũng cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu kẽm như các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò…), các loại hải sản (cua, sò, hến, hàu…), các cây họ đậu (đậu xanh, đậu đen…), các loại hạt (hạt gai dầu, hạt bí, hạt vừng…), trứng, sữa… Kẽm giúp tăng sản xuất tinh trùng, tinh trùng di chuyển nhanh hơn, khỏe hơn, từ đó tăng khả năng thụ thai đôi.
Ngoài ra, nhiều mẹ thường truyền tai nhau bổ sung axit folic (vitamin B9) giúp tăng khả năng mang thai đôi. Thông tin này chưa có bất kỳ cơ sở khoa học nào chứng minh là đúng. Bổ sung axit folic trước khi mang thai từ 3 – 6 tháng chỉ được chứng minh có tác dụng hỗ trợ phát triển toàn diện thai nhi, nhất là hệ thần kinh mà thôi.
Xem thêm: Đẻ sinh đôi và những thông tin thú vị có thể mẹ chưa biết
2.1.2. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có ảnh hưởng khá lớn trong việc mang thai đôi 1 trai 1 gái. Nếu trong gia đình, cả nội và ngoại của mẹ đã từng có trường hợp mang thai đôi trai gái, mẹ có tỷ lệ mang thai đôi cao hơn những gia đình chưa có trường hợp mang thai đôi trước đó.
2.1.3. Độ tuổi mang thai
Khi mẹ từ 35 tuổi trở lên, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone FSH giúp rụng nhiều trứng hơn, tăng khả năng rụng 2 trứng cùng lúc. Vì vậy cũng làm tăng khả năng mang thai đôi trai gái của mẹ.
2.2. Mang song thai theo phương pháp y học
Vậy làm sao để mang thai đôi trai gái, bí quyết sinh đôi con trai, con gái là gì? Nếu các phương pháp thụ thai tự nhiên mang lại tỷ lệ thành công thấp, các phương pháp kích trứng, thụ tinh nhân tạo và thụ tinh ống nghiệm sẽ có hiệu quả mang thai đôi 1 trai 1 gái cao hơn, có thể lên tới 40%. Bố mẹ cần đến bệnh viện uy tín để thực hiện các phương pháp này và được tư vấn đầy đủ nhất thông tin liên quan.
- Phương pháp kích trứng: Với phương pháp này, mẹ sẽ được tiêm thuốc giúp kích thích sản sinh nhiều trứng hơn và rụng nhiều trứng hơn. Từ đó khả năng 2 trứng cùng rụng một lúc tạo phôi thai đôi lớn, tăng tỷ lệ sinh đôi trai gái.
- Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Với phương pháp này, trứng và tinh trùng được thụ tinh trong ống nghiệm, sau khi hình thành phôi thai, phôi thai này sẽ được chuyển vào tử cung của mẹ. Bố mẹ thực hiện thụ tinh cho 2 trứng cùng lúc để tăng khả năng mang thai đôi 1 trai 1 gái. Tỷ lệ thành công của phương pháp này lên tới 20 – 40%.
- Phương pháp thụ tinh nhân tạo (IUI): Phương pháp này được thực hiện bằng cách bơm tinh trùng khỏe mạnh đã được chọn lọc từ trước của bố vào buồng tử cung của mẹ trong thời kỳ rụng trứng. Nếu mẹ kết hợp sử dụng các loại thuốc kích thích rụng trứng thì tỷ lệ thành công mang thai đôi trai gái rất cao, lên tới 40%.
3. Những lưu ý khi mẹ mang song thai 1 trai 1 gái
Mang thai đôi mang nhiều rủi ro hơn so với mang thai thường. Một số biến chứng hay gặp như sau:
- Đối với bé: Thai chậm phát triển, sinh non, nhẹ cân, mắc bệnh bẩm sinh…
- Đối với mẹ: Dễ mắc tiền sản giật, bong nhau non, tiểu đường thai kỳ, băng huyết sau sinh, phải sinh mổ và thời gian hồi phục sau sinh lâu hơn…
Do vậy, khi chăm sóc mẹ mang thai đôi trai gái gia đình cần cẩn thận hơn rất nhiều. Nếu phát hiện các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, sốt, ngất, ớn lạnh, đau vùng chậu… cần đưa đến bệnh viện ngay.
4. Mẹ bầu mang thai đôi 1 trai 1 gái cần chuẩn bị những gì?
Vì mang thai sinh đôi 1 trai 1 gái vất vả, tỷ lệ gặp biến chứng cao hơn so với mang thai đơn nên mẹ và gia đình cần chú ý một số điều như sau:
- Theo dõi tham khảo sức khỏe định kỳ, thường xuyên từ bác sĩ: Mẹ bầu mang thai đôi 1 trai 1 gái nên đi khám thai định kỳ 1 – 2 tháng một lần để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của bé và mẹ chi tiết nhất. Điều này giúp sớm phát hiện các biến chứng để có biện pháp điều trị kịp thời.
- Chuẩn bị đầy đủ vật dụng để chăm sóc 2 bé: Mỗi bé con chào đời cần rất nhiều vật dụng sinh hoạt hàng ngày, với 2 bé sinh đôi càng nhiều hơn. Bố mẹ nên chuẩn bị trước các vật dụng cần thiết như quần áo, giấy vệ sinh, khăn tắm, tã lót, bình sữa, găng tay, mũ… sẵn sàng trước ngày dự sinh 1 – 2 tháng nhé!
- Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho mẹ trước sinh và sau sinh: Sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều sau khi sinh con, với sinh đôi thời gian hồi phục sẽ lâu hơn. Vì vậy, mẹ và gia đình nên chú ý chế độ dinh dưỡng giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh, tránh các biến chứng sau này. Một số chất nên bổ sung như sau:
- Chất đạm (protein): Có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa… ngăn ngừa tiền sản giật và đảm bảo sự phát triển của con.
- Chất xơ và vitamin: Có nhiều trong các loại rau xanh và trái cây, giúp phòng ngừa táo bón thai kỳ.
- Axit folic: Có nhiều trong các thực phẩm như đậu lăng, măng tây, trứng, rau màu xanh đậm, viên uống bổ sung axit folic… giúp hỗ trợ phát triển hệ thần kinh cho bé.
- Sắt: Có nhiều trong gan và nội tạng động vật, rau chân vịt, cải bó xôi, các loại đậu, hạt bí ngô… giúp ngăn ngừa thiếu máu cho cả mẹ và bé.
- Chế độ nghỉ ngơi, vận động lành mạnh trong suốt thai kỳ: Mang thai đôi cơ thể sẽ nặng nề và mệt mỏi hơn 2 – 3 lần so với mang thai đơn nhưng mẹ vẫn nên có kế hoạch nghỉ ngơi và vận động lành mạnh suốt thai kỳ. Mẹ đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga… để duy trì sức khỏe tốt nhất.
- Thảo luận, trò chuyện với chồng về các vấn đề chăm sóc con: Việc chăm sóc trẻ sinh đôi 1 trai 1 gái khá vất vả. Bố mẹ nên thảo luận đến việc nhờ người thân, bạn bè hoặc thuê thêm người chăm sóc để 2 bé được chăm sóc tốt nhất.
- Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ: Sắp có thêm đến 2 thiên thần, “đủ nếp đủ tẻ” đến với gia đình mình, đây là niềm vui trọn vẹn nên mẹ luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ nhất để chào đón 2 con nhé! Tâm lý thoái sẽ giúp sức khỏe con và mẹ tốt hơn đấy.
Tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:
9 cách để mang thai đôi dễ dàng cho mẹ thông thái
Trên đây là những thông tin cơ bản cho mẹ và gia đình khi muốn tìm cách sinh đôi trai gái, cách chăm sóc mẹ bầu mang thai đôi và một số lưu ý cần thiết trong quá trình mang thai. Tỷ lệ sinh đôi 1 trai 1 gái tự nhiên không cao, nếu mẹ muốn tăng tỷ lệ thành công, hãy lựa chọn các phương pháp can thiệp y học nhé! Mẹ hãy thường xuyên cập nhật Góc của mẹ để nắm được những thông tin hữu ích về mẹ và bé mẹ nhé!
Nguồn tham khảo: Sinh đôi khác trứng là gì?