Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

CÁCH THỞ KHI CHUYỂN DẠ LÀ GÌ? MÁCH MẸ CÁCH THỞ GIẢM ĐAU ĐỚN

Chắc hẳn, sau 9 tháng 10 ngày mang thai em bé trong bụng, mẹ rất mong ngóng chào đón bé ra đời. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dạ, mẹ gặp phải không ít đau đớn. Vậy thì, khi chuyển dạ mẹ có thể làm gì để giảm đau đớn? Trong bài viết này, Góc của mẹ sẽ hướng dẫn mẹ cách thở khi chuyển dạ để thả lỏng cơ thể, giảm thiểu đớn đau.Qua đó giúp mẹ vượt cạn dễ dàng, nhẹ nhàng và an toàn hơn.

1. Những vấn đề về hơi thở trong quá trình chuyển dạ

Cách thở khi chuyển dạ là vấn đề băn khoăn của mẹ bầu chuẩn bị sinh em bé
Cách thở khi chuyển dạ là vấn đề băn khoăn của mẹ bầu chuẩn bị sinh em bé

Ông bà ta đã có câu “Đau như đau đẻ”. Như vậy, ta đã phần nào hiểu được độ đau của những sản phụ trong những “phi vụ” vượt cạn đó. Đặc biệt, với những bà mẹ lần đầu có con thì trải nghiệm chuyển dạ và đau đẻ sẽ thực sự đáng sợ.

Khi cơn đau chuyển dạ kéo đến, mẹ có thể không kiểm soát được hơi thở. Dẫn đến sự sai lầm trong cách thở khi chuyển dạ. Mẹ sẽ thở gấp và thở quá mạnh hay thậm chí là khó thở. Khi ấy, lượng oxy đi vào cơ thể mẹ sẽ ngày một ít và gây ra những nguy hiểm nhất định cho cả thai phụ và thai nhi.

Dù là lần đầu hay lần thứ hai, thứ ba… sinh nở. Mẹ đều khó tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, hoảng loạn… Điều này sẽ là tìn hiệu khiến cơ thể mẹ ngừng sản xuất oxytocin. Trong khi, oxytocin là hormone quan trọng góp phần hỗ trợ mẹ vượt qua quá trình chuyển dạ, sinh nở.

Bên cạnh đó, khi mẹ quá chìm đắm vào cảm giác đau đớn, não bộ sẽ tự điều khiển và khiến các cơ trong cơ thể căng thẳng hay co rút.

2. Kiểm soát hơi thở khi chuyển dạ đem đến cho mẹ những lợi ích gì?

Các bài tập hướng dẫn cách thở khi chuyển dạ sẽ giúp mẹ giảm đau đớn
Các bài tập hướng dẫn cách thở khi chuyển dạ sẽ giúp mẹ giảm đau đớn

Chính vì những tác động nguy hiểm kể trên. Mẹ cần phải học cách kiểm soát hơi thở cũng như thả lỏng cơ thể. Qua đó, bảo toàn năng lượng và đảm bảo tập trung toàn bộ sức lực vào việc rặn đẻ.

Những lợi ích chi tiết của việc cách thở khi chuyển dạ được khắc họa như sau:

Mẹ có thể thực hiện các bài tập kiểm soát hơi thở đúng đắn để thả lỏng cơ thể ở mức tối đa. Qua đó, giúp giảm tần suất cũng như mức độ của các cơn đau.

Bên cạnh đó, nếu mẹ đảm bảo sự chậm rãi, đều đặn của hơi thở. Mẹ sẽ tự mình kiểm soát được những cơn co thắt khi chuyển dạ. Và tận dụng những cơn co thắt đó để sinh nở hiệu quả hơn.

Ngoài ra, việc hít thở đúng cách sẽ giúp mẹ tăng tối đa hiệu quả hô hấp. Đảm bảo lượng oxy cần thiết cho mẹ, cho bé.

Các nhà khoa học đã chứng minh. Nếu thai phụ thực hiện những cách thở khi chuyển dạ được để cập bên dưới. Thai phụ sẽ điều khiển được cơ thể mình và vượt cạn thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Hơn hết, việc hít thở đúng cách còn giúp người phụ nữ giảm thiểu tối đa nguy cơ có thể gặp phải khi sinh thường. Đồng thời, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

3. Mách mẹ các kỹ thuật thở khi chuyển dạ giúp giảm đau đớn

3.1. Hướng dẫn cách thở chậm và sâu khi chuyển dạ

Thở chậm và sâu là cách thở khi chuyển dạ rất hiệu quả
Thở chậm và sâu là cách thở khi chuyển dạ rất hiệu quả

Cách thở khi chuyển dạ gắn liền với quá trình mẹ sinh nở. Vào giai đoạn đầu của việc chuyển dạ, khi cổ tử cung có độ mở nhỏ hơn 3 cm. Mẹ cần phải thở thật chậm và thật sâu.

Lúc cơn co tử cung kéo đến là lúc mẹ bắt đầu một hơi thở sâu. Mẹ hãy sử dụng mũi, hít vào một hơi sâu với lượng không khí lớn. Sau đó thở ra thật chậm bằng cả mũi lẫn miệng. Khoảng 5 đến 6 nhịp thở như vậy kết thúc là khi một cơn co tử cung khoảng 50 giây vừa đi qua. Mẹ chỉ thở đúng khi cảm nhận được việc bụng phồng lên khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra nhé.

Cách thở này chính là “linh hồn” của bộ môn yoga. Do đó, mẹ nên đăng ký tham gia một lớp học yoga cho bà bầu để thực hành hít thở từ trước. Nếu không, mẹ có thể tự thực hành ở nhà. Tuy nhiên, mẹ nên nằm nghiêng hoặc ngồi hít thở nhưng đừng nằm ngửa. Vì nằm ngửa sẽ làm chậm quá trình chuyển dạ và hạn chế tuần hoàn của nhau thai.

Việc hít thở sâu sẽ giúp cơ thể mẹ ngăn cản việc đáy tử cung đè lên cơ hoành. Qua đó, giúp mẹ giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó mẹ cũng nắm rõ khi chuyển dạ thì cần làm gì để hướng sự tập trung ra ngoài những cơn đau.

3.2. Hướng dẫn cách thở nhanh và nông khi chuyển dạ

Cách thở khi chuyển dạ
Khi cơn co tử cung bắt đầu, mẹ hít thở một hơi thật sâu, rồi đến một hơi thở nông.

Khi sự chuyển dạ chuyển sang giai đoạn cổ tử cung mở 3-6cm. Kèm theo đó là những cơn đau mạnh hơn, thường xuyên hơn. Đây là lúc mẹ nên chuyển sang việc kết hợp cả kỹ thuật thở sâu và kỹ thuật thở nhanh, nông khi chuyển dạ.

Khi cơn co tử cung bắt đầu, mẹ hít thở một hơi thật sâu, rồi đến một hơi thở nông. Sau khi cơn co thắt tăng dần cường độ thì mẹ cũng thở nhanh hơn. Còn khi cơn co giảm dần thì mẹ lại thở chậm xuống. Cứ như vậy đều đặn đến khi cơn co chấm dứt. Và lặp lại khi cơn co mới kéo đến.Lưu ý rằng cách thở khi chuyển dạ này sẽ khiến miệng mẹ bị khô nhanh hơn. Do đó, mẹ hãy chuẩn bị một chai hoặc một cốc nước lọc bên cạnh nhé.

3.3. Hướng dẫn cách thở như thổi nến khi chuyển dạ

Thở như thổi nến khi chuyển dạ
Thở như thổi nến khi chuyển dạ

Đây là cách thở khi chuyển dạ sang giai đoạn cổ tử cung mở từ 7 đến 9cm. Những cơn co thắt mạnh hơn và dồn dập hơn. Lúc này, ngôi thai chuyển xuống và đè lên trực tràng. Mẹ sẽ cảm thấy muốn rặn. Nhưng đây chưa phải thời điểm thích hợp. Bởi vì việc rặn khi cổ tử cung chưa mở hết sẽ gây nguy hiểm rất lớn cho cả mẹ và bé. Việc thở như thổi nến sẽ giúp mẹ giảm áp lực đè lên tử cung. Đồng thời hạn chế khả năng rặn sớm.Để thực hiện kỹ thuật này, mẹ hãy hít một hơi thật sâu. Thở nhanh và nông 4 lần. Cuối cùng thở ra một hơi thật mạnh như đang thổi nến vậy. Như vậy là hết một cơn đau chuyển dạ đó.

4. Những lưu ý nhỏ cho mẹ trong quá trình sinh thường

  • Trước khi sinh, mẹ có thể luyện tập cách thở theo hướng dẫn bên trên và đừng nên quá căng thẳng, lo lắng mà hãy hít thở đều đặn và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu đây là lần đầu mẹ sinh thường, tầng sinh môn còn khá chắc nên bác sĩ sẽ phải cắt tầng sinh môn để giúp đường ra của em bé rộng hơn, bé dễ ra hơn và hạn chế tối đa các sang chấn ở vùng đầu của. Ngoài ra, việc cắt tầng sinh môn cũng giúp tránh trường hợp tầng sinh môn bị rách, dẫn đến mất thẩm mỹ và tổn thương cơ vòng hậu môn.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tìm hiểu các bài viết sau để giảm đau khi chuyển dạ:

10 tư thế giảm đau hiệu quả nhất khi chuyển dạ

14 cách giảm đau tự nhiên cho bà bầu khi chuyển dạ

Sau khi thực hiện cả 3 cách thở khi chuyển dạ này. Mẹ sẽ bước sang giai đoạn cổ tử cung mở hoàn toàn và muốn rặn đẻ. Các bước rặn đẻ sẽ được Mamamy trình bày trong một bài viết khác. Hy vọng, qua bài viết này mẹ đã có thể nắm được các kỹ thuật thở để quá trình vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng và êm đẹp hơn.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “CÁCH THỞ KHI CHUYỂN DẠ LÀ GÌ? MÁCH MẸ CÁCH THỞ GIẢM ĐAU ĐỚN”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
TOP 6 thông tin mẹ nên biết về các cơn đau chuyển dạ giả
Chuyển dạ giả là hiện tượng sinh lý khá phổ biến ở các mẹ bầu. Nhưng liệu mẹ đã hiểu rõ về hiện tượng chuyển dạ giả này chưa? Đặc điểm của chuyển dạ giả là gì? Sau đây là TOP 6 thông tin cơ bản về các cơn đau chuyển dạ giả mà bất […]
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh?
Chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu thì sinh là câu thắc mắc phổ biến của nhiều mẹ bầu. Sau khi trải qua loạt cơn chuyển dạ giả, mẹ bầu luôn lo lắng không biết bao giờ mình sẽ sinh thật. Làm thế nào để phân biệt đâu là chuyển dạ thật và […]
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Ra máu báo bao lâu thì sinh con: Máu báo sắp sinh, mẹ có biết?
Hiện tượng ra máu báo sắp sinh, chuyển dạ là một hiện tượng thường gặp vào giai đoạn cuối của thai kì. Ra máu báo bao lâu thì sinh con, chuyển dạ? Những dấu hiệu báo chuyển dạ đi kèm khác là gì? Đó đều là những điều mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Đọc […]
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Chuyển dạ giả và những điều mẹ cần biết
Gần đến ngày sinh hiện tượng chuyển dạ giả cũng thường xuyên diễn ra. Với các mẹ bầu cuối thai kỳ, chỉ cần có bất kỳ một dấu hiệu chuyển dạ nào cũng có thể làm mẹ bầu lo lắng, hoang mang. Vậy làm sao để hiểu được rằng mình đang chuyển dạ giả hay […]
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh hơn khi mẹ đến tháng cuối thai kỳ?
Ăn gì để chuyển dạ nhanh là câu hỏi nhiều mẹ đặt ra khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ – bước đầu quan trọng của hành trình vượt cạn.Thông thường, thời gian thai nghén của mẹ sẽ kéo dài trong 40 tuần. Khi thai kỳ bước vào tuần cuối, mẹ sẽ dần […]
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
6 dấu hiệu cổ tử cung mở và những lưu ý mẹ cần biết
Sự dãn nở của cổ tử cung là một phần quan trọng của quá trình chuyển dạ. Một giai đoạn cần thiết để cho phép em bé của chúng ta được sinh ra. Rất bình thường nếu mẹ bé đang thắc mắc: Làm thế nào biết được cổ tử cung có đang giãn nở hay […]
Giỏ hàng 0