Được làm mẹ chính là thiên chức mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ. Sinh con là một việc trọng đại trong cuộc đời. Đó là khoảnh khắc một sự sống mới được bắt đầu. Ngày nay, bên cạnh phương pháp sinh thường, nhiều mẹ đã chọn lựa cách sinh mổ. Bằng công nghệ hiện đại, sinh mổ giúp hạn chế các biến chứng sau sinh, có tính thẩm mỹ và đỡ đau hơn so với sinh thường. Đổi lại sau đó mẹ phải chăm sóc vết mổ sau sinh một cách cẩn thận. Đây là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.
Xem thêm: Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ? Khi nào mẹ yêu nên sinh mổ
Mục lục
1. Vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau?
1.1. Vết rạch khi sinh mổ
Vết mổ sau sinh có thể là vết rạch dọc hoặc vết rạch ngang. Trong đó vết rạch ngang là phổ biến nhất. Đó là do phần thấp nhất của tử cung là phần mỏng nhất và ít chảy máu nhất. Vết rạch dọc truyền thống chỉ xuất hiện khi mẹ bầu có vết sẹo khác trước đó. Trường hợp mẹ bầu bị chảy máu âm do rau tiền đạo hoặc suy thai, sinh non thì mới mổ dọc. Thời gian hồi phục của vết rạch dọc lâu hơn vết rạch ngang.
1.2. Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành?
Thời gian hồi phục vết mổ sau sinh phụ thuộc vào cơ địa của mẹ và cách chăm sóc sau sinh. Thông thường sau 7 ngày, vết mổ được xem là lành. Khoảng 2 – 3 tuần sau, vết mổ tạo thành sẹo, khi chạm vào mẹ vẫn thấy đau. Màu sắc của sẹo cũng gần với màu da và co lại khi lành nên không ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Trong quá trình lành hẳn, vết mổ sẽ bị đau và ngứa. Vì thế mà mẹ tuyệt đối không được gãi gây kích thích da.
Khoảng 3 tháng sau sinh vết mổ sẽ lành hẳn. Lúc đó mẹ sẽ không còn đau ngứa xung quanh vết mổ. Tuy nhiên có mẹ có thể đau tới 6 tháng, thậm chí hơn 1 năm.
2. Cách chăm sóc vết mổ sau sinh
2.1. Tuần đầu sau sinh mổ
Ở những ngày đầu tiên sau khi mổ đẻ, mẹ sẽ được bác sĩ khoa sản chăm sóc vết mổ hàng ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng được dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc co hồi tử cung… tránh các biến chứng sau sinh.
Khi đã về nhà, mẹ sẽ thấy đau nhức quanh đáy chậu. Cơn đau có thể kéo dài hoặc chỉ nhói lên một chốc. Mẹ nên chuẩn bị túi nước đá để chườm quanh vết mổ giúp giảm sưng và đau. Cho đến ngày thứ 3, mẹ đã có thể mở băng vết mổ và để khô tự nhiên. Khi tắm rửa, mẹ chỉ nên lau người bằng khăn bông nhúng nước ấm, tránh để nước chạm tới vết mổ. Nếu vết mổ quá đau cần lập tức nói với bác sĩ để được kê thuốc giảm đau phù hợp.
2.2. Tuần thứ 2 trở đi
Lúc này, mẹ sẽ được các bác sĩ chỉ định cắt chỉ khâu vết mổ. Thông thường mẹ sẽ được cắt chỉ sau 5 ngày đối với mổ đẻ lần đầu và sau 7 – 8 ngày với những lần sau. Nếu mẹ được dùng chỉ tự tiêu thì không cần tới quá trình cắt chỉ này. Mẹ cần thực hiên chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà như sau:
- Tắm bằng nước ấm, tránh tắm lâu. Không nên ngâm mình trong bồn tắm.
- Dùng khắn bông mềm, sạch thấm khô vết mổ sau tắm.
- Giữ cho vết mổ khô sạch.
3. Những tình trạng thường gặp ở vết mổ sau sinh
3.1. Đau vết mổ sau sinh
Thông thường, sau sinh vài tháng mẹ mới hết đau nhức vết mổ hoàn toàn. Đau và ngứa là hiện tượng bình thường mà các mẹ gặp sau mổ đẻ. Lúc này mẹ có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ hoặc chườm đá lạnh để giảm sưng đau. Tùy vào cơ địa và cách chăm sóc mà thời gian đau ngứa của vết mổ sẽ dài hay ngắn. Nhưng nếu mẹ quá đau và xuất hiện các tình trạng bất thường thì nên tìm tới bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất.
3.2. Nhiễm trùng vết mổ sau sinh
3.2.1. Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh
- Vùng tầng sinh môn, khu vực âm hộ bị phù nề, sưng to, vết mổ sau sinh bị mưng mủ.
- Nhiễm khuẩn âm đạo, cổ tử cung, mẹ bị ra dịch hôi, thăm khám bị đau đớn.
- Nhiễm khuẩn tử cung: ra nhiềudịch hôi, có khi lẫn máu, rất đau khi khám.
- Nhiễm khuẩn phần phụ: vòi trứng, buồng trứng… dễ thành mãn tính.
- Viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn bộ: vi khuẩn xâm nhập từ bộ phận sinh dục tới ổ bụng.
- Viêm tắc tĩnh mạch tiểu khung: chân phù to, nóng và đau, tình trạng này có thể gây tử vong đột ngột, gây nhồi máu cơ tìm, nhồi máu não, gây tắc mạch phổi…
- Nhiễm khuẩn huyết: rất khó điều trị và tỉ lệ tử vong cao.
3.2.2. Điều trị nhiễm khuẩn vết mổ sau sinh
Thông thường sau sinh, tử cung sẽ co hồi dần, sản dịch ra ít, sẹo nhạt màu dần và hết hẳn sau 2 tuần. Nếu sau khi sinh 3 – 4 ngày, sản phụ còn sốt 38 – 39 độ C, tử cung co hồi chậm, sản dịch ra ít như bị ứ lại hoặc có mùi hôi, tử cung đau thì phải nghĩ tới nhiễm khuẩn sau sinh. Nếu nhiễm khuẩn vết mổ tại tầng sinh môn và âm hộ, nên rửa sạch tầng sinh môn, âm hộ bằng nước sát khuẩn. Mẹ nên chủ động tìm tới bác sĩ sớm nhất để được điều trị, tránh cấc biến chứng nặng nề.
Chăm sóc vết mổ sau sinh là một viêc vô cùng cần thiết đối với mẹ bầu. Mẹ nên chú ý để giữ gìn sức khỏe và chăm sóc bé yêu tốt hơn. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Mẹ nên tìm hiểu: Rạn da khi mang thai và những thông tin cần biết