Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

19 điều các mẹ cần làm trước khi mang thai (phần 1)

“Con cái là lộc trời cho, bao giờ đến thì đến”. Đây hẳn là suy nghĩ của không ít cặp vợ chồng. Nhưng điều đó không có nghĩa là khi nào các mẹ biết tin mình mang bầu mới chuẩn bị. Bởi, chuẩn bị mang thai càng kỹ, càng cẩn thận bao nhiêu, các mẹ sẽ càng cảm thấy tự tin, yên tâm bấy nhiêu. Hãy tìm hiểu ngay 19 điều cần làm trước khi mang thai sau đây nhé.

1. Tiết kiệm tiền, chi tiêu thông minh – điều cần làm trước khi mang thai

Kể từ khi bạn có thai, sinh em bé cho đến khi em bé lớn, hai vợ chồng cần một khoản chi phí rất lớn. Vì vậy, trước khi mang thai, hoạch định tài chính cho cả gia đình là một việc hết sức quan trọng.

Tiết kiệm tiền trước khi mang thai
Tiết kiệm tiền trước khi mang thai

Các bạn có thể lên kế hoạch để có một khoản tiền tiết kiệm, làm thêm, đi đầu tư… Miễn là khi có em bé, cả hai vợ chồng có một khoản tiền đủ lớn.

Chi tiêu thông minh

Lúc chưa có con, hai vợ chồng có thể chi tiêu thoải mái, không nghĩ ngợi gì quá nhiều. Nhưng đến khi bạn có bầu, sẽ có rất nhiều khoản phát sinh. Chưa kể đến lúc bé sinh ra, cuộc sống và tình hình tài chính sẽ thay đổi rất nhiều.

Vì vậy, trước khi mang thai, bạn hãy tính toán số tiền cần chi tiêu cho bé, ngân sách hàng tháng kể từ ngày có bé. Sau đó, thử áp dụng ngân sách này ngay từ tháng tới. 

Chi tiêu thông minh, làm chủ tài chính
Chi tiêu thông minh, làm chủ tài chính

Mục đích để bạn và chồng bạn không bỡ ngỡ khi thấy có rất nhiều khoản tiền phải chi, khi thu nhập đầu vào thì vẫn như mọi tháng mà số tiền chi ra lại tăng lên rất nhiều.

Từ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn mình cần kiếm thêm bao nhiêu, cắt giảm chi tiêu ở những khoản nào thực sự không cần thiết và biết cách chi tiêu thông minh hơn.

2. Bỏ thói quen không lành mạnh

Khi có bầu, cơ thể bạn sẽ đòi hỏi rất nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng để nuôi em bé. Những thói quen lành mạnh sẽ giúp cơ thể bảo vệ em bé tốt hơn khỏi dị tật bẩm sinh hay các biến chứng khác.

Duy trì những thói quen lành mạnh
Duy trì những thói quen lành mạnh

Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy bỏ những thói quen không lành mạnh, có thể gây tổn hại đến sức khoẻ của bạn. Chẳng hạn: hút thuốc và lạm dụng chất gây nghiện có thể gây hại cho em bé và làm tăng nguy cơ sinh non.

3. Chế độ ăn uống hợp lý

Ăn thực phẩm bổ dưỡng và cắt giảm đồ ăn không thực sự tốt cho sức khoẻ rất quan trọng. Nhất là nếu bạn đang thừa cân. 

Ăn thực phẩm bổ dưỡng
Ăn thực phẩm bổ dưỡng

Cố gắng bổ sung trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm nhiều canxi (như sữa) mỗi ngày. Ăn nhiều nguồn protein: các loại hạt, thịt gia cầm, …

4. Xây dựng chương trình luyện tập

Tập thể dục luôn luôn tốt cho sức khoẻ, dù bạn có ý định mang thai hay không. Vì vậy, ngay từ bây giờ, xây dựng và tuân theo chương trình luyện tập sẽ giúp bạn có được một sức khoẻ dẻo dai.

Luyện tập thường xuyên để có một cơ thể khoẻ mạnh
Luyện tập thường xuyên để có một cơ thể khoẻ mạnh

Chương trình luyện tập bạn có thể tự xây dựng cho bản thân hoặc đến phòng tập và theo hướng dẫn của PT. Nếu không có đủ thời gian, bạn có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày. Tập yoga cũng là một bộ môn tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ thể.

5. Củng cố mối quan hệ

Không ít cặp vợ chồng hy vọng rằng con cái sẽ giúp cải thiện mối quan hệ của họ. Nhưng sự thật là việc nuôi dạy con cái có thể gây căng thẳng cho mối quan hệ, bởi rất nhiều yếu tố.

Củng cố mối quan hệ vững chãi, bền chặt
Củng cố mối quan hệ vững chãi, bền chặt

Vì vậy, luôn làm cho mối quan hệ trở nên thật vững chắc, khi đó giúp người phụ nữ có tâm trạng thoải mái, dễ mang thai hơn. Đặc biệt, trong thời kỳ mang thai, phụ nữ sẽ không phải chịu nhiều áp lực tâm lý hay lo lắng nhiều đến những vấn đề trong bất kỳ mối quan hệ nào.

6. Tìm hiểu chính sách nghỉ thai sản ở công ty

Đây là một trong những thông tin cũng khá quan trọng bạn cần tìm hiểu kỹ. 

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bạn có thể tải về và đọc chi tiết tại đây.

Chủ động tìm hiểu chính sách nghỉ thai sản ở công ty
Chủ động tìm hiểu chính sách nghỉ thai sản ở công ty

Bài viết đã tóm tắt một số ý để các mẹ có thể hình dung cụ thể hơn:

6.1. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai: 

  • Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày
  • Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. 

6.2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý 

  • Thai dưới 05 tuần tuổi: 10 ngày
  • Thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày
  • Thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày
  • Thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày

6.3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Chế độ nghỉ khi sinh con
Chế độ nghỉ khi sinh con

(*)

  • Tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày con được sinh ra.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên đối với người lao động làm việc trong điều kiện trên. 

6.4. Ngoài ra: 

  • Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
  • Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.
  • Trường hợp mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

Để tìm hiểu chi tiết hơn, các bạn có thể vào đọc Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH nhé.

7. Lên lịch thăm khám

Khám sức khoẻ định kỳ là một việc cần thiết và nên làm. Nhất là khi bạn có ý định mang bầu. Bạn sẽ biết thực trạng sức khoẻ của bạn và chồng như thế nào, lúc nào có thai là tốt nhất.

Đặc biệt, khi đi thăm khám trước khi mang bầu, bác sĩ sẽ xem xét lịch sử sức khoẻ của bạn và gia đình, sức khoẻ hiện tại và bất kỳ loại thuốc/ thực phẩm chức năng nào bạn đang sử dụng.

Một số loại thuốc/ thực phẩm chức năng không an toàn cho thai kỳ và cần phải dừng lại nếu bạn có bầu.

Lên lịch thăm khám trước khi mang thai
Lên lịch thăm khám trước khi mang thai

Bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên về:

  • Chế độ ăn uống, cân nặng, tập thể dục
  • Những thói quen không lành mạnh nên bỏ
  • Nên dùng vitamin nào
  • Tiêm chủng vắc xin nào
  • Kiểm tra khả năng miễn dịch đối với một số bệnh: thuỷ đậu, rubella

Ngoài ra, nếu người phụ nữ gặp vấn đề về sức khoẻ như hen suyễn, tiểu đường, huyết áp cao, bác sĩ cũng sẽ đưa ra lời khuyên và cách điều trị tốt nhất. 

8. Sàng lọc trước sinh

Xét nghiệm di truyền (xét nghiệm DNA) cho phép phân tích gen có khả năng gây bệnh di truyền. Xét nghiệm di truyền được chia thành rất nhiều loại: sàng lọc sơ sinh, xét nghiệm chuẩn đoán, xét nghiệm thể mang,…

Xét nghiệm di truyền trước khi mang thai
Xét nghiệm di truyền trước khi mang thai

Những cặp vợ chồng có ý định có con có thể làm xét nghiệm thể mang (Carrier Screening). Carrier Screening là xét nghiệm được sử dụng để xác định xem một người có mang bản sao của gen bị đột biến gây ra các rối loạn di truyền hay không. Hiểu đơn giản là xác định nguy cơ mà em bé có thể mắc phải các bệnh di truyền.

9. Uống Acid Folic

Uống bổ sung Acid Folic vô cùng quan trọng. Uống 400 microgram (mcg) acid folic mỗi ngày, trong ít nhất một tháng trước khi bạn thụ thai và trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này giúp giảm khả năng sinh con bị dị tật ống thần kinh (neural-tube defects) từ 50 đến 70% theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention – CDC). Uống acid folic cũng giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh khác.

Bổ sung acid folic trước khi mang thai
Bổ sung Acid Folic trước khi mang thai

Bạn có thể mua bổ sung acid folic tại nhà thuốc hoặc dùng vitamin tổng hợp trước khi sinh. Kiểm tra bảng thành phần để đảm bảo vitamin tổng hợp đó chứa 400 mcg acid folic mà bạn cần.

Ngoài ra, bạn cũng hãy kiểm tra để đảm bảo rằng vitamin tổng hợp đó không chứa nhiều hơn mức cho phép hàng ngày là 770 mcg RAE (2.565 IU) vitamin A, trừ trường hợp chúng ở dạng beta-carotene. Bổ sung quá nhiều dạng vitamin A có thể gây ra dị tật bẩm sinh.

Để an toàn nhất, tốt hơn hết, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất nhé.

10. Kiểm tra lượng Caffeine

Mặc dù chưa có con số chính xác bao nhiêu caffeine là an toàn cho bà bầu, các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ mang thai hay đang cố gắng thụ thai nên tránh tiêu thụ một lượng lớn caffeine. Quá nhiều caffeine có liên quan đến nguy cơ sảy thai trong một số nghiên cứu.

Kiểm tra lượng caffeine uống vào hàng ngày
Kiểm tra lượng caffeine uống vào hàng ngày

The March of Dimes khuyên phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ caffeine ở mức 200 miligram mỗi ngày. Tương đương với:

  • 1 tách espresso mạnh
  • 3 tách cà phê hoà tan
  • 4 tách trà mạnh

Đây là phần 1 của bài viết về 19 điều cần làm trước khi mang thai. Các bạn hãy tham khảo và đọc ngay phần 2 để hiểu đầy đủ nhất và có thêm những kiến thức hữu ích nhé.

Nguồn tham khảo

1. British Medical Associated (2014) Smoking and reproductive life; The impact of smoking on sexual, reproductive and child health, page 13

2. Clinical Knowledge Summaries (Aug 2017) Pre-conception advice and management https://cks.nice.org.uk/pre-conception-advice-and-management

3. Sue Macdonald, Gail Johnson, Mayes’ Midwifery. (Edinburgh: Baillir̈e Tindall Elsevier, 2017), p 312.

4. Fontana R and Della Toore S, The Deep Correlation between Energy Metabolism and Reproduction: A view on the effects of Nutrition for women fertility, Nutrients. 2016 Feb 11;8(2):87. doi: 10.3390/nu8020087 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26875986

5. Buck Louis, GM, et al, Lifestyle and pregnancy loss in a contemporary cohort of women recruited before conception: The LIFE Study, Fertility and Sterility www.fertstert.org/article/S0015-0282(16)30042-5/fulltext

6. Food Standards Agency Food additives (updates 9/01/2018) www.food.gov.uk/science/additives/energydrinks

7. NHS Choices (accessed 01/05/2018) How can I improve my chances of becoming a dad?,  Page last reviewed: 24/07/2017 Next review due: 24/07/2020 https://www.nhs.uk/chq/Pages/1909.aspx?CategoryID=61&SubCategoryID=613 Sue Macdonald and Gail Johnson Mayes’ Midwifery (Edinburgh: Baillir̈e Tindall Elsevier, 2017), p 267

8. NICE Guidelines (2010)  Weight management before, during and after pregnancy, National Institute for Health and Care Excellence

9. Cleland V, Granados A, Crawford D, Winzenberg T, Ball K. Effectiveness of interventions to promote physical activity among socioeconomically disadvantaged women: a systematic review and meta‐analysis. Obesity Reviews. 2013;14(3):197-212.

10. Clinical Knowledge Summaries (Feb 2018) Alcohol – problem drinking  https://cks.nice.org.uk/alcohol-problem-drinking

11. NICE Guideline (2013) Fertility problems: assessment and treatment National Institute for Health and Care Excellence

12. NHS Choices (accessed 01/05/2018) Drinking alcohol while pregnant Page last reviewed: 14/01/2017 Next review due: 14/01/2017 https://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/alcohol-medicines-drugs-pregnant/

13. The Royal College of obstetricians and gynaecologists (2018) Alcohol and pregnancy https://www.rcog.org.uk/en/patients/patient-leaflets/alcohol-and-pregnancy/

14. NHS Choices (accessed 01/04/2017) Can I have a cervical screening test during pregnancy? Page last reviewed: 20/04/2015 Next review due: 30/04/2018 www.nhs.uk/chq/Pages/1646.aspx?CategoryID=69&SubCategoryID=697

15. NHS and Public Health England Thinking of getting pregnant? Make sure you’re protected against German measles  https://assets.publishing.service.gov.uk/government/uploads/system/uploads/attachment_data/file/675204/Thinking_of_getting_pregnant_GermanMeasles_A5booklet_2018.pdf

16. NICE (2015) Diabetes in pregnancy: management of diabetes and its complications from preconception to the postnatal period, NICE guideline, National Institute for Health and Care Excellence

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “19 điều các mẹ cần làm trước khi mang thai (phần 1)”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

3 tư thế nằm để thai nhanh vào tử cung chuẩn khoa học
3 tư thế nằm để thai nhanh vào tử cung chuẩn khoa học
Mẹ đang trong quá trình tìm hiểu nhiều thông tin về tư thế nằm để thai nhanh vào tử cung nhằm chuẩn bị thật tốt để chăm sóc thai nhi và đón bé chào đời. Để đỡ mất công mẹ kiếm tìm, Góc của mẹ tổng hợp tất tần tật thông tin chuẩn khoa học […]
[MỚI NHẤT 2022] Bảng sinh con hợp tuổi bố mẹ vượng tài lộc, bình an
[MỚI NHẤT 2022] Bảng sinh con hợp tuổi bố mẹ vượng tài lộc, bình an
Mẹ nghe phong thanh rằng nếu sinh con không hợp tuổi thì bố mẹ con cái xung khắc, gia đình không yên ấm, cả con lẫn bố mẹ đều có thể gặp chuyện không may. Để giúp mẹ an tâm hơn trong hành trình mang thai của mình, Góc của mẹ đã tìm hiểu và […]
6 cách tính sinh con trai hay gái theo tuổi mẹ cực chính xác
6 cách tính sinh con trai hay gái theo tuổi mẹ cực chính xác
Từ xa xưa, ông bà ta đã truyền tai nhau cách tính sinh con trai hay gái theo tuổi mẹ theo phương pháp dân gian đến hiện tại, các phương pháp này vẫn được nhiều bố mẹ áp dụng bởi chào đón một thiên thần nhỏ luôn khiến bậc làm cha mẹ háo hức, muốn […]
Bí quyết sinh con khỏe đẹp, thông minh và ít quấy khóc
Bí quyết sinh con khỏe đẹp, thông minh và ít quấy khóc
Nỗi lo lắng của mẹ bầu khi sinh con đó chính là sức khỏe, trí thông minh của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ bật mí bí quyết sinh con như ý, các mẹ bầu cùng tham khảo nhé! 1. Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt Đồ ngọt không chỉ ảnh hưởng đến thai […]
Muốn có con? Mẹ đã thực sự sẵn sàng?
Muốn có con? Mẹ đã thực sự sẵn sàng?
“Mình đã thực sự muốn có con chưa nhỉ?” – Đây có lẽ không phải là mối băn khoăn nhưng hẳn sẽ là một câu hỏi kiểu dạng “lâu lâu sẽ pop-up” lên trong suy nghĩ của nhiều mẹ, đặc biệt khi mẹ đang trong độ tuổi từ 25-33. Cuôc sống ngày càng phát triển, […]
Thai vào tử cung – Quá trình kì diệu của tạo hóa
Thai vào tử cung – Quá trình kì diệu của tạo hóa
Một bào thai cần trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Giai đoạn “thai vào tử cung” là một trong những giai đoạn quan trọng nhất. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ từ từ di chuyển về tử cung và bắt đầu quá trình làm tổ của mình. Với tâm lý của người lần đầu […]
Giỏ hàng 0