Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Chuyển dạ – 4 thắc mắc lớn nhất của mẹ trước khi sinh

Chuyển dạ, quá trình kết thúc thai kì, đưa em bé ra môi trường ngoài bụng mẹ. Dù đã sinh nở hay mới mang thai lần đầu thì kiến thức về chuyển dạ luôn quan trọng. Bài viết này đưa ra một số kiến thức khoa học sức khoẻ nhằm giúp mẹ có cái nhìn cơ bản về chuyển dạ. Chuyển dạ là như thế nào? Làm sao để chuẩn bị tốt nhất cho chuyển dạ?

1.Các khái niệm về chuyển dạ

Chuyển dạ là quá trình sinh lý làm xoá mở cổ tử cung và đẩy thai, phần phụ của thai ra khỏi đường sinh dục của mẹ.

Chuyển dạ đủ tháng là chuyển dạ xảy ra từ đầu tuần 37 đến cuối tuần 41 của thai kì. Em bé khi đó đã sẵn sàng sống độc lập ở ngoài tử cung mẹ. Các cuộc chuyển dạ xảy ra trước tuần 37 được gọi là chuyển dạ đẻ non. Tuổi thai chào đời sau tuần thứ 41 được gọi là thai già tháng.

Chuyển dạ sinh mổ là em bé, rau thai và dây rốn được lấy ra khỏi tử cung mẹ qua đường mổ vào tử cung.

Chuyển dạ đủ tháng là chuyển dạ xảy ra từ đầu tuần 37 đến cuối tuần 41 của thai kì
Chuyển dạ đủ tháng là chuyển dạ xảy ra từ đầu tuần 37 đến cuối tuần 41 của thai kì

2.Chuyển dạ như thế nào?

Đầu tiên, mẹ phát hiện các dấu hiệu chuyển dạ như: ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, rỉ dịch ối hoặc đau bụng. Đối với đau bụng, triệu chứng này xuất hiện theo cơn và tăng dần về mức độ, tần số. Một số bà mẹ cảm thấy bụng thấp xuống, dần dần cảm thấy mót rặn.

Ngay khi có những biểu hiện trên mẹ nên đi khám ngay vì chuyển dạ có thể đã bắt đầu. Tại cơ sở y tế mẹ sẽ được theo dõi trên monitor về tim thai và cơn co tử cung. Chuyển dạ bắt đầu khi cổ tử cung ngắn lại, mềm ra, mở dần lỗ trong. Đó gọi là sự xóa cổ tử cung. Khi cổ tử cung mở ra dần dần từ 1cm đến 10cm, giai đoạn này được gọi là sự mở cổ tử cung. Sự xóa và mở cổ tử cung thường xảy ra đồng thời ở mẹ sinh từ lần 2 trở lên.

Kết thúc giai đoạn xóa mở cổ tử cung, cùng với động lực của cơn co tử cung, thai được đẩy thấp dần xuống âm đạo mẹ. Đây là giai đoạn sổ thai của quá trình chuyển dạ. Các cơn đau bụng thực chất do cơn co tử cung tăng nhiều và nhanh để thai lọt qua khung chậu mẹ. Bác sĩ và các nữ hộ sinh sẽ phối hợp để đỡ em bé ra ngoài thuận lợi.

Kết thúc giai đoạn xóa mở cổ tử cung, cùng với động lực của cơn co tử cung, thai được đẩy thấp dần xuống âm đạo mẹ.
Kết thúc giai đoạn xóa mở cổ tử cung, cùng với động lực của cơn co tử cung, thai được đẩy thấp dần xuống âm đạo mẹ.

Sau khi em bé lọt lòng, bánh rau mới bắt đầu bong ra khỏi tử cung mẹ. Giai đoạn này diễn ra khá nhanh khoảng dưới 30 phút. Giai đoạn này kết thúc chuyển dạ. Em bé khi đó đã được cắt dây rốn và da kề da với mẹ.

3.Tâm lý mẹ trong chuyển dạ – Chuyển dạ có đau không?

Mang thai là cả một hành trình tâm lý của mẹ, bé và cả gia đình. Khi những dấu hiệu đầu tiên của chuyển dạ xuất hiện, người lo lắng nhất sẽ là bà mẹ, đặc biệt với lần sinh nở đầu tiên. Đây là hiện tượng mẹ có thể chưa từng gặp trong đời, nhưng có thể cũng đã được hướng dẫn, giới thiệu trước đó nhằm giúp mẹ lưu tâm và tránh bỡ ngỡ với các dấu hiệu của chuyển dạ. Chuyển dạ là áp lực lớn với cả thể chất và tinh thần mẹ.

Không thể nói là đẻ thì không đau. Tử cung co liên tục tăng dần để đẩy em bé ra ngoài. Áp lực buồng ối có thể đạt đến 150mmHg, đau kéo dài đến 1,5 phút và có thể có đến 6 cơn đau trong 10 phút. Vì vậy có những bà mẹ phải liên tục thay đổi tư thế nằm – ngồi – cúi để chịu đựng.

Một trong những dấu hiệu chuyển dạ là tử cung co liên tục tăng dần để đẩy em bé ra ngoài
Một trong những dấu hiệu chuyển dạ là tử cung co liên tục tăng dần để đẩy em bé ra ngoài

Tuy nhiên, liên tiếp phải đối mặt với các cơn co tử cung làm mẹ mệt mỏi. Lúc này mẹ vừa phải chịu đựng đau vừa lo lắng cho con. Một số trường hợp mẹ vì lo lắng, sợ hoặc đau có thể ngất, đuối sức. Chính sự chuẩn bị về thể chất và tinh thần cho chuyển dạ sẽ giúp mẹ vượt qua thời điểm này. Đồng thời các y bác sĩ sẽ tư vấn, động viên để mẹ giảm lo âu.

Vượt qua chuyển dạ, em bé ra đời chính là niềm động viên lớn của mẹ, gia đình và các y bác sĩ. Khi em bé khóc chính là lúc mọi người cười.

Tìm hiểu thêm:

Thời gian chuyển dạ có lâu hay không?

3.1.Chuẩn bị cho chuyển dạ, mẹ cần làm gì?

Đối mặt với thay đổi về cơ thể, tâm lý, mẹ cần chuẩn bị tốt nhất cho chuyển dạ. Mẹ tham khảo những việc sau để có thể đón bé an toàn và thuận lợi nhất nhé!

3.2.Chăm sóc sức khoẻ thai kì chu đáo

Cần theo dõi thai kì dưới sự giám sát, tư vấn của các chuyên gia sản phụ khoa. Mẹ sẽ nhận được lời khuyên, phương án xử trí thích hợp nhất với tình trạng của mình. Sức khoẻ tốt trong suốt thai kì là điều kiện thuận lợi cho cuộc chuyển dạ thành công. Khi phát hiện sớm bất kì thay đổi nào, mẹ sẽ được tư vấn kịp thời.

Ngoài ra vấn đề dinh dưỡng trong thai kì cũng rất quan trọng. Mẹ cần khám dinh dưỡng để ăn uống theo thực đơn với năng lượng phù hợp. Các vấn đề tiêu hóa nên được quan tâm đúng mức để mẹ hấp thụ tốt. Mẹ cũng đừng quên tham khảo một số loại vi chất bổ sung cần thiết. Mẹ và thai nhi cùng khỏe mạnh thì chuyển dạ mới thuận lợi.

Khám thai định kỳ rất quan trọng với mẹ và bé để phát hiện chuyển dạ
Khám thai định kỳ rất quan trọng với mẹ và bé để phát hiện chuyển dạ

3.3.Chuẩn bị tâm lý tốt để chuyển dạ

Lo âu, sợ hãi có thể làm mẹ bị đuối sức trong khi sinh. Rất nhiều phụ nữ thậm chí chưa mang bầu nhưng đã sợ sinh nở. Điều này là do nỗi sợ phải trải qua cơn đau đẻ. Tuy nhiên làm mẹ là thiên chức cao quý của phụ nữ. Sự ra đời của bé là niềm mong mỏi của cả gia đình. Vì vậy mẹ cần được chuẩn bị về tâm lý thật tốt cho việc sinh con. Tinh thần vững vàng giúp mẹ chịu đau tốt hơn, tự tin và cố gắng hơn.

3.4.Chọn nơi uy tín để sinh bé

Một trong những yếu tố giúp mẹ vững tâm là cơ sở y tế tin cậy. Các y bác sĩ sẽ giúp mẹ theo dõi chuyển dạ, phát hiện xử trí tình huống kịp thời. Với kinh nghiệm lâu năm và công nghệ kĩ thuật cao của bệnh viện và cơ sở y tế, mẹ hoàn toàn có thể sinh bé an toàn và thuận lợi nhất.

Chuẩn bị chuyển dạ, mẹ cần chọn cơ sở y tế tin cậy
Chuẩn bị chuyển dạ, mẹ cần chọn cơ sở y tế tin cậy

4. Khi nào mẹ bầu chuyển dạ cần đến gặp bác sĩ?

Gần đến giai đoạn “về đích” của thai kỳ, mẹ hãy tìm hiểu cách tính thời gian cơn gò, báo chuyển dạ gồm: thời gian giữa các cơn gò và thời gian của mỗi cơn gò, cụ thể:

Các cơn gò nhẹ thường cách nhau từ 20 – 30 phút và thai phụ cảm nhận đau ít. Sau đó, các cơn gò trở nên thường xuyên hơn cho đến khi chúng cách nhau khoảng 15 phút và đau nhiều hơn, đây chính là lúc mẹ cần phải đến bệnh viện ngay.

Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu sắp sinh sau đây, mẹ hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt:

  • Gặp phải các dấu hiệu sinh non như: các cơn gò xuất hiện trước tuần thứ 37, chảy máu âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau vùng xương chậu hoặc đau lưng.
  • Vỡ ối hoặc rò rỉ nước ối, bạn hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu nước ối có màu vàng nâu hoặc màu xanh lục vì đây là dấu hiệu của phân su – là phân thải đầu tiên trong đời và sẽ gây nguy hiểm khi trẻ hít hay nuốt phải nó trong khi sinh.
  • Chảy máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt, bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt.
  • Cảm nhận em bé trong bụng hoạt động ít hơn thường ngày.
  • Chảy máu âm đạo, bụng rất đau và đau liên tục hoặc bị sốt.
  • Cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.

Như vậy, chuyển dạ là mối quan tâm rất lớn ở giai đoạn cuối thai kì. Để chuẩn bị tốt cho sự ra đời của em bé, tìm hiểu về chuyển dạ là rất cần thiết. Hi vọng bài viết có thể giải đáp được các thắc mắc của mẹ. Mẹ bầu nhớ giữ gìn sức khỏe, ăn uống đủ chất để sinh nở thành công!

Nguồn tham khảo:

https://vnexpress.net/tien-trinh-chuyen-da-sinh-con-cua-nguoi-me-4019125.html

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/labor-pain/art-20044845

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Chuyển dạ – 4 thắc mắc lớn nhất của mẹ trước khi sinh”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
Chuyển dạ giả là hiện tượng sinh lý khá phổ biến ở các mẹ bầu. Nhưng liệu mẹ đã hiểu rõ về hiện tượng chuyển dạ giả này chưa? Đặc điểm của chuyển dạ giả là gì? Sau đây là TOP 6 thông tin cơ bản về các cơn đau chuyển dạ giả mà bất […]
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh là câu thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bầu. Sau khi trải qua loạt cơn chuyển dạ giả, mẹ bầu luôn lo lắng không biết bao giờ mình sẽ sinh thật. Làm thế nào để phân biệt đâu là chuyển dạ thật và […]
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Hiện tượng ra máu báo sắp sinh, chuyển dạ là một hiện tượng thường gặp vào giai đoạn cuối của thai kì. Ra máu báo bao lâu thì sinh con, chuyển dạ? Những dấu hiệu báo chuyển dạ đi kèm khác là gì? Đó đều là những điều mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Đọc […]
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Gần đến ngày sinh hiện tượng chuyển dạ giả cũng thường xuyên diễn ra. Với các mẹ bầu cuối thai kỳ, chỉ cần có bất kỳ một dấu hiệu chuyển dạ nào cũng có thể làm mẹ bầu lo lắng, hoang mang. Vậy làm sao để hiểu được rằng mình đang chuyển dạ giả hay […]
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh là câu hỏi nhiều mẹ đặt ra khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ – bước đầu quan trọng của hành trình vượt cạn.Thông thường, thời gian thai nghén của mẹ sẽ kéo dài trong 40 tuần. Khi thai kỳ bước vào tuần cuối, mẹ sẽ dần […]
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
Sự dãn nở của cổ tử cung là một phần quan trọng của quá trình chuyển dạ. Một giai đoạn cần thiết để cho phép em bé của chúng ta được sinh ra. Rất bình thường nếu mẹ bé đang thắc mắc: Làm thế nào biết được cổ tử cung có đang giãn nở hay […]
Giỏ hàng 0