Trẻ bú bình bị đầy hơi là vấn đề khá phổ biến, đặc biệt là các bé mới tập bú bình. Những lúc như thế, bé thường quấy khóc, nôn trớ, sợ bú, bỏ ăn khiến mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý trẻ bú bình bị đầy hơi thế nào? Câu trả lời cho mẹ đây ạ!
Mục lục
1. Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng là gì?
Đầy hơi chướng bụng ở bé sơ sinh là triệu chứng thường gặp khiến không ít bà mẹ lo lắng không biết nên làm sao. Ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh đang phát triển nhưng chưa hoàn thiện, mọi thứ với bé vẫn là đang làm quen, từ khả năng dung nạp, hấp thu đến bài tiết. Vì thế khi lượng sữa nạp vào cơ thể trẻ quá nhiều trong một khoảng thời gian cũng dẫn đến trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đầy hơi bú bình
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi có một số biểu hiện cho mẹ nhận biết sau: thường xuyên có chân lên rồi duỗi ra, ưỡn lưng, đôi khi trẻ cũng năm chặt tay và quấy khóc sau khi bú bình xong.
Khi đó bé có thể không muốn và luôn từ chối bú sữa bình và khóc mỗi khi ăn. Sau đó bé luôn vặn vẹo người, nhăn mặt, khóc lớn khi mẹ cố gắng đặt bé nằm bở khi bế bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài ra, trẻ bú bình bị đầy hơi cũng có thể có những triệu chứng khác như sau:
- Bụng bé bị phình, chướng hơi, mẹ sờ vào sẽ thấy cứng bất thường
- Ngay khi bú xong, bé lại có dấu hiệu buồn nôn và có thể nôn trớ
- Bé khó chịu, khó ngủ nên ban đêm thường quấy khóc do hơi trong bụng.
- Xì hơi nhiều bất thường.
- Phân của bé thay đổi, lỏng hoặc sệt liên tục trong nhiều ngày, đồng thời màu phân không giống bình thường. Đây là các dấu hiệu cho thấy thức ăn chưa tiêu tạo ra áp lực thẩm thấu cao, kéo nước nhiều hơn vào trong ruột gây ra chướng bụng và thay đổi về tình trạng phân.
3. Nguyên nhân bé bú bình bị đầy hơi
Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ bú bình bị đầy hơi phổ biến nhất mà Góc của mẹ tổng hợp được, mẹ tham khảo xem mình có vô tình mắc phải không nhé!
3.1. Do chưa đợi tan hết bọt trong bình bú
Quá trình pha sữa thường để lại nhiều bọt khí do mẹ phải lắc hoặc khuấy đều để sữa được hòa tan. Nếu mẹ cho bé bú sữa ngay, những bọt khí này sẽ đi theo dòng sữa vào bụng bé, từ đó làm bé bị đầy hơi, chướng bụng hơn. Mẹ cần mở nắp bình sữa, đợi khoảng 1 – 2 phút để bọt khí tan hết rồi hãng cho bé bú nhé!
3.2. Do bé bú quá nhanh
Nếu bé quá đói hoặc bé “háu ăn”, bé sẽ bú “chùn chụt”, bú mạnh để ti được nhiều sữa hơn. Những lúc như thế, bé dễ nuốt nhầm không khí cùng sữa vào bụng, gây nên tình trạng bé bị đầy hơi, chướng bụng.
Mẹ quan sát kỹ các dấu hiệu trẻ bú bình bị đầy hơi, nếu thấy con có dấu hiệu đói: Đưa tay lên miệng mút, “đớp đớp” miệng khi mẹ chạm tay vào môi, ngọ nguậy liên tục,… mẹ cho bé ăn luôn để tránh bé đói quá nhé!
3.3. Do bé không tiêu hóa được protein trong sữa
Hiện tượng trẻ bú bình bị đầy hơi này thường thấy khi mẹ mới thay sữa cho bé, cơ thể bé chưa kịp thích nghi với sữa mới, không chuyển hóa dược các loại protein trong sữa dẫn đến khó tiêu, đầy bụng hay nôn trớ.
3.4. Do bé bất dung nạp đường Lactose
Lactose là một loại đường có nhiều trong sữa. Nếu cơ thể bé thiếu hụt tạm thời enzyme Lactase, bé sẽ không chuyển hóa được đường này, rất dễ gặp phải tình trạng đầy bụng, chướng hơi khi bú sữa.
Bất dung nạp đường Lactose thường khiến bé bị đầy hơi kèm theo các biểu hiện: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn trớ, xì hơi nhiều, quấy khóc (do đau bụng),… Mẹ để ý và đưa bé đến khám bác sĩ kịp thời nhé!
3.5. Do bé đang dùng kháng sinh trong thời gian dài
Bé bị bệnh phải dùng kháng sinh dài ngày sẽ làm giảm chức năng của các lợi khuẩn đường ruột, khiến thức ăn khó tiêu, bé dễ bị đầy bụng, đầy hơi.
3.6. Do chế độ ăn uống của mẹ
Hầu hết các bé sẽ kết hợp việc bú bình với bú mẹ vì thế chế độ dinh dưỡng ăn uống của mẹ cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng. Khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi mẹ nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ như: các loại đậu, bắp cải, súp lơ xanh, bắp cải Bruxen,… và một loại quả như bơ, đào, cam, chanh, lê, mận tươi và mận khô,…
4. 5 Cách xử lý khi trẻ bú bình bị đầy hơi
Khi bé bú bình bị đầy hơi việc đầu tiên mẹ cần làm là hãy thật bình tĩnh sau đó thực hiện theo 5 mẹo dưới đây sẽ giúp bé nhà mình hết đầy hơi nhanh chóng đó ạ!
4.1. Massage bụng cho bé
Massage bụng giúp ruột hoạt động tốt hơn, giúp cải thiện tình trạng đầy hơi hiệu quả cho bé. Các bước massage bụng chuẩn khoa học như sau:
- Bước 1: Mẹ rửa tay sạch sẽ trước khi massage cho con
- Bước 2: Cho bé nằm ngửa trên giường, “trò chuyện” với bé khoảng 1 phút để bé hợp tác với mẹ hơn
- Bước 3: Cho một ít tinh dầu hướng dương vào lòng bàn tay rồi massage bụng bé. Mẹ xoa tròn nhẹ nhàng từ trong rốn ra ngoài bụng bé theo chiều kim đồng hồ bằng các đầu ngón tay mẹ.
- Bước 4: Thực hiện lặp đi lặp lại trong vòng 5 phút, tình trạng đầy hơi của bé sẽ cải thiện rõ rệt
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Có mẹ thắc mắc không dùng tinh dầu được không? Vẫn được mẹ nhé! Nhưng nếu dùng tinh dầu sẽ hiệu quả tốt hơn, bé thoải mái và thư giãn hơn đó mẹ.
4.2. Cử động chân bé giống đạp xe
Mẹ cho bé nằm ngửa trên giường, dùng tay cầm chân bé và nhẹ nhàng mô tả lại cử động giống như bé đang đưa chân đạp xe. Cứ một chân bé được kéo duỗi thẳng rồi được kéo lên ngực thì đồng thời chân kia duỗi xuống. Thực hiện thao tác này trong khoảng 3 – 5 phút sẽ giúp đẩy khí thừa trong bụng lên miệng, giúp giảm đầy hơi rõ rệt.
4.3. Chườm nóng
Hơi thừa trong bụng bé sẽ được đẩy ra ngoài nhờ sức nặng và hơi nóng của chiếc khăn ấm. Mẹ chỉ cần nhúng khăn vào nước ấm (40 độ C), vắt kiệt nước rồi quấn đều quanh bụng bé. Thực hiện lặp lại 2 lần (5 phút thay khăn 1 lần), bé sẽ giảm đầy hơi đáng kể đó ạ!
4.4. Giúp bé xì hơi
Giúp bé xì hơi cũng cải thiện tình trạng trẻ bú bình bị đầy hơi đó mẹ. Mẹ ôm bé sát vào người, đầu tựa vào lưng mẹ. Tiếp đó mẹ dùng tay nhẹ nhàng vuốt lưng cho bé để bé dễ dàng xì hơi ra ngoài. Đây là một cách chữa trẻ bú bình bị đầy hơi vừa hiệu quả lại vừa dễ dàng thực hiện mẹ nhỉ!
4.5. Giúp bé ợ hơi
Mỗi lần bé bú xong thường sẽ bị đầy hơi. Do đó, mẹ giúp bé ợ để đẩy lượng khí đấy ra khỏi cơ thể mẹ nhé. Sau khi ăn mẹ không nên cho bé nằm ngay. Thay vào đấy mẹ cho bé ngồi và tay đỡ sau lưng và đầu; cho bé nằm sấp hoặc bế vác bé lên vai để vỗ nhẹ cho bé ợ, đẩy khí ra ngoài.
4.6. Cho bé uống thêm nước
Với những trẻ bú bình bị đầy hơi trên 6 tháng tuổi, bạn nên kiểm trả lại lượng nước uống hàng ngày của bé. Bởi có thể là do bé uống quá ít nước khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng. Nếu trường hợp đầy hơi chướng bụng diễn ra trong thời gian dài có thể khiến bé bị nôn trớ, chán ăn và quấy khóc, chậm hoặc không tăng cân,…
5. Cách cho bé bú bình không bị đầy hơi
Đầu tiên, mẹ cần đặt bé ở một tư thế bé thoải mái nhất để bé không phải dùng quá nhiều sức trong quá bú bình, có thể đặt bé nằm nghiêng hoặc bế bé với phần đầu và gáy dựa vào cánh tay mẹ. Không nên đặt nằm ngửa khi bé bú bình vì nó rất dễ bị ọc hoặc trẻ bú bình bị sặc sữa. Cách cho trẻ bú bình không bị đầy hơi chuẩn nhất là:
- Cho bé bú phải dốc bình lên cao để đảm bảo sữa lúc nào cũng ngập đầy núm ti, như vậy bong bóng khi sẽ không xuất hiện trong bình sữa, bé không phải hút nhiều không khí gây đầy hơi, chướng bụng.
- Để bé ngậm hết phần núm ty của bình. Mẹ chỉ nên cầm bình ở phần thân, chứ không cầm ở đáy bình để trọng lượng bình không đổ dồn vào miệng bé.
- Nếu núm vú có thể bị nghẹt, mẹ có thể nới lỏng vòng cổ bình sữa ra một chút để không khí sữa tốt hơn.
- Thời gian bé bú bình trung bình khoảng 15 phút với khoảng 250ml sữa, tránh để bé bú quá nhanh không kịp nghỉ.
Ngoài các cách xử lý khi trẻ bú bình bị đầy hơi trên, cho bé bú bình đúng cách cũng giúp bé tránh bị đầy hơi hiệu quả. 3 mẹo nhỏ mà “có võ” cho mẹ đây ạ!
5.1. Cho miệng bé bám sát vào núm ti của bình
Cho miệng của bé “bám” sát vào núm ti cao su, bé sẽ hạn chế hít phải khí thừa khi bú, hạn chế đầy hơi.
Cách thực hiện: Mỗi lần chuẩn bị cho bé bú, mẹ khuyến khích bé mở to miệng bằng cách chạm nhẹ đầu ti vào môi dưới của bé. Mẹ để ý miệng bé khi bú, nếu môi bé không quá mím, cũng không quá căng, mở rộng thoải mái là bé đã bú đúng cách rồi đó ạ!
5.2. Kiểm soát tốc độ chảy của sữa
Núm ti có nhiều loại phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Bé mới sinh cần núm vú size nhỏ nhất (tốc độ 1- 2 giọt/s). Sau khoảng 1.5 tháng, mẹ cần thay size núm ti để phù hợp với tốc độ bú của bé.
Hiện nay trên vành núm ti thường có các kí hiệu số 1, 2, 3, 4… hoặc S, M, L… tương ứng với tốc độ chảy của sữa dành cho từng độ tuổi khác nhau đó mẹ.
- Với bé mới sinh (dưới 4 tháng): Mẹ chọn mua núm vú có tốc độ chảy chậm, thích hợp nhất là từ 1 – 2 giọt/giây (size nhỏ nhất). Nếu thấy có hiện tượng sữa chảy thành tia, mẹ cần thay núm vú mới do lỗ chảy đã quá rộng rồi mẹ nhé.
- Với bé lớn hơn: Mẹ dựa vào bảng size theo tuổi của bé của các thương hiệu hoặc nhờ tư vấn của nhân viên cửa hàng để chọn được loại phù hợp nhất với bé.
Chi tiết về cách chọn núm ti, mẹ tham khảo bài viết: Các tiêu chí lựa chọn núm vú bình sữa an toàn cho bé yêu
65.3. Cho bé bú đúng tư thế
Bú đúng tư thế là điều quan trọng để hạn chế đầy hơi khi bú bình. Tư thế bú được nhiều mẹ áp dụng là cho bé ngồi vào lòng mẹ, nghiêng người khoảng 45 độ và dựa đầu vào tay trái của mẹ.
Sau khi bé đã bú xong, bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, đầu kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho bé ợ hơi. Mẹ bế bé khoảng 5 phút trước khi đặt bé nằm để tránh trào ngược dạ dày, nôn trớ,…
5.4. Vỗ ợ hơi giúp bé sơ sinh tránh đầy bụng
Sau khi cho bé bú xong hoặc trong lúc bé sơ sinh bú gần hết bình sữa mẹ nhẹ hàng vỗ lưng một lúc, trước khi đặt trẻ nằm xuống. Có 3 vị trí vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh phổ biến sau:
- Bé bé thẳng, để cằm bé dựa vai mẹ rồi mẹ nhẹ nhàng vỗ lưng bé
- Mẹ cho bé ngồi vào lòng mình rồi vỗ lưng, mẹ cần chú ý đến phần lưng trẻ sơ sinh vì lúc này bé vẫn chưa cứng để có gây ảnh hưởng đến xương sống của bé.
- Cho bé sơ sinh nằm sấp trên đùi mẹ và vỗ lưng nhẹ nhàng cho bé sơ sinh.
Trẻ bú bình bị đầy hơi không khó để xử lý, bình tĩnh và thực hiện đúng cách, bé sẽ hết ngay thôi ạ. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới để được hỗ trợ nhanh chóng nhất mẹ nhé!