Chúc mừng mẹ đã bước sang giai đoạn tuần thứ 38 của thai kỳ – một trong những dấu mốc quan trọng, chuẩn bị chào đón “thiên thần nhỏ” của mẹ chào đời. Lúc này, mẹ cần chú ý theo dõi xem lượng nước ối của mình đã đạt chuẩn chưa để chắc chắn hạ sinh bé thuận lợi và an toàn. Vậy thai 38 tuần nước ối bao nhiêu là đủ? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất mẹ nhé!
Mục lục
1. Lượng nước ối an toàn cho mẹ bầu 38 tuần
Trong thai kỳ, nước ối đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là điều kiện để bé yêu trong bụng mẹ phát triển khỏe mạnh và an toàn. Nước ối như một lớp màng bảo vệ “thiên thần nhỏ” của mẹ tránh bị va đập, không chỉ giúp bé cử động thoải mái, phát triển hệ cơ, xương mà còn giúp phổi của con luôn trong trạng thái ổn định. Cũng nhờ có nước ối mà thiên thần nhỏ mới lớn lên an toàn từng ngày trước những tác động bên ngoài.
Lượng nước ối ở mỗi mẹ bầu trong các giai đoạn mang thai là khác nhau, tùy thuộc vào chỉ số nước ối – AFI (Amniotic fluid index). Đây là con số biểu thị lượng nước ối của mẹ theo từng giai đoạn thai kỳ. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp thích hợp để cân đối lượng nước ối cho mẹ, đảm bảo con luôn phát triển tốt nhất.
Theo chỉ số này, mẹ bầu tuần thứ 38 lượng nước ối an toàn trong tử cung đạt từ 600 – 900ml, hay chỉ số AFI trong khoảng từ 6 – 10cm lượng nước ối bình thường. Lượng nước ối an toàn vừa đảm bảo thai nhi phát triển lành mạnh, vừa hạn chế những cú đạp mạnh của bé lên thành bụng khiến mẹ mệt mỏi, mất sức nữa đó ạ.
Tuy nhiên, nếu chỉ số AFI ít hoặc nhiều hơn lượng nước ối an toàn sẽ gây ra một số tác hại như sau:
- Nếu không đạt được 600 – 900ml, gọi là thiếu ối: Việc thiếu ối có thể khiến mẹ khó sinh vì em bé không xoay ngôi được, dễ gây sinh non và thai nhi suy dinh dưỡng. Nếu mẹ gặp phải các dấu hiệu như chu vi vòng bụng tăng lên chậm hơn so với những giai đoạn trước, hay có thời điểm thai máy, đạp mạnh khiến bụng mẹ đau thì chứng tỏ mẹ đang gặp phải tình trạng thiếu ối đó ạ.
- Nếu vượt quá 600 – 900ml, sẽ gọi là dư ối hay còn gọi là đa ối: Dư thừa ối cực kỳ nguy hiểm, có thể khiến mẹ bị vỡ màng ối sớm, băng huyết sau sinh, thậm chí thai nhi bị chết lưu, sa dây rốn hoặc dây rốn quấn cổ bé đó ạ.
Thiếu ối hoặc dư thừa ối trong thai kỳ là vấn đề vô cùng quan trọng, đặc biệt khi thai nhi đã bước sang tuần thứ 38, các vấn đề về chỉ số nước ối AFI càng cần được ổn định hơn. Vậy mẹ nên làm khi phát hiện thiếu ối hoặc thừa ối ở chỉ số ối tuần 38 của thai kỳ? Kéo xuống dưới để có câu trả lời mẹ nhé!
2. 6 điều mẹ nên làm khi phát hiện thiếu ối ở tuần thứ 38 của thai kỳ
Tình trạng thiếu ối có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào, tuy nhiên thiếu ối chủ yếu diễn ra trong 3 tháng cuối thai kỳ, nhất là tuần thai thứ 38 – 40. Do đó, mẹ cần cẩn thận và thực hiện các việc sau để khắc phục và hạn chế tình trạng thiếu ối mẹ nhé!
2.1. Bổ sung nước cho cơ thể
Lời khuyên đầu tiên dành cho mẹ bầu khi bị thiếu ối chính là bổ sung nhiều nước cho cơ thể trong giai đoạn bước sang tuần thứ 38. nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của mẹ bầu tăng gấp 1,4 – 1,5 lần so với người bình thường do phải đáp ứng nhu cầu tuần hoàn máu cho mẹ và thai nhi, cũng như duy trì nước ối. Chính vì như vậy, để tăng lượng nước ối đạt chỉ số AFI an toàn, mẹ phải đảm bảo cơ thể luôn đủ nước mẹ nhé!
Mẹ cố gắng duy trì uống 2 – 2,5 lít nước/ ngày và bổ sung thường xuyên, không nên đợi đến khi khát mới uống. Vì việc uống nước không chỉ thỏa mãn cơn khát mà còn giúp quá trình trao đổi chất và hệ hô hấp được hoạt động dễ dàng hơn đó ạ. Một lưu ý “nho nhỏ” nữa dành cho mẹ là khi uống, mẹ uống từ từ, chậm rãi, không nên uống ào ạt một lúc, làm cản trở hệ tiêu hóa, khó thở, tim đập nhanh và buồn nôn.
Xuyên suốt thời kỳ mang thai, ngoài nước khoáng mẹ nên bổ sung thêm các loại trái cây, rau củ và một số loại nước ép có hàm lượng nước cao như dưa chuột, dưa hấu, cà chua, rau diếp, cần tây, mía, cam, cóc, ổi,… Các loại thực phẩm này vừa bổ sung nước và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như các loại vitamin, canxi, chất xơ, protein,… vừa giúp tăng lượng nước ối hiệu quả cho mẹ.
Ngoài ra, nước dừa cũng được đánh giá rất cao trong việc bổ sung nước cho mẹ bầu đó ạ. Nước dừa có vị ngọt nhẹ, thanh mát và cực kỳ dễ uống. Chưa hết đâu mẹ ơi, nước dừa còn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và đặc biệt “sạch” hơn nhiều loại thức uống khác, đem lại năng lượng cho cả mẹ và bé, hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh
2.2. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Việc đảm bảo ăn uống đầy đủ dưỡng chất xuyên suốt thai kỳ một cách khoa học và lành mạnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng để đảm bảo chỉ số ối tuần 38. Bởi nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất cao hơn so với mức bình thường. Ăn uống đầy đủ giúp nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh và đáp ứng đầy đủ năng lượng cho một ngày hoạt động của mẹ.
Như mẹ đã biết, nước ối đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng phôi thai phát triển, đồng thời cung cấp đủ chất cho thai nhi thông qua nước ối. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ thường xuyên nuốt nước ối hơn, trung bình một ngày con sẽ hấp thụ từ 300 – 500ml nước ối, kể từ tuần thai thứ 34 trở đi.
Do đó, trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ luôn đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất, điều độ sẽ không phải lo lắng con không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết đâu ạ. Việc ăn uống đủ chất, lành mạnh không chỉ giúp bé yêu trong bụng lớn lên khỏe mạnh mà còn giúp vị giác của con tốt hơn.
2.3. Tập luyện thể thao nhẹ nhàng – đều đặn
Những bài tập nhẹ nhàng mang đến cho mẹ rất nhiều lợi ích về sức khỏe. Không những giúp mẹ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch mà còn giúp tăng tuần hoàn máu trong tử cung và nhau thai, đặc biệt tốt đối với những mẹ bầu đang gặp phải tình trạng thiếu ối. Ngoài ra, việc tập thể thao đều đặn còn giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ đái tháo đường, tăng cân quá mức và một số bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Mẹ bầu cố gắng duy trì tập luyện thể dục, thể thao khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội,… Sức khỏe của mẹ trong thai kỳ sẽ được cải thiện ngay thôi ạ!
2.4. Nên nằm nghiêng sang trái khi ngủ
Tư thế nằm ngủ ở giai đoạn thai 38 tuần rất quan trọng đối với mẹ bầu, bởi thời điểm này thai nhi đã lớn, nếu mẹ nằm không đúng tư thế sẽ gây áp lực cho cơ thể và khiến mẹ khó thở.
Với mẹ bầu, tư thế ngủ tốt nhất trong thai kỳ là nằm ngủ nghiêng về phía bên trái. Bởi ở tư thế ngủ này, máu của mẹ sẽ lưu thông tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hệ tuần hoàn của thai nhi, góp phần cân bằng lượng nước ối cho mẹ. Bên cạnh đó, nằm nghiêng bên trái còn tạo cảm giác thoải mái cho bà bầu, giúp mẹ đi vào giấc ngủ ngon và sâu hơn, cũng như hạn chế tình trạng tử cung chèn ép vào tĩnh mạch làm giảm lưu lượng máu về tim đó ạ.
Vậy nằm nghiêng về bên phải có ảnh hưởng gì đến mẹ và em bé không? Câu trả lời là có mẹ ơi, bởi ở giai đoạn thai 38 tuần tuổi tử cung của mẹ có xu hướng nghiêng về bên phải nhiều hơn. Do đó, khi mẹ nằm nghiêng bên phải sẽ khiến em bé trong bụng chịu một áp lực lớn, khiến con khó cử động, đồng thời làm cản trở lưu thông máu đến thai nhi. Việc nằm nghiêng bên phải nguy cơ thai bị lưu cao gấp 2 lần so với nằm nghiêng bên trái đó mẹ.
Mẹ tham khảo thêm bài viết Mách mẹ bầu 7 tháng 2 tư thế nằm tốt nhất & mẹo ngủ ngon để hiểu hơn về tư thế ngủ đúng, ngủ ngon để cải thiện lượng nước ối song song với tăng cường sức khỏe mẹ nhé!
2.5. Hạn chế thực phẩm gây mất nước
Trong thai kỳ, mẹ hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây mất nước như râu ngô, cà phê,… mẹ nhé! Bởi các loại thức uống này có tính lợi tiểu cao, khi mẹ uống thận phải tăng năng suất hoạt động để loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể, khiến mẹ đi tiểu nhiều, làm tăng tình trạng mất nước và cạn nước ối.
Ngoài ra, mẹ tuyệt đối không sử dụng rượu bia trong thai kỳ, vì chúng là chất kích thích không chỉ không tốt cho sức khỏe của mẹ mà còn ngăn cản thai nhi hấp thu chất dinh dưỡng và lượng oxy cần thiết, đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển ống thần kinh ở con.
2.6. Thăm khám thai thường xuyên
Ở giai đoạn thai đã bước sang tuần tuổi thứ 38, ngoài việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể thao, mẹ cần đặc biệt chú ý đến lượng nước ối, bởi thời điểm này rất dễ xảy ra tình trạng thiếu ối, khiến mẹ bị vỡ ối sớm hoặc xuất hiện các biến chứng khi chuyển dạ như nước ối dính phân,…
Do đó, mẹ bầu cần đảm bảo khám thai định kỳ đầy đủ 7 lần xuyên suốt thai kỳ, trung bình 6 tháng đầu tiên, mẹ đi khám 3 tháng 1 lần, kể từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ nên khám định kỳ 5 lần cho đến khi “lâm bồn”.
Thăm khám thai thường xuyên theo định kỳ không những giúp mẹ dễ dàng nắm bắt tình hình sức khỏe hiện tại của cả hai mẹ con mà còn phát hiện sớm những bất thường, dấu hiệu lạ ảnh hưởng đến cơ thể, đặc biệt ở những giai đoạn cuối thai kỳ. Từ đó, bác sĩ tư vấn sẽ đưa ra những phương pháp điều trị và xử lý kịp thời nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
3. 3 cách cân đối khi nước ối của mẹ vượt quá mức chuẩn
Cũng tương tự như thiếu ối, thừa ối trong giai đoạn thai 38 tuần cũng không tốt cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy khi nước ối của mẹ vượt quá mức tiêu chuẩn (trên 900ml) phải làm thế nào để an toàn cho cả mẹ và bé. Bỏ túi ngay 3 cách cân đối nước ối khi mẹ bị đa ối dưới đây nhé!
3.1. Chọc bớt ối
Chắc hẳn, mẹ cũng đã nắm được chỉ số nước ối AFI sau mỗi lần khám thai định kỳ rồi đúng không ạ? Nước ối là thành phần quan trọng không kém gì lá nhau, dây rốn và tử cung… Do đó, khi mẹ gặp tình trạng dư thừa nước ối cần có biện pháp xử lý kịp thời để không ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
Chọc bớt ối là một trong những liệu pháp an toàn, được thực hiện bởi các bác sĩ tại bệnh viện, nhằm rút bớt lượng nước ối dư thừa, giúp mẹ cân đối lại ối hợp lý. Mặc dù có thể loại bỏ lượng nước ối thừa, thế nhưng chọc bớt ối chỉ đạt hiệu quả tạm thời và thường được áp dụng khi lượng nước ối của mẹ tăng nhanh vào những giai đoạn cuối thai kỳ.
Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Mẹ bầu sẽ được siêu âm để xác định tư tế, vị trí của thai nhi cũng như tình trạng nhau thai.
- Bước 2: Bác sĩ xác định vị trí chọc ối an toàn thông qua hình ảnh siêu âm của mẹ.
- Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ vùng chọc ối bằng chất khử trùng để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập vào cơ thể mẹ. Sau đó, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để giảm đau cho mẹ trong quá trình chọc ối.
- Bước 4: Bác sĩ sử dụng một đầu kim tiêm dài, mỏng chọc vào vị trí đã xác định và rút ra khoảng 20 – 25ml nước ối. Quá trình này diễn ra nhanh thôi mẹ ạ, chỉ khoảng 30 giây.
3.2. Sử dụng thuốc để giảm lượng ối
Đối với những mẹ bầu bị dư ối nhẹ, sau mỗi lần thăm khám, bác sĩ sẽ kê cho mẹ một số loại thuốc lợi tiểu để đào thải bớt nước ối ra ngoài. Sự can thiệp của thuốc điều trị dư thừa ối giúp làm giảm lượng ối tiết ra ở mẹ bầu và làm tăng khả năng hấp thu nước ối. Không những vậy, sử dụng thuốc giảm ối còn giúp làm giảm lượng nước tiểu thải ra của bào thai.
3.3. Nhờ bác sĩ can thiệp để mẹ chuyển dạ sớm
Khi lượng nước ối dư thừa đã trở nên nghiêm trọng và không có biện pháp nào xử lý kịp thời, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để nhờ can thiệp gây chuyển dạ sớm. Bởi, đa ối nghiêm trọng cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé, có thể gây ra tình trạng thai lưu, chết đó ạ. Do đó, mẹ thường xuyên thăm khám và theo dõi chỉ số AFI của mình trong mỗi giai đoạn để phát hiện những bất thường trong thai kỳ cũng như các biện pháp xử lý kịp thời nhé!
Đến đây, chắc hẳn mẹ cũng đã có lời giải đáp về thai 38 tuần nước ối bao nhiêu là đủ rồi đúng không ạ? Nước ối đóng vai trò rất quan trọng xuyên suốt thai kỳ. Do đó, nếu gặp phải tình trạng thiếu ối hoặc đa ối, mẹ áp dụng các phương pháp trên để cân bằng lượng nước ối, đảm bảo hạ sinh “thiên thần nhỏ” của mẹ an toàn. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì cần giải đáp hoặc hỗ trợ, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới mẹ nhé!