Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 4 THÁNG TUỔI DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi sẽ rất quan trọng bởi đây là quá trình phát triển giác quan và bắt đầu hình thành ngôn ngữ sau này.

Ở thời điểm 4 tháng tuổi, bé sẽ tăng thêm rất nhiều nhu cầu về mặt thể chất lẫn trí não. Ba mẹ sẽ nhận thấy sự thay đổi theo từng ngày. Bé chơi nhiều hơn, biểu hiện cảm xúc nhiều hơn. Thậm chí có những kỹ năng hoàn toàn mới so với trước đây. Chính vì thế, ba mẹ nên theo dõi thật kỹ để không bỏ sót giây phút bất ngờ nào của bé. Cũng như để có thể đảm bảo toàn diện cho sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi.

1. Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Bước vào tháng thứ 4, trẻ sẽ có những biến chuyển tích cực rõ rệt về mọi mặt. Đặc biệt là thể chất và trí não. Đây là lúc bé phát triển tinh nhanh hơn so với 3 tháng đầu. Ngôn ngữ cũng dần được hình thành. Cũng trong thời gian này nhiều bé sẽ xuất hiện dấu hiệu chuẩn bị mọc răng. Để chuẩn bị thật tốt cho sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi, ba mẹ cần chú ý tới các mốc phát triển cũng như sự thay đổi trong hành động và cảm xúc của bé.

1.1. Trí não

Trí não tiến bộ vượt bậc là dấu hiệu rõ nhất trong sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi. Ở tháng thứ 3 não bộ của bé đã có sự hoàn thiện thì đây là lúc để bé phát triển các kỹ năng rõ ràng hơn. Khi có hứng thú với điều gì đó, bé sẽ có xu hướng ghi nhớ và sao chép lại. Bé cũng có thể bắt chước lại các biểu cảm trên khuôn mặt người lớn.

Trí não tiến bộ vượt bậc là dấu hiệu rõ nhất trong sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi
Trí não tiến bộ vượt bậc là dấu hiệu rõ nhất trong sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuổi cũng cải thiện rõ rệt về thị lực. Bé có thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách nhất định hoặc phân biệt được màu sắc, hình dạng. Cùng với đó, khả năng nhận biết gương mặt cũng được nâng cao. Bé sẽ cười nhiều hơn với người quen và khóc khi gặp người lạ.

1.2. Hành động

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi sẽ cố gắng phối hợp các hành động để có thể sớm lật người và ngồi dậy. Ở giai đoạn này, lưng và cổ của bé đã cứng cáp hơn rất nhiều. Các khớp cơ cũng cử động linh hoạt hơn so với trước. Ở tư thế nằm sấp, bé đã có thể ngẩng đầu và rướn ngực, dồn sức nặng lên cánh tay. Ngoài ra, bé bắt đầu vung loạn xạ và uốn cong đôi chân hoặc thậm chí cố gắng tự chuyển từ tư thế nằm sấp sang nằm ngửa.

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi sẽ cố gắng phối hợp các hành động để có thể sớm lật người và ngồi dậy
Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi sẽ cố gắng phối hợp các hành động để có thể sớm lật người và ngồi dậy

Điều đặc biệt trong sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi là việc bé sử dụng đôi tay của mình khéo léo hơn. Nếu như trước kia chỉ có thể với, sờ vào vật thì nay bé có thể cầm nắm vật. Thậm chí là di chuyển từ tay này sang tay kia.

Não bộ phát triển sẽ kích thích sự tò mò của bé
Não bộ phát triển sẽ kích thích sự tò mò của bé

Não bộ phát triển sẽ kích thích sự tò mò của bé. Vì vậy, bé sẽ không ngần ngại đưa mọi thứ vào miệng để “nếm vị”. Đó được xem là cách để bé tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Cũng vì thế mà ở một số bé còn xuất hiện tình trạng mút tay liên tục. Tuy nhiên mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bởi đây là điều hoàn toàn tự nhiên với sự phát triể của bé.

1.3. Giao tiếp

Càng lớn thì nhu cầu giao tiếp của trẻ càng cao. Trong thời gian này, mẹ sẽ thấy bé ê a và phát ra nhiều âm thanh để đòi hỏi sự giao tiếp từ mọi người. Bé cũng bắt đầu tự khám phá bản thân. Bắt đầu nhận thấy rằng những người xung quanh phản ứng với hành động của mình.

Phát triển ngôn ngữ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi
Phát triển ngôn ngữ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Phát triển ngôn ngữ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi. Giai đoạn này bé sẽ tập trung học cách làm sao để giao tiếp hiệu quả hơn. Do đó nếu ba mẹ chăm trò chuyện, khả năng ngôn ngữ của bé sẽ được trau dồi. Điều đó giúp ích rất nhiều cho quá trình học nói sau này.

1.4. Cảm xúc

Cũng như ở thời kỳ 3 tháng tuổi, việc bộ lộ cảm xúc của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi cũng rõ ràng hơn. Bé có thể vẫy tay và đá chân loạn xạ, thậm chí là tự biết cười vui vì phấn khích. Ngược lại, cũng sẽ có những phản ứng mạnh khi bé không ưng ý như cau mày, khóc hét…

Cũng như ở thời kỳ 3 tháng tuổi, việc bộ lộ cảm xúc của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi cũng rõ ràng hơn
Cũng như ở thời kỳ 3 tháng tuổi, việc bộ lộ cảm xúc của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi cũng rõ ràng hơn

1.5. Giác quan

Đặc biệt trong giai đoạn này, giác quan của bé cũng phát triển rất nhanh. Trong 3 tháng đầu, bé sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt màu sắc tương phản. Và bé chỉ nhận biết được màu trắng – đen. Tuy nhiên, trẻ 4 tháng tuổi có thể nhận ra sự tương phản màu tinh tế hơn. Mắt bé cũng nhìn theo các vật di chuyển linh hoạt hơn.

Đặc biệt trong giai đoạn này, giác quan của bé cũng phát triển rất nhanh
Đặc biệt trong giai đoạn này, giác quan của bé cũng phát triển rất nhanh

2. Dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào là hợp lý luôn là vấn đề ba mẹ quan tâm hàng đầu. Để sự phát triển của bé 4 tháng tuổi được tốt nhất, ba mẹ nên chú ý đến những thay đổi về cân nặng và chiều cao của bé. Từ đó xây dựng được chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp.

Trẻ sẽ phát triển rất nhanh từ tháng thứ 4 trở đi. Theo các chuyên gia, trong tháng này, cân nặng của trẻ thường tăng trong khoảng 0,6-1 kg so với tháng trước. Tính trung bình, bé gái sẽ nặng 5,5-8,5 kg và dài 58-68 cm. Bé trai là 5,9-9,1 kg và dài 59-69 cm.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào là hợp lý luôn là vấn đề ba mẹ quan tâm hàng đầu
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ như thế nào là hợp lý luôn là vấn đề ba mẹ quan tâm hàng đầu

Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng khi bé không đạt được mức này. Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi sẽ phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Do đó, ba mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ này để đem đến cho bé sự chăm sóc toàn diện nhất.

2.1. Chế độ ăn

Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp đủ dưỡng chất cho bé ở thời điểm này. Đây cũng là lúc bé sẽ ti mẹ ngoan hơn rất nhiều do đã có các kỹ năng thành thạo. Tùy theo cân nặng của từng bé mà mẹ có thể quyết định lượng sữa phù hợp. Trung bình, bé sẽ ăn khoảng 6 lần/ngày, cách nhau 3-4 tiếng. Lượng sữa dao động trong khoảng 120-180ml/lần.

Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp đủ dưỡng chất cho bé ở thời điểm này
Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cung cấp đủ dưỡng chất cho bé ở thời điểm này

Mẹ cũng nên lưu ý rằng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh 4 tháng tuồi chưa phát triển đủ khỏe mạnh để tiêu hóa các thức ăn cứng. Do vậy các chuyên gia khuyên mẹ không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng. Do các nguy cơ về dị ứng hay rối loạn đường ruột có thể xảy ra.

Trong trường hợp bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng từ sữa, mẹ có thể tập dần cho bé ăn dặm. Tuy nhiên mẹ cần hết sức cẩn thẩn khi lựa chọn thực phẩm phù hợp. Tốt nhất nên có lời khuyên và sự hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi.

2.2. Chế độ ngủ

Giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, giấc ngủ của bé bắt đầu ổn định. Bé có giấc ngủ dài liên tục 7-8 tiếng vào ban đêm và các giấc ngắn vào ban ngày. Ba mẹ không lo bé đói hay đánh thức bé dậy để ăn sữa.

Tuy nhiên không phải bé ngủ ít ban ngày thì ban đêm sẽ ngủ ngoan hơn. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Bởi ngủ ngày và ngủ đêm đều có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Bé phải luôn được ngủ đủ giấc để có bù đắp năng lượng tiêu tốn vào các hoạt động khác.

Giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi
Giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng tuồi cũng dần biết thể hiện sự “chống đối” mạnh mẽ hơn khi bé bị bắt đi ngủ. Những lúc như vậy, ba mẹ nên cố gắng âu yếm để giữ bé bình tĩnh. Ngoài ra mẹ có thể hát ru nhẹ nhàng để bé được trấn an và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

3. Những lưu ý trong sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ vốn không hề dễ dàng. Đặc biệt là khi bước vào tháng thứ 4 với rất nhiều thay đổi về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên ba mẹ hoàn toàn có thể tìm hiểu trước để nắm rõ hơn trong quá trình phát triển của con. Nhất là một vài dấu hiệu sức khỏe thường hay bắt gặp ở trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi.

3.1. Mọc răng

4 tháng tuổi là thời kỳ bé chuẩn bị mọc răng, bắt đầu chảy nhiều dãi. Do bị ngứa nướu nên bé sẽ đưa bất cứ thứ gì vào miệng. Ba mẹ cần hết sức chú ý các vật nguy hiểm để không xảy ra tai nạn nào.

Nếu cần thiết mẹ có thể chuẩn bị cho bé đồ gặm nướu chuyên dụng cho bé. Ngoài ra nên thường xuyên đeo yếm để đảm bảo vệ sinh. Cũng như tránh được tình trạng viêm nhiễm da khi bé chảy dãi quá nhiều.

4 tháng tuổi là thời kỳ bé chuẩn bị mọc răng, bắt đầu chảy nhiều dãi
4 tháng tuổi là thời kỳ bé chuẩn bị mọc răng, bắt đầu chảy nhiều dãi

Ở nhiều bé, giai đoạn mọc răng cũng đi kèm với các hiện tượng sốt nhẹ hoặc bỏ ăn. Ba mẹ nên lưu ý xử lý hạ nhiệt cho bé, sau đó vỗ về để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt, chăm sóc vệ sinh miệng, nướu cũng là điều rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi.

3.2. Tiêm phòng

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi là thời điểm tiêm nhắc lại các loại vắc xin như: ho gà, bạch hầu, bại liệt, uốn ván, phế cầu, Hib, rotavirus,… Các loại vắc xin đều có tác dụng rất tốt trong việc phòng bệnh cho trẻ sơ sinh. Vì vậy, ba mẹ nên theo dõi lịch tiêm khi bé nhà bước sang tháng thứ 4.

Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi là thời điểm tiêm nhắc lại các loại vắc xin
Trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi là thời điểm tiêm nhắc lại các loại vắc xin

Mẹ nên đến các trung tâm tiêm chủng hoặc y tế được đảm bảo để thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho bé. Việc khám sức khỏe định kỳ cũng sẽ giúp mẹ kiểm soát tốt hơn với sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, bé có thể hay mắc phải một số triệu chứng như cảm lạnh, sổ mũi, sốt… Mẹ nên thường xuyên theo dõi để có cách xử lý kịp thời.

3.3. Các vấn đề khác

Ngoài ra mẹ nên thường xuyên quan sát bé để có sự kiểm soát tốt nhất tới các vấn đề sức khỏe. Một số biểu hiện bất thường mẹ có thể bắt gặp:

  • Bé không nhìn theo đồ vật khi chuyển động
  • Bé không phản ứng, phản ứng chậm với âm thanh hoặc khi có người gọi
  • Bé không cho tay vào miệng
  • Bé không thể nhấc đầu lên một cách chắc chắn
  • Bé không giao tiếp, không tạo ra âm thanh

Khi có bất cứ nghi ngờ nào về sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi, mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và chữa trị.

Ngoài ra mẹ nên thường xuyên quan sát bé để có sự kiểm soát tốt nhất tới các vấn đề sức khỏe
Ngoài ra mẹ nên thường xuyên quan sát bé để có sự kiểm soát tốt nhất tới các vấn đề sức khỏe

4. Làm thế nào để kích thích sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi?

Khi bước vào tháng mới, trẻ sẽ muốn khám phá xung quanh và học thêm những kỹ năng mới. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tới việc tạo môi trường tốt nhất để sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi được toàn diện nhất nhé!

  • Giao tiếp với trẻ: Theo các chuyên gia, hát hay trò chuyện có thể giúp bé phát triển các kỹ năng nghe và hiểu ngôn ngữ rất tốt. Ba mẹ có thể khuyến khích bé nói chuyện bằng cách bắt chước các biểu hiện và âm thanh của bé. Việc làm này giúp bé hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ. Qua đó hình thành khả năng ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi.
Ba mẹ có thể khuyến khích bé nói chuyện bằng cách bắt chước các biểu hiện và âm thanh của bé
Ba mẹ có thể khuyến khích bé nói chuyện bằng cách bắt chước các biểu hiện và âm thanh của bé
  • Tập quan sát: Tầm nhìn của bé được cải thiện mỗi ngày. Do đó bé sẽ dần phân biệt được màu sắc và hình dạng của mọi vật. Mẹ có thể chuẩn bị một vài đồ chơi tươi sáng, sặc sỡ để thu hút sự chú ý của bé. Nhờ đó bé có thể rèn luyện kỹ năng quan sát, nâng cao khả năng tập trung.
  • Chơi đùa cùng trẻ: Chơi đùa sẽ kích thích sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi. Việc ba mẹ chơi cùng con không chỉ tăng sự kết nối mà còn khuyến khích con khám phá thế giới xung quanh. Đồng thời cũng khiến bé an tâm khi chơi đùa với các món đồ mới lạ. Bé sẽ cảm thấy như được hướng dẫn và không e ngại khi tiếp xúc với trò chơi.
Chơi đùa sẽ kích thích sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi
Chơi đùa sẽ kích thích sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi
  • Tập ngồi, nằm: Mẹ có thể tập cho bé vận động với một vài động tác đơn giản. Vừa tốt cho cơ vừa giúp bé có thêm kỹ năng ngồi, nằm sau này. Cho bé nằm ngửa, mẹ nhẹ nhàng dùng tay kéo bé ngồi dậy, gập bụng để xương sống của bé sớm cứng cáp. Cho bé nằm sấp, để bé cầm nắm, trườn và với lấy các món đồ chơi có tiếng động, màu sắc kích thích trước mặt.

5. Lời khuyên cho sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi rất quan trọng với cả quá trình lớn lên sau này. Chính vì thế, ba mẹ cần lưu ý dù là vấn đề nhỏ nhất để đảm bảo không có bất cứ trở ngại nào đối với trẻ. Cũng như giảm bớt được khó khăn cho chính mình khi chăm sóc trẻ.

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé.
  • Lập thời gian biểu chặt chẽ cho việc ăn, ngủ của bé để tiện theo dõi.
  • Làm quen với những điều bé thích và không thích để đáp ứng được nhu cầu của bé.
  • Luôn bắt đầu với bé bằng một tâm trạng thoải mái và vui vẻ. Khuyến khích bé giao tiếp và tương tác.
  • Tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ để bé thoải mái khám phá xung quanh.
  • Giữ các đồ vật và đồ chơi nhỏ cách xa bé, tránh nguy cơ bé có thể bỏ vào miệng.
  • Vì khả năng vận động của bé đang tăng lên nên ba mẹ cần đảm bảo bé không ở gần các bề mặt có nhiều góc, cạnh hay vật nguy hiểm…
Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi rất quan trọng với cả quá trình lớn lên sau này
Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi rất quan trọng với cả quá trình lớn lên sau này

Lời kết

Dù ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bé cũng có các cột mốc thay đổi của riêng mình. Điều quan trọng là ba mẹ nên theo dõi sự phát triển đó và có các cách chăm sóc bé phù hợp. Việc hiểu rõ sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi như thế nào sẽ giúp ba mẹ có được tâm lý nhẹ nhàng cũng như sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất trước những điều bất ngờ mà bé mang tới.

Mẹ có thể tham khảo thêm tại:

Bí quyết cho sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Chăm sóc toàn diện cho sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Chăm sóc bé 4 tháng tuổi như thế nào?

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 4 THÁNG TUỔI DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0