Mỗi lần bé táo bón là mỗi lần mẹ lo. Vì ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của con rất nhiều. Khi táo bón, con sẽ cực kì khó chịu, mệt mỏi, ủ rũ. Thậm chí nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến bé đi ngoài ra máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con. Dưới đây là một vài gợi ý bố mẹ chăm sóc cho bé 3 tuổi bị táo bón.
Mục lục
1. Nguyên nhân bé 3 tuổi bị táo bón
Để có cách trị táo bón phù hợp trước tiên cha mẹ cần hiểu được nguyên nhân gây ra bé 3 tuổi bị táo bón. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như sau:
1.1. Do chế độ ăn uống bất hợp lý
Ăn quá nhiều thức ăn khô, nhiều đường hoặc thực phẩm giàu đường. Chế độ ăn uống ít chất xơ khiến cơ thể bé gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, nếu bé mất nước hoặc thiếu nước sẽ khiến phân rắn chắc gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.
1.2. Do trẻ ít vận động
Những trẻ suốt ngày chỉ xem tivi, nghịch điện thoại… sẽ khiến ruột hoạt động kém. Đây chính là nguyên nhân thường gây ra táo bón ở trẻ 3 tuổi hiện nay.
1.3. Do yếu tố tâm lý
Trẻ sợ hãi, căng thẳng do thay đổi môi trường sống, thói quen hằng ngày hoặc hoàn cảnh gia đình.
1.4. Do thói quen nhịn đi ngoài
Nhịn đi ngoài sẽ khiến phân cứng và khó đào thải hơn. Thông thường, trẻ nhịn đi ngoài xuất phát từ những lý do như sợ đau, mải chơi…
1.5. Do tác dụng phụ của thuốc
Các loại thuốc kháng acid, thuốc gây mê, thuốc kháng cholinergic,… là những loại thuốc có thể để lại tác dụng phụ và làm trẻ 3 tuổi bị táo bón.
1.6. Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá
Tổn thương ở đường tiêu hóa là một nguyên nhân hiếm gặp và chỉ chiếm tỷ lệ 5%. Tuy nhiên, không thể loại trừ nguyên nhân này. Trẻ bị táo bón có thể do các dị tật bẩm sinh như: hẹp ruột, hẹp hậu môn,…
Xem thêm: Thực đơn cho trẻ táo bón
2. Dấu hiệu nhận biết bé 3 tuổi bị táo bón
- Giảm tần suất đi ngoài: Thông thường, bé 3 tuổi bị táo bón sẽ có tần suất đi ngoài ít hơn 3 lần/trên tuần. Tuy nhiên, trường hợp số lần đi ngoài giảm nhưng phân vẫn mềm đẹp thì không cần lo lắng. Trong khi đó, nhiều bé vẫn đi hằng ngày nhưng phân ít và khó thì vẫn có thể bị táo bón. Do đó, mẹ cũng cần quan sát kết hợp cùng các dấu hiệu nhận biết khác.
- Tăng thời gian đi ngoài: Trẻ bị táo bón có thời gian đi ngoài lâu hơn bình thường. do phân của trẻ khô, cứng và rất khó rặn.
- Bé không thoải mái khi đi vệ sinh: Các bé bị táo bón thường có nhiều biểu hiện như bé rặn đỏ mặt, toát mồ hôi, bé căng thẳng, sợ phải đi ngoài…
- Phân thay đổi: Cha mẹ có thể nhận biết bé có bị táo bón hay không qua tình trạng phân.
Những dấu hiệu này thường rất dễ phát hiện khi chăm sóc cho trẻ. Đặc biệt khi bị táo bón, trẻ sẽ rất dễ mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, lười ăn. Cha mẹ hãy để ý và sớm đưa con đi khám, tránh chủ quan ảnh hưởng kết quả điều trị của con.
3. Chăm sóc bé 3 tuổi bị táo bón qua chế độ ăn uống
3.1. Bổ sung các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị
Các thực phẩm điều trị táo bón tốt có thể kể đến như mồng tơi, khoai lang, chuối, lô hội, rau dền. Mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm này chế biến thành những món ăn mềm, dễ ăn.
3.2. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất xơ
Các loại rau giàu chất xơ mẹ nên bổ sung cho bé 3 tuổi bị táo bón. bao gồm rau cải xoăn, cải bó xôi, bắp cải, bí ngòi, rau đay, củ cải trắng, đu đủ xanh. Các loại trái cây giàu chất xơ gồm chuối, kiwi, dâu tây, bơ…
3.3. Bổ sung các thực phẩm giàu magie, kẽm
Bổ sung những thực phẩm như hạt bí ngô, hạt lanh, hạt chia, lúa mì, yến mạch… Và các thực phẩm khác như tôm, hàu, cua, thịt bò, ngũ cốc…
3.4. Một số thực phẩm khác
Ăn sữa chua, uống nhiều nước lọc cũng sẽ giúp bé cải thiện đáng kể tình trạng táo bón.
4. Điều trị bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt cho bé 3 tuổi bị táo bón
4.1. Cho trẻ tăng cường vận động
Khi tăng cường vận động, cơ thể trẻ nhất là cơ bụng được hoạt động và co bóp thường xuyên. Đây là việc giúp đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
4.2. Xoa bóp bụng
Mẹ có thể khắc phục tình trạng táo bón. bằng cách kích thích hoạt động của nhu động ruột qua việc xoa bụng. Không nên xoa bụng khi trẻ vừa ăn no hoặc đang buồn ngủ.
4.3. Tập thói quen cho bé đi đại tiện đúng giờ
Việc xây dựng thói quen đi đại tiện đúng cách, đúng giờ cho bé rất quan trọng. Mẹ nên cho trẻ ngồi bồn cầu để đi đại tiện mỗi ngày một lần. để cơ thể bé làm quen và tạo phản xạ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Có thể cho bé tập đi ngoài sau bữa ăn 30 phút – 1 tiếng. vì lúc này nhu động ruột động mạnh giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.
5. Điều trị bằng thuốc cho bé 3 tuổi bị táo bón
Với trường hợp bé bị táo bón từ 2 – 3 ngày, cha mẹ nên bổ sung men vi sinh. Nếu việc bổ sung 10 ngày chưa có kết quả thì có thể tăng liều lượng và tăng cường thêm chất xơ hòa tan.
Ngoài ra, mẹ cần thăm khám và xin ý kiến bác sỹ. Không nên tự cho bé 3 tuổi bị táo bón uống các loại thuốc.
6. Phòng ngừa như thế nào?
Để tránh tình trạng bé 3 tuổi bị táo bón thì phòng ngừa là biện pháp tốt nhất
Trẻ 3 tuổi là những đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng táo bón, do đó cha mẹ nên phòng ngừa cho trẻ bằng cách lưu ý các vấn đề sau:
- Hạn chế cho bé sử dụng thịt đỏ, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ
- Hạn chế thức ăn nhanh như gà rán, snack, bánh quy khô…
- Tăng cường cho bé hoạt động thể chất, các trò chơi vận động
- Sử dụng sữa công thức phù hợp, tránh các loại có lactose cao vì dễ khiến trẻ bị táo bón.
- Cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là mỗi buổi sáng ngay sau khi thức dậy.
- Cho bé đi tiêu vào một khung giờ cố định đều đặn mỗi ngày.
- Tăng cường cho bé ăn nhiều rau củ
Như vậy, có rất nhiều cách trị táo bón cho trẻ 3 tuổi mà các cha mẹ có thể áp dụng trong trường hợp tình trạng táo bón của trẻ ở mức độ nhẹ. Nếu bé bị táo bón nhiều ngày, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Tìm hiểu thêm về nguyên nhân táo bón ở trẻ 3 tuổi.