Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Thai quá ngày dự sinh 3 ngày – Cách xử trí của mẹ thông thái

Mẹ bầu lo lắng vì thai quá ngày dự sinh 3 ngày nhưng vẫn chưa thấy có dấu hiệu chuyển dạ. Không biết thiên thần nhỏ trong bụng mẹ có gặp vấn đề gì không? Đâu là nguyên nhân khiến mẹ sinh muộn? Mẹ nên làm gì trong trường hợp này? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!

Mẹ có thể xem thêm: Top 3 phần mềm tính ngày dự sinh chính xác nhất mẹ cần biết

1. Nguyên nhân thai quá ngày dự sinh 3 ngày

1.1. Đây là lần đầu sinh con của mẹ 

Mẹ có thể chậm ngày dự sinh nếu đây là lần đầu sinh con của mẹ
Mẹ có thể chậm ngày dự sinh nếu đây là lần đầu sinh con của mẹ

Theo nghiên cứu y học hiện đại, một thai kỳ bình thường có thể kéo dài từ khoảng 38 cho đến 40 tuần. Nhưng cũng còn tùy thuộc vào mỗi sản phụ khác nhau mà mốc thời gian này có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Có những mẹ bầu sinh con từ tuần thứ 36 của thai kỳ. Nhưng cũng có những mẹ lại đến tận sau 42 tuần mới sinh.

Hiện nay sự phát triển của khoa học – công nghệ cho phép chẩn đoán ngày dự sinh chính xác hơn so với trước. Tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý rằng tỷ lệ chính xác ngày dự sinh chỉ dừng lại ở mức độ tương đối và còn phải phụ thuộc vào việc các mẹ sinh con so hay là sinh con rạ. 

Trên thực tế, có 15-16% các mẹ sinh con so (con đầu lòng) trễ hơn ngày sinh dự kiến. Với các mẹ sinh con rạ (con thứ) thì tỷ lệ này nằm trong khoảng 9 – 10%. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa giải mã được nguyên nhân của hiện tượng này. Tuy nhiên, nếu mẹ sinh bé đầu lòng và thai quá ngày dự sinh 3 ngày thì đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Mẹ không cần lo lắng nhé!

1.2. Mẹ mang thai bé trai

Với các mẹ mang thai bé trai, khả năng quá ngày dự sinh cũng cao hơn so với các mẹ mang thai bé gái. Nguyên nhân là vì các bé trai thường có cân nặng và kích cỡ lớn hơn. Do đó việc các bé trai “trú ngụ” lâu hơn là điều hiển nhiên!

Trong trường hợp này, mẹ hãy thoải mái tinh thần, không nên quá áp lực việc sinh con đúng ngày dự sinh. Thay vào đó, mẹ nên theo dõi thai nhi một cách sát sao thông qua việc siêu âm và kiểm tra các vấn đề như: nhịp tim, tình trạng nước ối, đo monitoring sản khoa,.. Đồng thời, phải tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để bảo đảm tình trạng sức khỏe cho cả mẹ và bé.  

1.3. Lần mang thai trước mẹ đã từng có tình trạng thai quá ngày dự sinh

Vào những lần sinh thứ 2, thứ 3…, mẹ có thể dựa vào lần mang thai trước để phán đoán phần nào tình trạng của thai nhi. Nếu lần mang thai trước quá ngày, khả năng cao là lần sinh này cũng sẽ có tình trạng như vậy.

Mẹ có thể trễ ngày sinh lần thứ 2, thứ 3 nếu lần trước mẹ cũng đã có gặp tình trạng này
Mẹ có thể trễ ngày sinh lần thứ 2, thứ 3 nếu lần trước mẹ cũng đã có gặp tình trạng này

Tuy nhiên nếu thai quá 42 tuần, mẹ buộc phải thực hiện các biện pháp giục sinh dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh nguy hiểm đến cả mẹ và bé.

1.4. Chế độ ăn uống chưa phù hợp 

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với mẹ bầu trong mọi giai đoạn mang thai. Với những mẹ có chế độ ăn uống chưa hợp lý, ăn kiêng hoặc ăn quá nhiều chất béo cũng có khả năng dẫn đến tình trạng thai quá ngày dự sinh 3 ngày mà chưa sinh. Nếu mẹ thực hiện ăn kiêng trong thời gian mang thai sẽ làm giảm lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cơ bản của bé. mẹ ăn quá nhiều chất béo sẽ làm gia tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường trong thời gian thai kỳ, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến tiền sản giật.

2. Thai quá ngày dự sinh 3 ngày mà chưa sinh có nguy hiểm không?

Thực tế, có rất nhiều trường hợp mẹ bầu đã đến ngày sinh nở nhưng vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Thông thường, thai kỳ sẽ kéo dài từ 40 – 41 tuần. Nếu tuần thai của mẹ vẫn nằm trong khoảng 37 – 41 tuần thì việc quá ngày dự sinh không có gì nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu mẹ quá ngày sinh kể từ tuần 42 trở đi, mẹ cần đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, tư vấn kịp thời và có cách giải quyết phù hợp. 

3. Mẹ cần làm gì khi thai quá ngày dự sinh 3 ngày mà chưa sinh?

3.1. Giục sinh tự nhiên

Yoga là một một trong những bài tập tim mạch cho mẹ bầu cũng như giúp mẹ bầu sinh em bé đúng ngày dự sinh
Yoga là một một trong những bài tập tim mạch cho mẹ bầu cũng như giúp mẹ bầu sinh em bé đúng ngày sinh

Với những mẹ mang thai từ tuần 40 trở đi, tình trạng thai nhi vẫn ổn định, tử cung chưa mở, không có biểu hiện của biến chứng nguy hiểm, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ tiếp tục chờ đến tuần 42. Trong lúc này, mẹ  thực hiện một số biện pháp giục sinh tự nhiên an toàn tại nhà như:

  • Luyện tập: Luyện tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga cho mẹ bầu sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Khi cơ thể của mẹ di chuyển, em bé cũng sẽ được di chuyển. Từ đó dần dần tiến vào tư thế sẵn sàng sinh. Vì vậy, mẹ hãy áp dụng những bài tập giúp mở xương chậu để có thể sinh nhanh hơn nhé!
  • Vận động: Khi mang thai, cơ thể mẹ trở nên nặng nhọc, đôi khi kiệt sức và đau khắp người. Tuy nhiên khi thai quá ngày dự sinh 3 ngày mà chưa sinh, mẹ hãy cố gắng vận động cơ thể thật thường xuyên để kích thích sinh một cách tự nhiên, an toàn nhất nhé. Các hoạt động mẹ bầu nên thực hiện thường xuyên trong thời kỳ chuẩn bị sinh như đi bộ, yoga,… Chúng được đánh giá là bài tập tim mạch tốt nhất cho mẹ bầu cũng như giúp mẹ bầu sinh em bé đúng ngày hơn đó. 
  • Kích thích núm vú: Kích thích núm vú cũng là một phương pháp giục sinh hữu ích cho mẹ quá ngày dự sinh mà chưa sinh được. Phương pháp này khiến tử cung co lại với kích thước ban đầu, giúp tiết ra hormon oxytocin hỗ trợ giục sinh hữu hiệu.

3.2. Giục sinh can thiệp y khoa

Trong trường hợp mẹ quá sinh sang tuần 42, việc áp dụng các biện pháp giục sinh can thiệp y khoa là điều cần thiết. Bởi nếu bé tiếp tục trong bụng mẹ sẽ có nguy cơ biến chứng nguy hiểm cao do dinh dưỡng giảm, nước ối cạn và dây rốn, nhau thai đều kém chức năng.

Áp dụng các biện pháp giục sinh can thiệp y khoa là điều cần thiết nếu  mẹ quá sinh sang tuần 42
Áp dụng các biện pháp giục sinh can thiệp y khoa là điều cần thiết nếu  mẹ quá sinh sang tuần 42

Lọc màng ối

Đây là phương pháp can thiệp trực tiếp, bác sĩ có chuyên môn sẽ đeo găng tay, dùng ngón tay để tách màng ối ra khỏi thành tử cung.

Kỹ thuật này giúp giải phóng hormone, từ đó kích thích co thắt tử cung và quá trình chuyển dạ. Phương pháp này  gây khó chịu nhưng ít khi gây đau đớn nghiêm trọng cho mẹ bầu. Sau khi lóc ối, cơn co thắt sẽ nhanh chóng đến khi hormone được giải phóng và tác động vào các cơ. 

Sau khi lóc màng ối, mẹ có thể về nhà nghỉ ngơi. Đến khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ như vỡ ối, sa bụng dưới… thì đây chính là lúc mẹ cần tới bệnh viện để thực hiện quá trình sinh an toàn. 

Lưu ý: Hiện nay biện pháp lóc ối không được áp dụng nhiều do nó ẩn chứa nhiều rủi ro và gây đau đớn. Vì vậy, mẹ nên thảo luận thật kỹ với bác sĩ để cân nhắc ưu, nhược khi áp dụng phương pháp này nhé.

Làm giãn nở cổ tử cung: 

Là phương pháp khởi phát chuyển dạ cơ học bằng cách sử dụng bóng của ống thông Foley, bóng Cook… Các bác sĩ sẽ đưa bóng vào qua lỗ trong cổ tử cung và ngay trước màng ối. Sau đó, bác sĩ sẽ bơm nước làm căng bong bóng nằm trên đầu ống thông lên. Bong bóng này có tác động lóc rộng màng ối, gây tăng tiết prostaglandin nội sinh, cũng như bóng tạo ra áp lực tì đè lên cổ tử cung. 

Thông thường, khi cổ tử cung bắt đầu mở ra được 2 – 3cm, ống thông sẽ tự động tụt rớt ra ngoài, khi đó quá trình chuyển dạ đã được khởi phát. Trong một số trường hợp cần thiết, phương pháp này có thể được kết hợp với truyền tĩnh mạch oxytocin.

Trước đây phương pháp này được ưu tiên chỉ định trong chấm dứt thai kỳ khi thai lớn. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này có xu hướng ít được lựa chọn. Vì các thuốc có hiệu quả gây chuyển dạ và dễ sử dụng đã sẵn có và được xem là một chọn lựa ưu thế hơn.

Prostaglandin

Prostaglandin giúp mẹ thúc đẩy chuyển dạ xảy ra và diễn tiến thuận lợi
Prostaglandin giúp mẹ thúc đẩy chuyển dạ xảy ra và diễn tiến thuận lợi

Prostaglandin là thuốc nhằm làm chín muồi cổ tử cung, giúp cổ tử cung trở nên mềm, rút ngắn lại và mở ra dễ dàng, thúc đẩy chuyển dạ xảy ra và diễn tiến thuận lợi. Thuốc có nhiều dạng sử dụng (uống hoặc ngậm, đặt âm đạo…) và theo các loại Prostaglandin khác nhau. 

Tùy vào chỉ định ngừng thai kỳ là gì, tuổi thai là bao nhiêu, có sẹo mổ lấy thai hay bóc nhân xơ tử cung trước đó không… mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc nào của Prostaglandin cho phù hợp.

Khi khởi phát chuyển dạ bằng Prostaglandin, việc theo dõi cơn gò tử cung là bắt buộc. Do đó mẹ cần nhập viện theo dõi để đảm bảo sức khỏe và xử lý kịp thời nếu có tình huống xấu xảy ra.

Oxytocin

Oxytocin là nội tiết tổng hợp, có tác dụng tương tự như oxytocin nội sinh trong cơ thể. Oxytocin được truyền qua đường tĩnh mạch, kích thích tạo ra các cơn co thắt tử cung. Tốc độ truyền oxytocin vào cơ thể sẽ được điều chỉnh sao cho có cơn gò tử cung có hiệu quả gây xóa mờ cổ tử cung.

Ngay khi bắt đầu truyền oxytocin, nhịp tim thai nhi sẽ được theo dõi trong suốt quá trình khởi phát và cả khi đã vào được chuyển dạ bằng Monitor sản khoa hoặc máy Doppler nghe tim thai.

Lưu ý: Với việc áp dụng những phương pháp này, các mẹ có thể gặp một số rủi ro khi bắt đầu chuyển dạ như: thay đổi nhịp tim thai, nhiễm trùng, co bóp tử cung mạnh.

Vì vậy, để hiệu quả, mẹ bầu cần được theo dõi sát sao để đề phòng nguy cơ khởi phát chuyển dạ không hoạt động. Mẹ thông thái nên thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ để đưa ra những quyết định tốt nhất cho bản thân và thai nhi nhé!

4. Trường hợp mẹ cần đến bệnh viện

Trường hợp thai quá ngày dự sinh 3 ngày như thế nào thì cần đến bệnh viện?
Trường hợp thai quá ngày dự sinh 3 ngày như thế nào thì cần đến bệnh viện?

Mẹ cần đến bệnh viện nếu thai quá ngày dự sinh 3 ngày vào tuần 40 đến 42 và xuất hiện các dấu hiệu như: 

  • Thai nhi ít chuyển động: Trong quá trình siêu âm theo dõi, nếu phát hiện thai nhi ít chuyển động, các mẹ cần tham khảo ngay ý kiến từ các bác sĩ để có những biện pháp khắc phục kịp thời. Bởi thai nhi không chuyển động sẽ không giúp kích thích quá trình chuyển dạ của mẹ. Điều này dẫn đến tình trạng sinh muộn hơn ngày dự sinh.
  • Thai không tụt xuống xương chậu: Nếu thai nhi không tụt xuống xương chậu, các mẹ hãy thử ngay những giải pháp vận động nhẹ nhàng, mở rộng xương chậu. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
  • Mẹ bầu không còn thấy khó thở do thai chèn lên phổi: Khó thở là trạng thái thường gặp với các mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ quá ngày sinh mà không còn cảm thấy khó thở thì chắc hẳn đã có điều gì bất thường xảy ra. Hãy sớm đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp nhé! 

5. Cách phòng ngừa vấn đề quá ngày dự sinh mà chưa sinh

Mẹ có thể xem thêm: QUÁ NGÀY DỰ SINH MÀ CHƯA SINH: 4 NGUYÊN NHÂN VÀ 13 CÁCH KHẮC PHỤC

Để phòng ngừa tình trạng thai quá ngày dự sinh 3 ngày mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ tham khảo các cách sau:

5.1. Tính ngày dự sinh bằng nhiều phương pháp khác nhau

Mẹ  tính ngày dự sinh bằng nhiều phương pháp:

  • Dựa vào ngày quan hệ
  • Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt
  • Dựa vào kỳ kinh cuối
  • Dựa vào siêu âm
  • Dựa vào ngày thai nhi cử động
  • Dựa vào bề cao cổ tử cung
  • Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo các phần mềm tính ngày dự sinh như: Trợ lý mẹ bầu; Theo dõi thai kỳ…

Ngày dự sinh không chính xác 100%. Tuy nhiên, việc áp dụng nhiều các tính ngày dự sinh khác nhau sẽ giúp gia tăng tỷ lệ này. Qua đó hạn chế đáng kể tình trạng quá ngày sinh.

Xem thêm: Cách tính ngày dự sinh online chính xác và nhanh nhất

5.2. Khám thai thường xuyên và tuân thủ những khuyến cáo từ bác sĩ chuyên khoa

Càng ở chặng đường cuối của thai kỳ, mẹ càng phải đi khám thai thường xuyên hơn. Từ tháng 7, 8 của thai kỳ mẹ bầu cần đi khám thai mỗi tháng 1 lần. Tháng thứ 9 cứ cách 2 tuần khám thai định kỳ 1 lần và cuối cùng là khám 1 lần nữa trước khi sinh.

Ở các lần khám thai định kỳ cuối cùng này, mẹ bầu sẽ được biết ngôi thai có thuận hay không; Khung xương chậu của mẹ có khả năng cho thai nhi lọt qua không; Độ phát triển của bánh nhau; Lượng nước ối… Từ đó những biến chứng có thể xảy ra trong lúc sinh, từ đó có hướng giải quyết tốt nhất.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tuân thủ đầy đủ những khuyến cáo của bác sĩ để dưỡng thai hiệu quả hơn và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ và bé.

5.3. Áp dụng chế độ tập luyện và nghỉ ngơi khoa học

Hoạt động, làm việc hợp lý sẽ giúp cho mẹ khỏe mạnh và thoải mái về tinh thần
Hoạt động, làm việc hợp lý sẽ giúp cho mẹ khỏe mạnh và thoải mái về tinh thần

Khi mang thai, cơ thể người mẹ thường gặp phải một vài khó chịu nhất định. Vì vậy nghỉ ngơi là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà mẹ luôn phải nằm trên giường hay quanh quẩn trong nhà không dám làm gì. Hoạt động, làm việc hợp lý sẽ giúp cho mẹ khỏe mạnh và thoải mái về tinh thần.

Giữa những buổi làm việc hàng ngày, mẹ cần được nghỉ giải lao để tránh quá sức. Bất kì khi nào cảm thấy có những mệt mỏi khó chịu, hãy dừng công việc lại để nghỉ ngơi, thư giãn.Đặc biệt, với những người mẹ sức khỏe yếu, … thì càng cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là đảm bảo ngủ đủ giấc (7 – 9h) mỗi ngày.

5.4. Bổ sung chế độ dinh dưỡng cân bằng, điều độ để giữ mức ổn định về cân nặng cho cả thai phụ và thai nhi trong suốt thai kỳ

Cân nặng trong suốt thai kỳ có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng của mẹ. Tăng cân trong thai kỳ là điều tất yếu nhưng tăng bao nhiêu là đủ, đảm bảo dinh dưỡng là điều nhiều mẹ băn khoăn. Trong nhiều trường hợp mẹ bầu bị thừa cân có thể dẫn đến các nguy về bệnh như: đái tháo đường thai kỳ, cao huyết áp,… Ngược lại, mẹ bầu thiếu cân có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi như: suy dinh dưỡng, sinh non hoặc thậm chí xảy ra tình trạng thai chết lưu.  

Như vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả bà bầu và thai nhi, mẹ cần áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, khoa học:

  • Bổ sung protein thông qua nhóm tinh bột và ngũ cốc như bánh mỳ, mỳ, cơm, yến mạch, ngũ cốc,…
  • Bổ sung vitamin thông qua các loại hoa quả như bơ, bưởi, cam…
  • Bổ sung canxi, sắt, protein qua các thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng, hải sản..
  • Bổ sung omega3, omega 9, omega 6 qua các loại dầu ăn thực vật để giúp con phát triển trí não
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên tiến hành thăm khám định kỳ để theo dõi cân nặng và sức khỏe thai nhi theo từng tuần tuổi. Qua đó có biện pháp can thiệp và thay đổi dinh dưỡng phù hợp.

Xem thêm: Chuẩn bị cơ thể cho thai kỳ phải làm sao?

Thai quá ngày dự sinh 3 ngày không phải vấn đề quá nghiêm trọng đối nếu mẹ biết cách phòng ngừa và theo dõi thai nhi. Thay vì lo lắng, mẹ hãy thư giãn và duy trì trạng thái tốt nhất để sẵn sàng chào đón bé yêu! Mẹ hãy luôn theo dõi sát sao Góc của mẹ để cập nhật những thông tin hữu ích cho mẹ và bé nha!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thai quá ngày dự sinh 3 ngày – Cách xử trí của mẹ thông thái”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Công cụ tính ngày dự sinh Online: 9 Công Cụ Mẹ Cần Biết
Công cụ tính ngày dự sinh Online: 9 Công Cụ Mẹ Cần Biết
Công cụ tính ngày dự sinh Online là tính năng mẹ bầu mong muốn được trải nghiệm để chủ động hơn trong việc đón bé yêu chào đời. Góc của mẹ liệt kê 9 công cụ có tỷ lệ chính xác cao nhất, nhận được nhiều đánh giá của mẹ bỉm cho mẹ tham khảo […]
Tính ngày dự sinh theo ngày rụng trứng: Liệu Mẹ Đã Biết?
Tính ngày dự sinh theo ngày rụng trứng: Liệu Mẹ Đã Biết?
9 tháng 10 ngày mang thai là quãng thời gian vô cùng hạnh phúc của mẹ. Mẹ hồi hộp, mong chờ và quan tâm đến ngày dự sinh để được gặp con yêu. Cùng Góc của mẹ tìm hiểu cách dễ dàng tính ngày dự sinh theo ngày rụng trứng. 1. Tính ngày dự sinh […]
Cách tính ngày dự sinh khi kinh nguyệt không đều: Không Khó!
Cách tính ngày dự sinh khi kinh nguyệt không đều: Không Khó!
Những mẹ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì việc xác định được ngày rụng trứng và ngày thụ thai là rất khó khăn. Để tính ngày dự sinh khi kinh nguyệt không đều thật chính xác thì mẹ hãy xem bài viết Góc của mẹ chia sẻ dưới đây nhé. Dưới đây là […]
Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: 7 Cách Tính Chính Xác Nhất
Tính tuổi thai theo ngày dự sinh: 7 Cách Tính Chính Xác Nhất
Thông thường, cách tính tuổi thai dựa vào kết quả khám thai của bác sĩ. Tuy nhiên, mẹ vẫn tính được chính xác đến 99% ngay tại nhà bằng cách tính tuổi thai theo ngày dự sinh. Cách làm như thế nào? Có lưu ý gì không? Mẹ đọc bài viết dưới đây nhé 1. […]
Giỏ hàng 0