Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

[Giải đáp] Có nên cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ không?

Có mẹ cho rằng, cần cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ là tốt nhất, bé cảm nhận được tình yêu thương của mẹ, mẹ cũng không tốn các chi phí như bình bú, máy vắt sữa,… Cũng có mẹ cho rằng, cho bé bú bình sẽ tốt hơn, vừa tránh bệnh lây nhiễm, mẹ lại nhàn hơn nhiều.

Vậy đâu là lựa chọn tốt nhất? Mẹ kéo xuống để biết câu trả lời nhé!

Nên cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ hay bú trực tiếp
Nên cho bé bú bình bằng sữa mẹ hay bú trực tiếp

1. Vắt sữa ra bình cho bé bú có tốt hơn bú trực tiếp không?

Hiện nay, vắt sữa ra bình cho bé bú được mẹ thông thái đặc biệt ưu ái vì an toàn, tránh bệnh lây nhiễm, mẹ cũng nhàn hơn trong việc cho bé tu ti. Thực tế, cách này có nhiều ưu điểm hơn so với việc cho bé bú trực tiếp.

  • Hạn chế bệnh lây nhiễm từ mẹ sang bé và ngược lại: Nếu bé bị nấm lưỡi candida mà vẫn tu ti mẹ trực tiếp, ti mẹ sẽ bị lây bệnh và ngược lại. Vì thế, việc cho bé bú bình sẽ hạn chế tối đa những bệnh lây truyền qua đường bú khi bé hoặc mẹ bị bệnh (nấm miệng, nấm vú).
  • Mẹ nhàn hơn: Con cần bú khoảng 6 – 8 cữ mỗi ngày, mỗi cữ bú khoảng 30 phút. Nếu cho con tu ti trực tiếp, mẹ cần ở cạnh bé cả ngày. Những lúc mẹ ốm, muốn nghỉ ngơi thì việc này khá vất vả cho mẹ. Nhưng nếu vắt sữa ra bình cho bé bú, mọi người trong gia đình: bố, ông, bà,… đều giúp được mẹ cho bé ăn, mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi và làm việc khác đó ạ!
  • Dễ cai sữa hơn: Bú bình sẽ giúp bé quen dần với bình sữa trẻ em và quên đi việc muốn ti mẹ, giúp mẹ dễ cai sữa cho bé hơn.
Vắt sữa cho bé bú bình giúp mẹ nhàn hơn vì bất kì ai cũng có thể giúp mẹ cho con tu ti
Vắt sữa cho bé bú bình giúp mẹ nhàn hơn vì bất kì ai cũng có thể giúp mẹ cho con tu ti

Tuy nhiên, việc này cũng có những nhược điểm như:

  • Tốn thời gian vắt sữa: Mẹ sẽ tốn khoảng 1 đến 1 tiếng rưỡi mỗi ngày để vắt sữa và bảo quản trong tủ lạnh. Để nhanh hơn, có mẹ chọn máy vắt sữa, nhưng sẽ tốn một khoản chi phí kha khá, khoảng 1.000.000 – 1.500.000đ.
  • Phải cẩn trọng trong việc chọn và sử dụng bình sữa: Chọn bình sữa, núm ti không phù hợp khiến bé dễ sặc sữa, nôn trớ, thậm chí mắc một số vấn đề về răng miệng  Chi tiết về cách chọn bình sữa tốt cho con mẹ tham khảo TẠI ĐÂY (chèn key bình sữa tốt cho bé). Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bình sữa, mẹ cần vệ sinh đúng cách (chèn link), đảm bảo an toàn nhất cho con mẹ nhé!
  • Giảm gắn kết giữa mẹ và bé: Khi cho con bú trực tiếp, hoocmon oxytocin của mẹ sẽ được giải phóng mang đến cảm giác yêu thương, gắn kết sâu sắc với bé con.
Bú bình sẽ giảm cảm giác gắn kết giữa mẹ và bé
Bú bình sẽ giảm cảm giác gắn kết giữa mẹ và bé

Như vậy, mỗi phương pháp này đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy vào thời gian của mẹ và tình trạng sức khỏe của 2 mẹ con để chọn phương pháp phù hợp. Chuyên gia khuyên mẹ:

  • Với bé dưới 2 tháng: Nếu mẹ và bé hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ cho bé bú trực tiếp sẽ tốt nhất. Trong giai đoạn này, bé rất muốn được gần gũi, nhận được nhiều yêu thương của mẹ.
  • Với bé 2 – 8 tháng: Thực hiện song song 2 cách trên để mẹ nhàn hơn, bé vẫn cảm nhận được tình yêu của mẹ.
  • Với bé trên 8 tháng: Mẹ ưu tiên cho bé tự bú bình để bé tự lập, cũng tiện hơn cho việc cai sữa sau này cho bé.

2. Khi nào mẹ nên cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ 100%?

Trong 2 trường hợp đặc biệt dưới đây, mẹ cho bé bú bình bằng sữa mẹ 100% nhé!

  • Mẹ bị nấm vú: Nấm có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp nên việc cho bé bú mẹ lúc này sẽ làm bé bị lây bệnh từ mẹ. Điều này làm hạn chế vị giác của bé, làm mất cảm giác thèm ăn và bỏ bú.
  • Bé bị nấm miệng: Tương tự như trên, nấm sẽ lây từ bé sang mẹ làm mẹ bị đau nhức, nứt đầu ti, dẫn đến viêm nhiễm, giảm cả lượng sữa và chất lượng sữa cho con tu ti.

Trong trường hợp mẹ phải đi làm sớm hoặc mẹ muốn cai sữa dần dần cho bé, mẹ kết hợp cho bé tu ti vào buổi đêm, ban ngày cho bé bú bình sẽ phù hợp nhất.

Cho bé bú bình khi mẹ bị nấm miệng giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé yêu
Cho bé bú bình khi mẹ bị nấm miệng giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé yêu

Vậy khi cho bé bú bình mẹ cần lưu ý những gì và làm sao để phương pháp này trở nên hiệu quả nhất, bí quyết cho mẹ đây ạ!

3. Hướng dẫn cách cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ

Có 2 điều mẹ cần quan tâm khi cho bé bú bình là cách dự trữ sữa và cách cho bé bú sữa mẹ bằng bình.

3.1. Cách dự trữ sữa mẹ

Đầu tiên, mẹ cần chọn bình hoặc túi chứa sữa thích hợp. Túi đựng sữa có thể làm thay đổi chất lượng và mùi vị của sữa mẹ. Vì thế, đây là bước không thể bỏ qua để sữa mẹ được bảo quản thơm ngon, vệ sinh và giàu dưỡng chất nhất.3 lưu ý để chọn túi/chai đựng sữa tốt nhất cho bé:

  • Không sử dụng các chai nhựa tái chế đặc biệt là chai nhựa có ký hiệu số 7 vì chúng có thể chứa chất độc Bisphenol-A (BPA) gây ung thư não, rối loạn nội tiết, dị ứng,… cho bé.
  • Không dùng túi nhựa bình thường hoặc các bao bì dùng một lần để đựng sữa mẹ. Đa phần chúng được làm từ nhựa tái chế, dễ giải phóng BPA, vi nhựa,… gây hại cho bé.
  • Tốt nhất, mẹ dùng túi đựng sữa chuyên dụng tại các cửa hàng mẹ và bé uy tín để an tâm về chất lượng mẹ nhé!
Chất liệu bình sữa là yếu tố đầu tiên giúp sữa mẹ thuần khiết và giữ được nhiều dinh dưỡng nhất
Chất liệu bình sữa là yếu tố đầu tiên giúp sữa mẹ thuần khiết và giữ được nhiều dinh dưỡng nhất

Bên cạnh đó, cũng giống như thịt cá hay các thực phẩm khác, sữa mẹ để lâu cũng sẽ bị ôi thiu, biến tính và ảnh hưởng đến chất lượng. Vì vậy, mẹ chỉ dùng sữa đã vắt trong một khoảng thời gian nhất định:

  • Ở điều kiện nhiệt độ phòng (24 – 30 độ C): Sữa mẹ để được nhiều nhất 4 giờ sử dụng kể từ khi vắt. Quá thời gian này, mẹ không cho bé tu ti nữa vì vi khuẩn đã lên men sữa, dễ gây đi ngoài, đau bụng cho bé.
  • Trong điều kiện ngăn mát tủ lạnh (tương đương nhiệt độ 1-5 độ C): Sữa mẹ để được tối đa 4 ngày sử dụng kể từ khi vắt.
  • Trong tủ đông (khoảng -18 độ C): Sử dụng được trong khoảng 12 tháng. Tuy nhiên, thời gian tốt nhất để sữa còn nhiều dinh dưỡng là khoảng 6 tháng.

Ngoài ra, để dễ dàng lấy sữa cho bé mỗi lần bú, mẹ chia nhỏ số sữa vừa đủ cho một lần bú của con (khoảng từ 60-120ml mỗi túi hoặc bình đựng). Việc chia nhỏ này giúp tránh lãng phí sữa không dùng hết mà còn giúp sữa rã đông nhanh hơn, con không phải đợi lâu, quấy khóc mỗi lần ba mẹ chuẩn bị sữa.

Mẹ bảo quản sữa trong các gói nhỏ để tiện dụng nhất
Mẹ bảo quản sữa trong các gói nhỏ để tiện dụng nhất

Lưu ý quan trọng cho mẹ:

  • Ghi hạn sử dụng sữa: Mẹ dán một nhãn giấy nhỏ ghi cụ thể thời gian ngày vắt sữa để tiện theo dõi hạn dùng của sữa.
  • Không để sữa ở cửa tủ lạnh: Vì khi đóng mở cửa tủ, nhiệt độ sẽ thay đổi làm ảnh hưởng đến thời hạn dùng sữa theo nhiệt độ. Mẹ để sữa mẹ ở vị trí cố định trong tủ và hạn chế thay đổi vị trí của chúng khi chưa sử dụng.

3.2. Cách cho bé bú bình đúng chuẩn khoa học

Khi thấy bé có dấu hiệu đòi ăn: Ngọ nguậy liên tục, đưa tay vào miệng mút, bé “đớp đớp” khi mẹ đưa tay chạm nhẹ vào môi,… là lúc mẹ cần cho bé bú bình rồi.Lúc này, mẹ thực hiện các thao tác:

  • Làm ấm sữa: Mẹ làm ấm bằng cách hâm trong nước nóng (trên 70 độ C) hoặc đặt vào máy hâm sữa, đạt khoảng 40 độ C là  cho bé bú được rồi. Mẹ lưu ý, nếu sữa để ngăn đông, mẹ cần chuyển xuống ngăn mát khoảng 1 ngày trước khi cho bé tu ti.
  • Điều chỉnh tư thế cho bé: Mẹ vòng tay phải ra sau lưng bé để đỡ đầu và lưng bé, tạo 1 góc 45 độ so với mặt phẳng. Tay trái mẹ cầm bình sữa, để bình nghiêng không dốc thẳng (như hình minh họa). Mẹ tham khảo một số tư thế bú bình khoa học khác TẠI ĐÂY.
  • Kích thích cảm giác thèm ăn của bé: Đưa núm bình lên miệng bé chấm và đùa một chút, bé sẽ cảm thấy kích thích và thích thú với việc bú bình hơn.
  • Điều chỉnh góc nghiêng bình sữa: Mẹ nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ có điều chỉnh để kiểm soát tốc độ sữa cho bé. Thời gian bé bú hết bình sữa có thể lên đến 20 phút.
Tư thế bú bình phù hợp với bé
Tư thế bú bình phù hợp với bé

Như vậy, cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ có nhiều ưu điểm và được các mẹ thông thái rất ưa chuộng. Nếu thực hiện theo cách này, mẹ chú ý đến cách dự trữ sữa và thao tác cho bé bú bình chuẩn để tốt nhất cho bé mẹ nhé!

Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên, Góc của mẹ đã giúp mẹ lựa chọn phương pháp cho con bú phù hợp nhất. Nếu còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ở dưới bài viết để được hỗ trợ nhanh chóng mẹ nhé!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Thêm đánh giá

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Thanh Hằng

Trẻ mất bao lâu để thích nghi với việc từ bú mẹ sang bú bình bằng sữa mẹ thế admin?

08-11-2021 09:10

Mamamy Admin

"Chào mẹ, Thông thường, sẽ mất từ 3 ngày đến 5 ngày tùy theo khả năng thích ứng của mỗi bé để thích nghi với việc bú bình bằng sữa mẹ."

31-12-2021 14:23


Bài viết cùng chủ đề

Bé bú bình chậm: 8 nguyên nhân & 5 giải pháp nên áp dụng ngay
Bé bú bình chậm: 8 nguyên nhân & 5 giải pháp nên áp dụng ngay
Bé bú bình chậm khiến mẹ lo lắng vì sợ bé không hấp thu đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Nguyên nhân do đâu và giải pháp là gì? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây! 1. Thời gian bú bình lý tưởng cho bé sơ sinh Mỗi […]
Cách cho trẻ bú bình không bị đầy hơi hiệu quả | Lần đầu làm mẹ
Cách cho trẻ bú bình không bị đầy hơi hiệu quả | Lần đầu làm mẹ
Trẻ bú bình bị đầy hơi là vấn đề khá phổ biến, đặc biệt là các bé mới tập bú bình. Những lúc như thế, bé thường quấy khóc, nôn trớ, sợ bú, bỏ ăn khiến mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý trẻ bú bình […]
Bú bình sẽ không có tác hại cho bé nếu mẹ biết cách làm đúng
Bú bình sẽ không có tác hại cho bé nếu mẹ biết cách làm đúng
Bú bình có tác hại gì là băn khoăn của nhiều mẹ khi muốn cho con chuyển sang hình thức bú bình. Thực chất thì bú bình chỉ có tác hại khi mẹ chọn bình sữa không chất lượng và cho bé bú bình sai cách thôi. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu kỹ hơn […]
Giỏ hàng 0