Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Mang song thai và những điều mẹ bầu cần biết

Mang song thai thời gian gần đây không còn là điều quá xa lạ đối với mẹ bầu. Khi mang song thai, niềm hạnh phúc của bà bầu dường như được nhân đôi. Tuy nhiên điều này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro hơn cho bà bầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

1. Vì sao bà bầu mang song thai?

Vì sao bà bầu mang song thai?
Vì sao bà bầu mang song thai?

Vào độ tuổi 30 hay gần 30 những lúc này là thời gian bà bầu dễ mang song thai nhất. Lúc này ở các kì kinh nguyệt bà bầu thường sẽ rụng hơn một trứng. Do đó tinh trùng sẽ bơi vào hai trứng tạo ra song thai. 

Bà bầu còn có thể mang song thai khi thực hiện thụ tinh ống hay sử dụng các loại thuốc kích thích rụng trứng. Khi thụ tinh trong ống nghiệm, các bác sĩ sẽ đưa tinh trùng vào trứng. Sau đó sẽ đặt phôi đã được thụ tinh vào tử cung của mẹ. Các bà bầu sẽ mang song thai khi đặt hơn một phôi. Đối với sử dụng các loại thuốc hỗ trợ mang thai sẽ kích thích mẹ rụng trứng. Trong đó có khả năng cơ thể mẹ rụng hơn một trứng dẫn tới mang song thai

2. Song thai khác trứng và song thai cùng trứng

Song thai khác trứng và song thai cùng trứng
Song thai khác trứng và song thai cùng trứng

2.1. Song thai khác trứng

Khi một trứng được một tinh trùng “xông pha” vào thì hiện tượng thụ tinh xảy ra. Nhưng có đôi khi “lâu đài” tử cung của mẹ bầu cùng lúc lại cho ra hai “nàng” trứng. Khi đó sẽ có hai “chiến binh” tinh trùng thụ tinh vào hai trứng. Điều này dẫn đến việc mẹ bầu mang song thai khác trứng. 

Các bé sẽ giống như các đứa trẻ được sinh ra ở các thời điểm khác nhau. Khi mang song thai khác trứng thì em bé sẽ có thể là một cặp nam, một cặp nữ hoặc một cặp nam nữ. 

2.2. Song thai cùng trứng

Khi mang thai đôi cùng trứng là khi có đến hai tinh trùng cùng thụ tinh vào một trứng. Sau đó trứng sau khi được thụ tinh sẽ tách làm hai phôi tạo thành hai em bé. Các em bé khi được mang song thai cùng trứng sẽ giống nhau về giới tính, hình dáng và nhóm máu.

3. Làm sao để nhận biết song thai

Làm sao để nhận biết song thai
Làm sao để nhận biết song thai

Khi mang song thai, bụng bà bầu sẽ to hơn bình thường do chứa sức nặng của cả hai em bé. Lúc này việc suy giãn tĩnh mạch của mẹ bầu cũng nặng nề hơn khi mang đơn thai. Cùng lúc đó mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu thai nghén sớm hơn bình thường do nồng độ HCG trong máu tăng cao. 

Ngoài các cách nhận biết trên ra, mẹ bầu còn có thể biết được mình mang song thai khi siêu âm từ tuần thai thứ 10 đến tuần thai thứ 13.

4. Các vấn đề mà mẹ bầu có thể mắc phải khi mang song thai

Khi mang thai đôi mẹ bầu sẽ phải chú ý gấp đôi về tình hình sức khỏe của chính mình.

4.1. Sinh non

Khi mang đa thai mẹ bầu sẽ có các nguy cơ sinh non cao gấp đôi mang đơn thai. Hơn thế nữa nếu không kịp thời can thiệp khi mẹ bầu sinh non, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe mẹ và trẻ.

4.2. Tiểu đường

Tiểu đường
Tiểu đường

Mang thai đôi mẹ bầu sẽ khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu mình. Do vậy kể cả những mẹ bầu không có tiền sử tiểu đường, khi có song thai vẫn có thể dẫn đến đái tháo đường thai kỳ. Tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ chiếm khoảng 10% trong số các bà bầu mang đa thai. Đây là con số cao gấp hai lần các mẹ bầu mang thai một bé.Tuy nhiên mẹ bầu cũng có thể được điều trị bằng chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh.

4.3. Tiền sản giật

Trong giai đoạn mang thai, bà bầu sẽ dễ tăng huyết áp và hàm lượng protein trong máu tăng cao. Đây là một trong những triệu chứng của tiền sản giật. Tiền sản giật nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm độc máu, động kinh. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ và bé.

4.4. Ốm nghén trầm trọng

Mẹ bầu lúc mang thai đôi sẽ ốm nghén trầm trọng hơn người khác rất nhiều. Điều này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của mẹ bầu. Mẹ bầu sẽ liên tục cảm thấy buồn nôn và choáng váng. Do đó những mẹ bầu mang song thai khi gặp tình trạng ốm nghén nặng nề cần được nhập viện và theo dõi. 

5. Lời khuyên dành cho bà bầu mang đa thai

Cùng xem bà bầu cần làm gì để bảo vệ mẹ và bé được tốt nhất nhé!

Lời khuyên dành cho bà bầu mang đa thai
Lời khuyên dành cho bà bầu mang đa thai

5.1. Thường xuyên khám thai

Khi mang đa thai nghĩa là mẹ bầu sẽ gặp phải nhiều thử thách hơn người khác. Điều này đồng nghĩa mẹ bầu phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe hơn. Do đó mẹ bầu cần thăm khám thai đầy đủ để theo dõi tình trạng sức khỏe của các con. Nhất là vào ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần phải được theo sát để đảm bảo đối phó kịp thời với các rủi ro.

>> Tham khảo: 17 địa chỉ khám thai uy tín tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho mẹ

5.2. Ăn uống lành mạnh và điều độ

Ở các tuần thai đầu tiên và những tuần thai cuối cùng, mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng ốm nghén dữ dội. Mẹ bầu cần phải ăn uống hợp lý và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để duy trì thể lực khi mang thai. Mẹ bầu nên nạp thêm 600 calories vào các bữa ăn hằng ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cho song thai.

5.3. Uống đủ nước

Uống đủ nước
Uống đủ nước

Uống đủ nước là một điều mà mẹ bầu sẽ luôn luôn được khuyên làm. Tuy nhiên những lời khuyên này không hề thừa đâu nhé! Uống đủ nước hằng ngày sẽ giúp cho lưu lượng máu trong cơ thể lưu thông dễ dàng hơn. Do đó con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đến cho bé yêu cũng đều đặn và nhanh chóng.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi tặng đến cho mẹ bầu. Mang thai là một hành trình gian khổ và điều đó còn nhân lên gấp bội khi mẹ bầu mang song thai. Do đó mong mẹ bầu có thể bảo vệ cho con và cơ thể mình được khỏe mạnh nhất!

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mang song thai và những điều mẹ bầu cần biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Mách mẹ top những loại rau bà bầu không nên ăn để có thai kỳ khỏe mạnh
Mách mẹ top những loại rau bà bầu không nên ăn để có thai kỳ khỏe mạnh
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh đúng không nào. Rau xanh là nguồn thực phẩm giàu chất xơ. Tuy nhiên không phải loại rau nào cũng phù hợp với cơ thể mẹ bầu. Vậy đâu là những loại rau bà bầu không nên ăn? Mẹ […]
Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Bầu ăn lươn được không? Lợi ích của thịt lươn tới sức khỏe mẹ bầu
Trong hành trình mang thai, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Mẹ luôn băn khoăn không biết nên ăn gì để cung cấp nguồn dưỡng chất tốt nhất cho bé yêu. Trong đó, chắc hẳn đã có lần mẹ thắc mắc bầu ăn lươn […]
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Giải pháp cho mẹ “nghiền” cua
Bún riêu là một món ăn quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Thành phần chính của món ăn này là cua với hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bún riêu được không? Mẹ hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây của Góc của mẹ để biết […]
Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của quả bơ
Bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của quả bơ
Bơ là một loại quả quen thuộc và rất giàu chất dinh dưỡng, là loại trái cây yêu thích của rất nhiều người. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn bơ được không? Sử dụng quả bơ như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Góc của mẹ đi tìm lời giải cho […]
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Những lợi ích và lưu ý!
Mía có thể chế biến thành thức uống ngon miệng và cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn mía được không? Bởi cây mía có chứa hàm lượng đường khá cao. Vậy hãy cùng Góc của mẹ khám phá những […]
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Lợi ích bất ngờ từ quả cherry
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây vào chế độ ăn. Cherry là một trái cây thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn cherry được không? Đọc ngay bài chia sẻ dưới đây của […]
Giỏ hàng 0