Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

SINH CON MỘT BỀ – NHỮNG LO LẮNG CỦA MẸ XUNG QUANH VIỆC NÀY

Vấn đề được các gia đình hạt nhân quan tâm nóng gần đây. Vậy đâu là cái nhìn đúng đắn về việc này. Mẹ nghĩ gì về vấn đề sinh con một bề. Những thông điệp tích cực từ chính sách này mang lại là gì? Và liệu nó có thực sự tạo nên ý nghĩa? Hy vọng Góc của mẹ hôm nay sẽ mang đến những chia sẻ ý nghĩa cho mẹ nhé. 

Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân và những lưu ý quan trọng

Các phương pháp nuôi con nổi tiếng bố mẹ nên biết

1. Sinh con một bề là gì?

Hiểu đơn giản là gia đình sinh toàn con hoặc toàn con gái thì chính là sinh con một bề
Hiểu đơn giản là gia đình sinh toàn con hoặc toàn con gái thì chính là sinh con một bề

Một bề trong tiếng Việt có nghĩa là chỉ có một phía, một bên duy nhất. Vì vậy, mẹ sinh con một bề nghĩa là gia đình có 2 con trở lên cùng giới tính. Hiểu đơn giản là gia đình sinh toàn con hoặc toàn con gái thì chính là sinh con một bề.

Cùng với đó, một vài thuật ngữ khác cũng đưa ra để làm rõ vấn đề. Như khỉ chỉ các gia đình sinh 2 con toàn nam hoặc toàn nữ thì có thể nói sinh 2 con một bề.

2. Quan niệm sinh toàn con trai hoặc con gái trong xã hội

Quan niệm sinh toàn con trai hoặc con gái trong xã hội
Quan niệm sinh toàn con trai hoặc con gái trong xã hội

Việt Nam, quốc gia chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của Nho Giáo, Phật Giáo,…với những quan niệm lỗi thời vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Việc quan niệm phải có con trai để nối dõi cũng bắt nguồn sâu xa từ đó. Cho đến ngày nay truyền thống đó vẫn không thay đổi. Các gia đình luôn bị đòi hỏi phải sinh con trai trong nhà. Dù rằng nhiều gia đình trẻ có ý thức về vấn đề này, nhưng sự thúc ép lại đến từ ông ba tổ tông nhiều hơn.

Và rõ ràng, các định kiến xã hội về nam nữ này vẫn âm thầm tồn tại trong nền giáo dục hiện đại. Và cần lắm những chính sách để tăng nhận thức rộng rãi của người dân về vấn đề này.

Ví dụ như theo báo cáo của UNESCO, trong số 8.300 nhân vật được đề cập trong 76 cuốn sách giáo khoa từ lớp một đến lớp 12 ở Việt Nam, nam giới chiếm 64%, nữ là 24%, còn lại là trung tính.

Đặc biệt, nhân vật nữ thường làm các nghề như nội trợ, giáo viên, nhân viên văn phòng. Còn nghề nghiệp của nam giới đa dạng hơn, ví dụ như bác sĩ, nhà khoa học, kỹ sư, công an, bộ đội. Nam giới thường được khắc hoạ là trụ cột trong gia đình và có tiếng nói quyết định.

3. Thông tư về sinh con một bề của nhà nước

Mới đây, Bộ Y tế vừa đưa ra một thông tư quan trọng trong việc ủng hộ, khuyến khích người dân thay đổi cái nhìn về việc các gia đình nếu chỉ có toàn con trai hoặc con gái.

Đây là biện pháp nhằm giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Tổng cục Thống kê cho rằng, Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034.

3.1. Từ 10/3, sinh con một bề có thể được miễn, giảm học phí

Từ 10/3, sinh con một bề có thể được miễn, giảm học phí
Từ 10/3, sinh con một bề có thể được miễn, giảm học phí

Theo Thông tư 01/2021/TT-BYT các cặp vợ chồng sinh con một bề (toàn trai hoặc toàn gái) và cam kết không sinh thêm con, tuỳ từng địa phương, có thể được khen thưởng, miễn, giảm học phí, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế và các hỗ trợ khác.

Thông tư 01/2021 của Bộ Y tế chính thức có hiệu lực từ ngày 10/3.

Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương một số nội dung khuyến khích liên quan đến việc duy trì vững chắc mức sinh thay thế; kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số.

3.2. Nội dung được hưởng theo thông tư 01/2021/TT-BYT mẹ cần biết

Nội dung được hưởng theo thông tư 01/2021/TT-BYT mẹ cần biết
Nội dung được hưởng theo thông tư 01/2021/TT-BYT mẹ cần biết

Với cá nhân, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã có đủ 2 con và tự nguyện sử dụng biện pháp tránh thai dài hạn (triệt sản, đặt dụng cụ tử cung, cấy thuốc tránh thai) được khuyến khích, hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật.

Tại 21 tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp, (hơn 20 tỉnh thành, bao gồm cả TP.HCM, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long), căn cứ vào thực tiễn, địa phương lựa chọn, quyết định khen thưởng, hỗ trợ tiền hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi.

Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, địa phương lựa chọn, quyết định một số nội dung cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ cho cặp vợ chồng sinh 2 con một bề cam kết không sinh thêm con như: Tôn vinh, biểu dương việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan, con học giỏi, thành đạt; miễn, giảm học phí, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế học sinh; hỗ trợ sữa học đường và các nội dung, hình thức phù hợp khác.

Để nâng cao chất lượng dân số, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người sống tại vùng nhiễm chất độc dioxin, vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn được hỗ trợ thực hiện tầm soát, sàng lọc trước sinh và sơ sinh và có thể hỗ trợ bằng tiền.

3.3. Không phải cứ sinh con một bề là được hưởng các khuyến khích, hỗ trợ

Không phải cứ sinh con một bề là được hưởng các khuyến khích, hỗ trợ
Không phải cứ sinh con một bề là được hưởng các khuyến khích, hỗ trợ

Theo TS. Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục, Tổng cục Dân số nhấn mạnh, đây là chỉ thông tư hướng dẫn.

Tùy theo tình hình thực tế tại địa phương mà có những quyết định khác nhau. Các hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt, hiện vật hay các hình thức khác sẽ do địa phương quyết định. Kinh phí thực hiện sẽ được lấy từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

4. Hãy là những người mẹ dũng cảm và công bằng

4.1. Tình yêu của mẹ

Tình yêu của mẹ
Tình yêu của mẹ

Vì vậy, tư tưởng phải sinh con trai trong nhà là áp lực các gia đình đang gánh phải. Và áp lực đến từ phía ông bà, họ hàng. Có lẽ, tư tưởng trong nam khinh nữ đã ăn sâu vào xã hội. Đặc biệt, nhiều người còn tân dụng những tiến bộ của y tế trong việc chuẩn đoán thai nhi để thực hiện các suy nghĩ cổ hũ của mình bằng các hành động độc ác đến cả mẹ lẫn con. Và rõ ràng, với thông tư này, đã mang một ý nghĩa lớn lao. Là một sự cổ vũ tinh thần cho các người mẹ sinh con một bề.

So với bố, mẹ là người đồng hành cùng con lâu hơn. 9 tháng 10 ngày là giai đoạn con cũng mẹ trưởng thành, phát triển từ những tế bào đầu tiên. Vì vậy, mẹ luôn là người đặt tình cảm ngang nhau cho mọi đứa con của mình. Đối với mẹ, mọi đứa con đều là quá trình mang nặng đẻ đau nên mẹ luôn dành tình cảm như nhau.

4.2. Mẹ nhìn ra thế giới

Mẹ nhìn ra thế giới
Mẹ nhìn ra thế giới

Đưa mắt sang một quốc gia cũng từng có những ý kiến lạc hậu về giới tính như Hàn Quốc. Bây giờ, đây là quốc gia duy nhất ở châu Á đã thành công trong việc đưa tỷ lệ giới tính khi sinh về mức tự nhiên.

Vào đầu những năm 1990, tỷ lệ giới tính khi sinh của Hàn Quốc là 116,5 bé trai trên 100 bé gái. Cao hơn tỷ lệ vào năm 2019 của Việt Nam là 111,5 bé trái trên 100 bé gái. Nhưng đến năm 2016, tỷ lệ của Hàn Quốc chỉ còn 105. Tức họ đã giải quyết mất cân bằng giới tính chỉ sau một thế hệ.

Sự thay đổi của Hàn Quốc cũng đến từ những ảnh hưởng tích cực của chính sách nhà nước. Đó là việc xử lý vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi rất nghiêm khắc, thay đổi luật lệ để nâng cao vị thế phụ nữ; cải thiện chính sách về gia đình. Ví dụ, cho phép chủ hộ là nữ, các con có thể mang họ mẹ. Hay hỗ trợ nhiều hơn về giáo dục và việc làm cho nữ giới.

Hy vọng thông tư này của bộ y tế sẽ tiếp thêm sức mạnh cho mẹ sinh con một bề. Cũng như hy vọng có thể nâng cao hơn nhận thức của mọi người về vấn đề nam nữ này.

Tham khảo tại:

Tổng cục dân số thông tin về việc sinh con một bề được miễn giảm học phí

BBC_How South Korea stop its pareant aborting girls

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “SINH CON MỘT BỀ – NHỮNG LO LẮNG CỦA MẸ XUNG QUANH VIỆC NÀY”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Top biệt danh cho mẹ hay và ý nghĩa nhất 2022
Top biệt danh cho mẹ hay và ý nghĩa nhất 2022
Một biệt danh thật hay và đáng yêu không những giúp các thành viên trong gia đình trở nên gắn kết hơn mà còn giúp cho người được đặt cảm thấy mình thật đặc biệt. Vậy nên, nếu ba và con yêu đang muốn tìm một biệt danh cho mẹ thật ý nghĩa và độc […]
F0 khỏi bệnh được hỗ trợ gì? Những quyền lợi có thể được nhận khi là F0
F0 khỏi bệnh được hỗ trợ gì? Những quyền lợi có thể được nhận khi là F0
F0 khỏi bệnh được hỗ trợ gì có lẽ là một trong những câu hỏi mà bố mẹ quan tâm nhất trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Bởi đại dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe mà còn gây khó khăn về kinh tế cho gia đình và xã hội. […]
Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc F0 sau khi xuất viện
Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc F0 sau khi xuất viện
Hiện nay, một số F0 sau khi xuất viện còn có tư tưởng chủ quan, thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19. Từ đó, khiến những tác động của virus không được phát hiện và chữa trị kịp thời ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ mang đến những thông […]
Điện thoại cho trẻ em loại nào tốt? Có nên cho bé sử dụng điện thoại sớm?
Điện thoại cho trẻ em loại nào tốt? Có nên cho bé sử dụng điện thoại sớm?
Bên cạnh những lợi ích nổi bật, điện thoại cho trẻ em vẫn chứa những tác hại tiềm tàng. Vậy bố mẹ có nên cho phép bé sử dụng điện thoại không? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé! 1. Có nên cho trẻ em sử dụng điện thoại sớm? Trong thời kỳ công […]
F0 sau 7 ngày âm tính liệu đã an toàn hay chưa?
F0 sau 7 ngày âm tính liệu đã an toàn hay chưa?
Những người thân trong gia đình chẳng may bị F0, mẹ nóng lòng muốn biết  F0 sau 7 ngày âm tính thì sẽ như thế nào? Liệu sau 7 ngày âm tính đã thật sự an toàn hay chưa? Góc của mẹ sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc của mẹ trong bài viết […]
Các thông tin đầy đủ từ A tới Z cho F0 khỏi bệnh
Các thông tin đầy đủ từ A tới Z cho F0 khỏi bệnh
F0 khỏi bệnh là người có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR). Tuy nhiên, các vấn đề về hậu COVID-19 vẫn khiến bố mẹ lo lắng, băn khoăn. Bài viết này sẽ là lời giải đáp chi tiết và chuẩn […]
Giỏ hàng 0