Quá trình rụng trứng là một sự kiện phức tạp ở cơ quan sinh sản của chị em. Nếu đều đặn, mỗi tháng chúng mình lại gặp quá trình này một lần. Đây được xem là cơ sở quan trọng nhất của việc thụ thai và sinh con sau này. Vì vậy, nắm rõ được thời gian diễn ra quá trình rụng trứng, mình sẽ có kế hoạch phù hợp hơn trong việc chào đón thành viên mới đến với gia đình. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này nhé!
Mẹ có thể xem thêm: 12 dấu hiệu rụng trứng chính xác nhất dễ dàng nhận biết
Mục lục
1. Các giai đoạn trong quá trình rụng trứng
Quá trình rụng trứng được xác định bởi những thay đổi của cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này phụ thuộc vào lượng hormone tăng cao trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Thông thường nó sẽ được chia thành 3 giai đoạn như sau:
1.1. Giai đoạn nang trứng
Đây được xem là sự chuẩn bị cho quá trình rụng trứng sau đó. Nang noãn được chọn lọc sẽ được bao bọc trong các lớp tế bào sinh dưỡng. Khi gần đủ kích thước trưởng thành, các lớp tế bào xung quanh nang noãn sẽ nhầy và mở rộng. Lớp niêm mạc tử cung lúc này cũng dày lên, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình thụ tinh.
1.2. Giai đoạn rụng trứng
Khi nang trứng được chọn lọc đủ điều kiện sẽ được giải phóng từ buồng trứng. Đây là quá trình kết hợp giữa các hormone gonadotropin, luteinising và follicle stimulating. Trứng được đẩy vào ống dẫn trứng bằng những đợt sóng nhỏ. Lúc này được xem là cơ hội thụ thai tốt nhất của chị em, thường kéo dài từ 24-48 giờ.
1.3. Giai đoạn hoàng thể
Sau khi giải phóng trứng, nang trứng sẽ biến đổi thành một cấu trúc gọi là hoàng thể. Cấu trúc này sẽ giải phóng progesterone và một lượng nhỏ estrogen. Hai loại hormone này kết hợp để duy trì lớp niêm mạc tử cung dày, chờ trứng được thụ tinh.
Nếu trứng được thụ tinh cấy vào niêm mạc tử cung, việc này sẽ tạo ra các hormone để duy trì hoàng thể. Việc này thành công sẽ khiến quá trình rụng trứng tạm ngừng đến khi em bé ra đời. Nếu không, hoàng thể sẽ khô héo và chết đi. Điều này làm giảm nồng độ progesterone và lớp niêm mạc tử cung cũng sẽ mất đi. Tất cả sẽ được đào thải ra ngoài nhờ kinh nguyệt hàng tháng của chúng mình.
2. Thời gian xảy ra quá trình rụng trứng ở phụ nữ
Quá trình rụng trứng sẽ bắt đầu từ khi mình đến tuổi dậy thì. Thông thường, kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở các bé gái nằm trong độ tuổi 10-15. Lúc này, cơ thể sẽ có hiện tượng rụng trứng và bắt đầu khả năng thụ thai.
Đối với những chị em có sức khỏe ổn định, kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 28-32 ngày. Trong đó, ngày đầu tiên của kỳ kinh cũng là ngày đầu tiên của chu kỳ rụng trứng. Sự giải phóng trứng thường xảy ra vào 12-16 ngày trước giai đoạn tiếp theo. Với cách này, không khó để mình nắm được chu kỳ rụng trứng đâu!
Cuối cùng, quá trình rụng trứng của mình sẽ dừng lại sau thời kỳ mãn kinh. Độ tuổi trung bình của giai đoạn này thường nằm trong khoảng 50 đến 51 tuổi. Như vậy mỗi chị em sẽ gặp quá trình này trong suốt 35-40 năm của cuộc đời.
3. Quá trình rụng trứng diễn ra trong bao lâu
Một chu kỳ rụng trứng bình thường kéo dài khoảng 24 giờ mỗi tháng. Khi trứng được giải phóng ra khỏi buồng trứng, nếu không được thụ tinh nó sẽ tan rã trong vòng 12-24 giờ sau đó. Tuy nhiên, quá trình rụng trứng có vẻ đơn giản này cần sự phối hợp giữa nhiều cơ quan; cùng với đó là một sự chuẩn bị chi tiết của cơ thể. Quá trình cụ thể như sau:
Hàng tháng, tuyến yên sẽ tiết ra các hormone kích thích nang trứng phát triển. Đến khoảng ngày thứ 7 của chu kỳ, chỉ duy nhất một nang trứng tốt nhất sẽ được tiếp tục, nuôi dưỡng nang noãn bên trong.
Vào khoảng ngày thứ 12, nang trứng trưởng thành giải phóng một lượng estrogen vào máu. Điều này sẽ kích thích tuyến yên sản xuất hormone LH, thúc đẩy nang trứng phát triển nhanh hơn.
Cuối cùng, đến khoảng ngày thứ 16 (14 ngày trước chu kỳ kế tiếp) trứng sẽ được giải phóng. Nếu được thụ tinh, trứng sẽ phát triển thành bào thai. Nếu không, quá trình rụng trứng sẽ tiếp tục lặp lại như chúng mình đã biết đấy!
Mình cùng tìm hiểu thêm về dấu hiệu rụng trứng ở đây nhé!
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng
Do có sự can thiệp của nhiều bộ phận trên cơ thể, quá trình rụng trứng ở mỗi người có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các vấn đề này có thể tác động lớn đến quá trình thụ thai và sức khỏe tổng thể của mình.
Yếu tố phổ biến nhất thường gặp là hội chứng đa nang buồng trứng. Khi gặp vấn đề này, lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ bị mất cân bằng. Điều này khiến các dấu hiệu kích thích và nuôi dưỡng trứng không rõ ràng; từ đó ngăn cản trứng rụng.
Về lâu dài, tình trạng này có thể hình thành nên bệnh u nang buồng trứng. Đây là một khối u lành tính, tuy nhiên có tác động mạnh đến chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản, chức năng tim và ngoại hình của mình nữa. Đâu ai muốn làn da bị sạm đi, nổi mụn và thiếu sức sống chị em nhỉ?
Tuyến giáp hoạt động không ổn định cũng có thể khiến quá trình rụng trứng ngừng lại. Điều này có thể gây nên chứng mãn kinh sớm, khiến cơ hội có thêm con của mình khó khăn hơn.
Đọc thêm 6 loại trà làm giảm khả năng sinh sản ở đây nhé!
Hãy nhớ rằng, mình vẫn có thể hành kinh mỗi tháng dù cho không rụng trứng. Đây là do niêm mạc tử cung vẫn dày lên, dù cho trứng có phát triển hay không. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt của chị em mình sẽ không ổn định. Quá ngắn hoặc quá dài đều có thể là dấu hiệu cho thấy quá trình rụng trứng đang có vấn đề. Hãy cố gắng thăm khám bác sĩ sớm nhất nếu có bất kỳ dấu hiệu không ổn nào với cơ thể nhé!
Mời mẹ xem thêm:
500+ Tên hay cho bé trai họ Hoàng mang may mắn, bình an suốt đời 2023
Đặt tên bé trai họ Lê: 101+ Tên mang lại may mắn, tài lộc cho cả gia đình