Việc phải ở nhà quá lâu do tình hình dịch bệnh sẽ khiến các con bức bối, khó chịu. Vậy Mẹ nên làm gì để làm giảm căng thẳng cho con trong thời điểm này?
Mục lục
1. Tình trạng căng thẳng chung trong mùa dịch
Tình hình dịch bệnh cả trong nước và trên thế giới đều đang diễn biến hết sức phức tạp và khó lường với những biến chủng mới của virus. Không chỉ các Mẹ mà mọi người đều cảm thấy căng thẳng, lo lắng cho sức khoẻ của gia đình, bản thân. Chính tình trạng căng thẳng kéo dài này sẽ dẫn đến những biểu hiện của việc stress. Đây là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể khi cảm thấy bị nguy hiểm.
Biểu hiện của stress không chỉ có ở người lớn mà còn xuất hiện nhiều ở các con. Những đợt nghỉ dịch kéo dài làm gián đoạn việc học trên trường của các con. Các bé phải ở nhà, ít được tiếp xúc, vui chơi cùng bạn bè hơn. Điều này dẫn đến tình trạng con trở nên căng thẳng và phản ánh chúng theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như trẻ đeo bám ba mẹ, luôn lo âu, thu mình lại, bứt rứt khó chịu trong người, dễ bị kích động,…
2. Cách làm giảm căng thẳng cho trẻ khi phải ở nhà quá lâu trong mùa dịch
Trước tình trạng căng thẳng của trẻ, các Mẹ hãy lắng nghe các lo lắng, cảm thông và dành nhiều tình yêu thương, sự quan tâm hơn cho các con. Mẹ có thể áp dụng những cách sau để làm giảm căng thẳng cho con trong mùa dịch nhé!
2.1 Luôn lắng nghe, nói chuyện nhẹ nhàng và trấn an trẻ
Các Mẹ nên ngồi lại để trò chuyện, lắng nghe những câu chuyện, tâm sự của con. Có như vậy, con mới bộc lộ được những lo lắng, bất an, khó chịu ở trong lòng. Việc được lắng nghe sẽ giúp các con cảm thấy được an ủi và tâm trạng tốt hơn.
Mẹ cũng cần nói với con rằng nỗi lo lắng, khó chịu, bứt rứt của con là tình trạng chung của mọi người trong thời điểm hiện tại. Từ các thầy cô giáo, bạn bè của con và chính bản thân mẹ cũng có thể đang trải qua những cảm giác này. Như vậy, con sẽ cảm thấy được chia sẻ, giảm căng thẳng và cảm thông hơn.
Đây có lẽ chính là thời điểm tốt để các Mẹ dạy trẻ cách thấu hiểu bản thân, biết cảm thông với người khác và có lòng trắc ẩn. Bài học về cách cư xử này sẽ là bước đệm cho con bước vào cuộc sống. Hy vọng, ngay cả khi dịch đã qua đi thì bài học này sẽ mãi là hành trang trong cuộc đời của con.
2.2 Thu xếp dành nhiều thời gian cho con
Các Mẹ hãy cố gắng thu xếp công việc của mình để cho con luôn đươc ở gần Mẹ. Bởi, nếu Mẹ để bé 1 mình trong thời gian bệnh dịch sẽ khiến con càng thu mình hơn, càng làm bé trở nên stress hơn.
Nếu Mẹ buộc phải để con ở nhà thì hãy đảm bảo thường xuyên liên lạc để trấn an trẻ. Có như vậy, con sẽ cảm thấy mình không cô đơn, không bị bỏ rơi. Và cảm giác căng thẳng trong bé cũng sẽ giảm bớt. Nhưng Mẹ hãy nhớ đền bù lại cho con bằng thời gian cuối tuần nhé! Đây cũng là dịp để kéo gần khoảng cách giữa Mẹ và bé hơn.
2.3 Lên kế hoạch, duy trì hoạt động ngày thường, tạo những hoạt động mới
Sự kết nối xã hội là điều rất quan trọng với sự phát triển toàn diện của con trẻ. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh phức tạp đã buộc các bé phải nghỉ học thì điều quan trọng này đã bị cắt đứt. Lúc này, các Mẹ cần tìm cách tạo ra những hoạt động nhằm giúp trẻ có thể duy trì sự kết nối với mọi người.
Các Mẹ hãy duy trì lịch trình hoạt động ngày thường, hoặc lên kế hoạch tạo ra những hoạt động mới phù hợp với điều kiện thời kỳ dịch bệnh. Việc tham gia các hoạt động vừa giúp con giảm căng thẳng vừa là một cách để con học tập, phát triển khả năng thể chất lẫn tư duy của mình.
Chẳng hạn, một ngày tập thể thao trực tuyến giữa các bé trong lớp, hay một buổi thi nấu nướng qua mạng cùng những gia đình khác… Những hoạt động này một mặt vừa giúp các con rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe; mặt khác giúp duy trì sự kết nối với xã hội cho con.
Mẹ có thể đọc thêm:
2.4 Cho bé sự lựa chọn thay vì bắt ép con “phải” làm gì
Trẻ con luôn có sự bướng bỉnh nhất định. Đặc biệt là trong giai đoạn bé đang bị stress, bức bối thì việc Mẹ bắt ép con phải làm theo ý Mẹ sẽ càng khiến tình trạng của bé tồi tệ hơn.
Theo những nghiên cứu về tâm lý của trẻ, thay vì Mẹ bắt con “phải” làm một điều gì đấy, Mẹ hãy đưa ra những lựa chọn để bé quyết định. Như vậy, bé sẽ cảm thấy tầm quan trọng của bản thân, con sẽ không cảm giác bị bắt ép như trước. Ví dụ như thay vì Mẹ bắt bé đi tắm thì Mẹ có thể hỏi con rằng hôm nay bé muốn chọn bố hay mẹ tắm hay bé tự tắm. Dễ hình dung đúng không nào?
Việc Mẹ để con làm quen với việc lựa chọn cũng là một cách để dạy bé biết cân nhắc khi đưa ra quyết định. Đây là một kỹ năng sống vô cùng cần thiết và có ích với các con.
Mẹ có thể tham khảo:
2.5 Hãy nói thật với trẻ về việc đã xảy ra
Mỗi bé ở một độ tuổi sẽ có mức độ hiểu khác nhau. Vậy nên Mẹ hãy dùng từ ngữ phù hợp để giải thích cho con biết việc gì đang diễn ra. Đồng thời Mẹ cũng nên cho con biết thông tin rõ ràng về thông điệp 5K – cách thức để giảm các nguy cơ bị nhiễm bệnh. Như vậy sẽ giúp bé hiểu và thông cảm hơn.
Hy vọng, thông qua đây Mẹ đã biết cách làm giảm căng thẳng cho bé trong suốt mùa dịch. Tình hình dịch bệnh vẫn đang rất phức tạp nên Mẹ hãy giữ sức khỏe và chăm sóc gia đình nhỏ của mình thật tốt nhé!
Mẹ nên tham khảo thêm:
Dạy bé vẽ để con phát triển tư duy ngay từ khi còn nhỏ
Làm cha mẹ tốt không khó, mẹ đừng bỏ qua những điều tưởng nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn này
Nguồn tham khảo:
https://www.verywellfamily.com/giving-kids-choices-during-quarantine-510093