Bước vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên cẩn thận từng chút một, nhất là chế độ dinh dưỡng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con. Mẹ dạo quanh các diễn đạt và trang web thấy mọi người bàn luận xôn xao về chủ đề thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên muốn tìm hiểu kỹ và xây dựng thực đơn chuẩn khoa học. Góc của mẹ gợi ý thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối ngay sau đây, mẹ lưu lại nhé!
Mục lục
1. 4 nhóm thực phẩm bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn
Nguyên tắc không đổi khi mẹ bầu 3 tháng cuối, luôn cần, cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm các nhóm thực phẩm giàu đạm và các rau củ, hạt và trái cây ít ngọt trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, mẹ bầu có chỉ số đường huyết cao cần tập trung vào 4 nhóm thực phẩm sau:
1.1. Nhóm rau củ
Mẹ bầu tiểu đường thường “làm bạn” với táo bón trong suốt thai kỳ, nhất là trong tam cá nguyệt thứ ba. Lúc này, cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều hormone progesterone làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của, thức ăn di chuyển chậm hơn. Tình trạng này kéo dài khiến mẹ mệt mỏi, mất nước, thường xuất hiện các triệu đầy hơi, bụng ì ạch, khó chịu lắm ạ.
Lúc này, mẹ bầu tiểu đường nên bổ sung nhiều loại rau xanh, các loại củ để có thêm nhiều chất xơ và vitamin như vitamin A, K, B, C, sắt, canxi và kali giúp thai kỳ khỏe mạnh hơn.
Đặc biệt, nhờ chứa hàm lượng lớn các chất xơ nên rau củ rất có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối bổ sung thêm chất xơ giúp giữ ổn định hoặc giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa các biến chứng đường huyết tăng cao như tiền sản giật, sản giật nguy hiểm.
Nhóm rau củ tươi như rau cải xoăn, cải xoong, cải thảo, cải chíp, rau muống, rau dền, rau mồng tơi, cà chua, dưa leo, bí xanh, quả su su, củ dền, củ su hào, cà rốt, đỗ đậu ….đều rất tốt cho mẹ bầu. Ngoài ra, các loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, măng tây hay bông cải xanh… có chứa nhiều axit folic, vitamin B6 hỗ trợ con yêu phát triển trí não.
Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ ưu tiên chọn mua rau củ sạch ở những địa chỉ bán hàng uy tín, thường là các siêu thị lớn như Go, CoopMart, WinMart… Mẹ cũng có thể mua rau ở những cửa hàng nông sản sạch, đảm bảo rau củ có xuất xứ rõ ràng, được kiểm định an toàn đầy đủ để yên tâm hơn.
Để hiểu rõ ràng, chi tiết hơn về công dụng của nhóm rau củ cực bổ dưỡng, mẹ xem ngay nội dung bài viết Các loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng cuối nhé.
1.2. Các loại hạt
Mẹ bầu 3 tháng cuối có chỉ số đường huyết cao hơn bình thường, lượng dinh dưỡng truyền cho thai nhi nhiều khiến em bé phát triển quá nhanh, kích thước và cân nặng đều khá lớn (em bé khi chào đời thường nặng hơn 4kg). Bởi vậy mẹ bầu tiểu đường lúc nào cũng cảm thấy uể oải, bụng lớn hơn, việc đi lại khó khăn, chế độ ăn uống kiêng khem không đủ chất vì lo lượng đường tăng cao gây ảnh hưởng đến bé cưng. Tuy nhiên, mẹ nên chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh tốt hơn là “cân đo đong đếm” kiêng món này món kia quá nhiều đó ạ!
Mỗi khi thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, mẹ nên nạp ngay những thực phẩm giàu dinh dưỡng để em bé khỏe mạnh, mẹ yên tâm hơn. Trong vô vàn những loại thực phẩm ngoài kia, mẹ bầu tiểu đường không nên bỏ qua các loại hạt nhé.
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, macca, hạt thông, hạt điều, đậu phộng, đậu nành và hạt phỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu. Trong các loại hạt chứa nhiều axit béo không bão hòa đa và các chất dinh dưỡng lành mạnh khác (chất xơ, vitamin E, sterol thực vật và L-arginine) giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm tăng huyết áp, giúp ổn định đường huyết, hạn chế và cải thiện tiểu đường thai kỳ hiệu quả.
Đặc biệt, các loại hạt rất giàu axit folic và axit béo, chẳng hạn như axit béo omega-3 và omega-6, rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi đó mẹ.
Muốn hạt ngon, thơm và nhiều dưỡng chất nhất thì việc chọn đúng loại để mua là rất cần thiết đó ạ. Góc của mẹ mách mẹ mẹo cực xịn sò để chọn mua hạt mới, thơm phức, giàu dinh dưỡng ngay đây.
- Các loại hạt có mùi thơm nhẹ, dễ chịu, không ngái
- Hầu hết các loại hạt đều có màu trắng, vàng tự nhiên, hạt thon đều, không bị nứt, vỡ, bám bụi đất
- Mẹ ưu tiên mua các loại hạt ở siêu thị lớn, cửa hàng nông sản và chọn mua của các thương hiệu uy tín như Markal, Davert,…
1.3. Nhóm thực phẩm giàu đạm
Bước vào giai đoạn 3 tháng cuối, mẹ bầu có chỉ số đường huyết cao thường xuyên bị hụt hơi, cơ thể nặng nhọc do thai nhi lớn hơn, mẹ đi lại hay làm gì cũng đều khó khăn. Mặc dù đây là tín hiệu mẹ sắp được ôm ấp bé cưng nhưng tình trạng này cứ kéo dài khiến mẹ lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, lo âu, chẳng làm được gì cả.
Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối cân nhắc bổ sung nhóm thực phẩm giàu đạm để cung cấp thêm dinh dưỡng và năng lượng, giúp mẹ ổn định sức khỏe, hạn chế mệt mỏi, thiếu chất. Gợi ý một số thực phẩm giàu đạm tốt cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối như:
1- Trứng
Đây là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít calo và có chỉ số đường huyết rất thấp, phù hợp với chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu tiểu đường, hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả. Không chỉ giàu protein, lòng đỏ trứng còn chứa nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe, vitamin A, D, E, K và chất chống oxy hóa như lutein…
Trứng cũng là nguồn giàu vitamin B-12 và các khoáng chất như sắt, đồng và kẽm.Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho hoạt động sống và sự phát triển của thai nhi. Do vậy mỗi ngày mẹ ăn 1 quả trứng gà rất có lợi cho sức khỏe đó ạ.
2 – Cá
Cá là một nguồn cung cấp protein, sắt và kẽm – những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Các axit béo omega-3 trong nhiều loại cá như cá hồi, cá ngừ Albacore, cá thu, cá trích và cá mòi hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển trí não của bé. Mẹ bầu tiểu đường 3 cuối thường thiếu hụt vitamin D, vì vậy ăn cá là một cách tốt để bổ sung lượng vitamin D trong chế độ ăn, giúp cơ thể đầy đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh hơn.
3 – Thịt nạc heo
Mẹ bầu tiểu đường chọn ăn thịt nạc heo giúp tránh được chất béo xấu, chất béo bão hòa và chuyển hóa (thường có phần thịt khác, lẫn mỡ) giúp ngăn ngừa tăng cholesterol và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, hàm lượng glycine cao trong thịt nạc heo giúp cơ thể tổng hợp collagen, tốt cho da, tóc, xương khớp khỏe mạnh.
4 – Thịt bò
Đây là loại thịt đỏ có chứa hàm lượng sắt cao, giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Cũng như thịt nạc heo, thịt bò cung cấp nguồn đạm dồi dào và hạn chế chất béo xấu, mẹ bầu tiểu đường yên tâm bổ sung thịt bò vào thực của của mình nhé. Ngoài ra, thịt còn rất giàu vitamin B2, B12 giúp bổ sung dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ hoạt động của tế bào cơ thể đó mẹ.
Mách nhỏ cho mẹ: để đảm bảo chế biến món ăn ngon miệng và an toàn, mẹ phải thật kỹ trong khâu chọn nguyên liệu đấy ạ. Nên chọn phần thịt nạc, thịt bò thăn, có màu đỏ hồng tươi, khi chạm vào thấy dính nhẹ, có độ đàn hồi tốt và không có mùi lạ. Chọn cá cũng vậy, chọn những con cá tươi rói, không mềm, da cá sáng bóng, không ươn xanh hay nhiều rớt. Đối với trứng, mẹ ưu tiên chọn mua trứng gà tươi, quả tròn đều, trứng mới và chuẩn trứng sạch Organic mẹ nhé.
1.4. Nhóm trái cây ít ngọt
Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, ngày nào mẹ bầu tiểu đường cũng lo lắng không biết bé cưng có sinh đủ ngày đủ tháng, con có khỏe mạnh và phát triển tốt hay không, tinh thần mẹ vì thế cũng bồn chồn, bất an và stress hơn.
Gợi ý cho mẹ một nhóm thực phẩm siêu tốt cho mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối, rất lành, mát, nhiều vitamin, khoáng chất và hàm lượng đường thấp – đó chính là trái cây ít ngọt. Trong trái cây tươi thường chứa nhiều vitamin C, hàm lượng chất xơ dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cải thiện táo bón, nóng trong người, không những giúp đẹp da, giữ dáng cho mẹ bầu mà còn giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng lo âu đó ạ.
Thường các loại quả mọng được xếp vào nhóm trái ít ngọt, lượng đường không cao, có hương vị tươi mát, thơm ngon và dinh dưỡng. Do trái cây ít ngọt có lượng calo và đường huyết tương đối thấp nên không gây ra tác động lớn đối với mẹ bầu tiểu đường, mẹ yên tâm nha.
Gợi ý một số loại quả thuộc nhóm trái cây ít ngọt, mẹ bầu tiểu đường ăn được, vừa ngon vừa lành như cam, quýt, mận, bưởi, táo, lê, ổi, quả đào, kiwi, dâu tây…
Mách nhỏ cho mẹ: Khi chọn mua trái cây, mẹ quan sát thấy có lớp vỏ mịn, màu sáng bóng, không bị dập hay có nhiều vết xước, quả còn nguyên cuống, nắn nhẹ thấy chín tới, mềm những không bị nhũn là trái cây tươi.
2. 4 “nguyên tắc vàng” khi xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Để xây dựng thực đơn cho bà bầu đúng cách, mang đến hiệu quả cao, mẹ đừng bỏ qua 4 nguyên tắc “vàng”: chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, hạn chế chất béo bão hòa, tăng cường chất xơ, tin dùng thực phẩm uy tín, có xuất xứ rõ ràng và bổ sung đa dạng thực phẩm khác. Góc của mẹ sẽ giải đáp chi tiết ngay dưới đây:
1 – Chia nhỏ bữa ăn hằng ngày
Mặc dù mẹ bầu có chỉ số đường huyết cao chọn đúng nhóm thực phẩm dinh dưỡng và phù hợp, tuy nhiên nếu mẹ ăn với lượng quá nhiều trong 1 bữa thì lượng đường trong máu vẫn có nguy cơ tăng cao do chưa kịp chuyển hóa hết. Từ đó dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ như sức khỏe tim mạch, tiền sản giật, sản giật…
Do vậy, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, hạn chế làm chỉ số đường huyết tăng bất thường và đột ngột. Mẹ nên duy trì 3 bữa ăn chính ( sáng, trưa, tối) và kết hợp thêm từ 2 – 3 bữa phụ mỗi ngày, tuyệt đối không bỏ bữa.
Để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng trọn vẹn và quá trình chuyển hóa đường huyết trong máu diễn ra trơn tru hơn, tốt nhất mẹ nên chia thời gian ăn phù hợp và cách đều, bữa chính và bữa phụ nên cách nhau 2 tiếng.
2 – Mẹ hạn chế chất béo bão hòa, tăng cường chất xơ
Chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol “xấu” và gây nguy cơ mắc tim mạch cao hơn, nhất là với mẹ bầu tiểu đường. Vì thế, đối với nhóm thực phẩm có chất béo bão hòa như mỡ, da động vật, gia cầm, bơ thực vật, phô mai, các món chiên dầu, nướng, mẹ nên cắt giảm càng nhiều càng tốt.
Ngược lại, mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn nhiều rau xanh và các loại hạt giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể. Cụ thể, trong khẩu phần mỗi bữa ăn, mẹ bầu nên chọn 1 – 2 loại rau xanh ( khoảng 150 – 200g) và thay thế ăn vặt, ăn bữa phụ với các loại hạt dinh dưỡng. Bởi, chất xơ giúp tăng cường chuyển hóa và trao đổi chất, thúc đẩy lượng đường chuyển hóa tốt, mẹ bầu chẳng lo tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột.
3 – Bổ sung đa dạng thực phẩm
Như Góc của mẹ đã chia sẻ, rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ giúp mẹ tiêu hóa dễ dàng hơn, giữ dáng đẹp da, thanh lọc cơ thể… Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ ăn rau xanh mà “bỏ quên” các nhóm thực phẩm khác sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, không tốt cho sức khỏe chút nào.
Do vậy, mẹ bầu nên bổ sung đa dạng thực phẩm, xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng bằng cách bổ sung thêm protein tốt từ cá, thịt thăn bò, thịt nạc, cá, hải sản hay ăn thêm thực phẩm có nhiều vitamin, khoáng chất như củ quả, các loại hạt dinh dưỡng…Đồng thời, mẹ nên chế biến và kết hợp các nguyên liệu để đổi vị giúp mẹ ăn ngon, bé khỏe mạnh hơn.
4 – Mẹ tin dùng thực phẩm uy tín, có xuất xứ rõ ràng
Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé, mẹ nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm được chứng nhận chuẩn Organic hoặc VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam) để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Bên cạnh đó, nên chọn mua thực phẩm tại những địa chỉ bán hàng uy tín và có xuất xứ rõ ràng, thường là các siêu thị lớn như Go, CoopMart, WinMart hoặc các cửa hàng chuyên bán thực phẩm, nông sản sạch, có kiểm định và chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đầy đủ.
3. Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường theo các buổi trong ngày
Để cân bằng dinh dưỡng và thay đổi khẩu vị, mẹ cần lựa chọn đa dạng thực phẩm và linh hoạt thay đổi cách chế biến để vừa ăn ngon lại khỏe mạnh. Tham khảo ngay thực đơn cho bà bầu tiểu đường theo các buổi trong ngày ngon tuyệt dưới đây mẹ ơi.
3.1. Thực đơn buổi sáng cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Trong suốt thời gian mang thai, không riêng gì 3 tháng cuối, mẹ bầu cần chú ý ăn sáng đầy đủ, đúng giờ và đủ chất nha. Đây là bữa ăn đầu tiên trong ngày, bổ sung năng lượng sau một giấc ngủ dài, thời điểm này cơ thể mẹ cũng hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Mẹ ăn sáng ngon miệng, đủ chất không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp tinh thần phấn chấn hơn, sẵn sàng cho một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Đối với mẹ bầu tiểu đường, ngoài ăn đúng giờ và đủ chất, mẹ cần lưu ý xây dựng thực đơn hạn chế tinh bột và thực phẩm có chứa nhiều đường. Gợi ý thực đơn bữa sáng các ngày trong tuần cho mẹ bầu tiểu đường nè:
3.2. Thực đơn bữa trưa cho mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Bữa trưa mẹ ăn đa dạng thực phẩm và kết hợp nhiều nhóm chất hơn, giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé yêu. Riêng với mẹ bầu tiểu đường, bữa ăn trưa cần đủ chất, bao gồm đạm, chất xơ và hạn chế hàm lượng chất béo (nhất là chất béo bão hòa). Tốt nhất, hàm lượng chất béo chỉ nên dừng ở mức dưới 30% tổng calo của toàn bộ bữa ăn. Ngoài ra, mẹ nên tự nấu và chế biến để đảm bảo vệ sinh, kiểm soát được hàm lượng dinh dưỡng và không nên ăn thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
3.3. Thực đơn buổi phụ cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Không chỉ cần “khắt khe” với thực đơn 3 bữa chính, mẹ bầu tiểu đường cần cẩn trọng với tất cả thực phẩm dung nạp vào cơ thể. Theo đó mẹ bầu ăn bữa phụ, nhất là ăn vặt cần “gạch bỏ” hết những món ăn chiên rán, quá dầu mỡ hay có lượng đường cao như bánh ngọt, bánh quy, bánh chiên rán, sữa có đường, phô mai ngọt…
Thay vào đó, mẹ nên ăn vặt, ăn bữa phụ nhẹ nhàng với các loại thực phẩm ít ngọt, không chứa nhiều tinh bột và giàu dinh dưỡng như sữa chua, các loại hạt, salad…
3.4. Thực đơn bữa tối cho mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Sau bữa tối là thời gian nghỉ ngơi, mẹ thường nằm nhiều hoặc dành thời gian thư giãn, ít vận động nên nên chú ý điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp, tránh làm tăng đường huyết vào đêm. Cụ thể, bữa tối mẹ cần ăn ít hơn bữa sáng và bữa trưa, ưu tiên bổ sung chất xơ, vitamin và protein vừa đủ.
Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ, đa dạng các nhóm chất và tuyệt đối không bỏ bữa. Chẳng hạn, thay vì ăn cơm gạo trắng, mẹ có thể ăn gạo lứt để cắt giảm calo, giảm bớt lượng thịt trong khẩu phần ăn, hạn chế ăn món chiên rán và ăn nhiều rau xanh , củ quả hơn.
4. Hướng dẫn mẹ nấu 5 món đánh bay chứng tiểu đường thai kỳ
Dưới đây, Góc của mẹ giới thiệu đến mẹ bầu 5 công thức nấu món ăn ngon, vô cùng bổ dưỡng và hấp dẫn, giúp “đánh bay” chứng tiểu đường thai kỳ hiệu quả. Mẹ lưu lại ngay!
4.1. Thịt nạc heo xào cần tây
Công thức thịt nạc heo xào cần tây giòn ngọt, mang đến hương vị thơm ngon, lạ miệng cho mẹ bầu. Thịt nạc heo là nguồn cung cấp protein chất lượng, ít chất béo bão hòa nên rất an toàn cho bà bầu tiểu đường, ổn định cân nặng hiệu quả.
Trong khi đó, cần tây rất giàu chất xơ cùng vitamin C giúp lợi tiểu, nhuận tràng, điều hòa đường huyết, rất có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt nạc heo: 100g
- Rau cần tươi: 250g
- Hành tím: 1 củ nhỏ
- Cà chua bi: 50g
- Gia vị: 2 thìa dầu ăn, 1 thìa nước mắm ngon, 1/2 thìa bột canh, 1/2 thìa bột ngọt.
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
- Bước 1: Thịt nạc heo mua về mẹ rửa sạch, sau đó thấm thật khô và thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Mẹ chú ý thái ngang thớ thịt và mỏng, lúc xào thịt sẽ mềm, thấm đều gia vị và ngon hơn.
- Bước 2: Rau cần mẹ cắt bỏ phần gốc và rễ, nhặt bỏ lá hỏng, úa vàng rồi đem rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn, khoảng 4 – 5cm.
- Bước 3: Hành tím mẹ lột bỏ lớp vỏ lụa mỏng, băm nhỏ. Với cà chua bi mẹ cũng rửa sạch, thấm khô, sau đó cắt đôi theo chiều dọc hay ngang đều được, tùy sở thích mẹ nhé.
- Bước 4: Đến khâu chế biến rồi đây ạ, mẹ chuẩn bị sẵn một chiếc chảo lớn, cho vào chảo 2 thìa dầu ăn, chờ dầu nóng, mẹ cho hành tím băm vào phi đến khi dậy mùi thơm, hơi vàng là được. Lúc này, mẹ cho toàn bộ phần thịt nạc heo vào, đảo đều tay với lửa lớn khoảng 4 – 5 phút cho đến khi săn lại là được. Tiếp theo, mẹ cho rau cần vào xào cùng, vì rau cần rất nhanh chín, mẹ chú ý xào khoảng 3 phút thôi, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp. Cuối cùng, mẹ cho món ăn ra đĩa và thưởng thức ngay để cảm nhận vị ngọt mềm của thịt, giòn tan và thơm nức của cần tươi nhé.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mách nhỏ mẹ cách chọn thịt nạc ngon, chuẩn Organic ngay đây ạ. Miếng thịt nạc, không lẫn mỡ, thịt tươi có màu hồng, khi chạm vào thấy thịt có độ dính dẻo, đàn hồi tự nhiên.
Bí kíp để xào rau cần khi ăn vẫn giữ nguyên độ giòn ngọt, không bị dai hoặc mềm cho mẹ đây: Rau cần tươi sau khi đã được sơ chế, mẹ đem ngâm cùng đá lạnh khoảng 10 phút giúp rau giữ nguyên độ xanh, giòn, khi ăn sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
4.2. Canh hẹ tôm khô
Tôm là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, cung cấp hàm lượng protein dồi dào, nhiều vitamin B2 và vitamin D cùng sắt, canxi và đặc biệt không chứa chất béo bão hòa. Vì thế đây là một loại thực phẩm rất tốt và nên có mặt trong thực đơn cho mẹ bầu tiểu đường.
Hẹ thì rất tốt cho mẹ bầu rồi, nhiều chất xơ, nhiều sắt, vitamin C, B6, canxi và cả magiê, giúp bổ sung nhiều dưỡng chất lại ít calo, mẹ ăn ngon miệng mà nhẹ bụng.
Mẹ thử trổ tài vào bếp nấu món ngon cùng tôm khô và hẹ tươi ngay!
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- Tôm khô: 50g
- Hẹ tươi: 300g
- Hành tím: 1 củ nhỏ
- Nước lọc: 600 ml
- Gia vị: 1 thìa nước mắm ngon, 1/2 thìa bột canh, 1/2 thìa bột ngọt và 1 thìa dầu ăn.
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
- Bước 1: Tôm khô mua về mẹ rửa sạch, ngâm nở với nước ấm khoảng 15 phút. Tiếp theo mẹ giặt sạn nhỏ, chỉ đen còn sót lại của tôm, rửa sạch lại với nước một lần nữa, thấm thật khô. Cho toàn bộ tôm đã sơ chế vào một chiếc cối nhỏ, giã cho thịt tôm nhuyễn và tơi ra là được.
- Bước 2: Rau hẹ mẹ chọn mua lá bánh tẻ, không quá non hay quá già, tiến hành nhặt sạch, bỏ rễ, gốc và những lá bị úa hỏng, đem rửa sạch, cắt nhỏ thành từng khúc vừa ăn, khoảng 4 – 5cm. Hành tím mẹ lột lớp vỏ lụa, băm nhỏ.
- Bước 3: Tiếp đến mẹ bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, chờ dầu nóng già thì thêm hành tím băm vào phi, đảo đều tay cho đến khi hành chuyển sang màu vàng, dạy mùi thơm là được. Lúc này mẹ nhanh tay cho tôm khô vào xào sơ cho tín tới, thịt tôm chuyển màu đỏ, bông tơi lên.
- Bước 4: Mẹ thêm vào nồi khoảng 600ml nước và đun với lửa lớn, lưu ý quá trình nấu canh mẹ không cần đậy vung nồi, nước sôi lớn dễ bị trào ra ngoài. Khi canh bắt đầu sôi, mẹ cho hẹ đã sơ chế vào nấu khoảng 2 phút, nêm thêm gia vị rồi tắt bếp luôn. Lá hẹ mỏng và nhỏ nên rất dễ chín, mẹ nấu chín tới để hẹ giữ nguyên màu xanh đẹp mắt, không bị dai hay quá nhũn, nát, mất ngon.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Để món canh hẹ tôm khô tròn vị, mẹ nhớ lưu lại ngay bí kíp chọn tôm khô ngon ngọt, không bị mùi, cũ hỏng nè.
Những chú tôm khô ngon thường có phần thịt se lại trong veo, có màu đỏ hồng tự nhiên, kích cỡ đồng đều, không có vết mốc trắng, mốc xanh hoặc các đốm đen bất thường. Đặc biệt, khi cầm mẹ thấy thịt tôm có độ chắc tay, không mềm nhũn hay có mùi lạ.
4.3. Canh cải nấu thịt bằm
Rau cải chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là hàm lượng chất xơ cao, giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa, hạn chế tăng lượng đường huyết bất thường trong máu. Món canh cải nấu thịt bằm có vị ngọt tự nhiên, thanh mát, rất dễ ăn và đưa cơm. Mẹ lưu lại cách chế biến ngay nhé!
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- Rau cải ngọt: 300g
- Thịt nạc: 100g
- Hành tím băm: 1 thìa
- Nước lọc: 500ml
- Gia vị: 1 thìa nước mắm ngon, 1/2 thìa bột canh, 1/2 thìa bột ngọt và 1 thìa dầu ăn.
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
- Bước 1: Mẹ chọn mua cải ngọt, mua về cắt bỏ phần gốc và rễ, nhặt bỏ lá bị hỏng, úa vàng rồi đem rửa sạch, để ráo và cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn, khoảng 2 – 3cm.
- Bước 2: Thịt nạc heo mẹ rửa thật sạch, để khô, sau đó băm nhỏ. Mẹ nhớ lọc bỏ hết da và mỡ trước khi băm để nước canh trong, không ngấy mỡ nhé.
- Bước 3: Mẹ bắc nồi lên bếp, thêm dầu ăn vào, chờ dầu sôi thì cho thêm hành tím vào phi cho vàng, đến khi dậy mùi thơm. Tiếp tục, mẹ cho phần thịt băm vào đảo đều tay, khi thịt bắt đầu săn lại thì nêm nước mắm cho đậm đà, cho thêm 500ml nước vào. Khi canh sôi, mẹ cho rau cải vào nấu khoảng 3 – 5 phút, nêm bột canh, bột ngọt cho vừa ăn và tắt bếp. Vậy là hoàn thành rồi!
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mẹo nhỏ giúp khử mùi hôi của thịt heo, mẹ chuẩn bị 1,2 thìa giấm trắng hoặc nước cốt chanh rồi trộn với muối hạt, sau đó xoa lên bề mặt miếng thịt khoảng 3 – 5 phút, cuối cùng rửa sạch lại với nước. Cách khử mùi hôi này cực dễ làm nhưng hiệu quả lắm đó ạ.
4.4. Cháo đậu đỏ
Đậu đỏ có thực phẩm rất giàu chất xơ, chúng làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp giữ lượng đường trong máu ổn định lâu hơn. Đặc biệt, đậu đỏ còn có protein chất lượng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất như folate, sắt, kali, magie, canxi và không có chất béo bão hòa, muối hay cholesterol.
Do đó, mẹ bầu tiểu đường 3 tháng cuối ăn cháo đậu đỏ vừa bổ vừa mát, ngon miệng lại giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- Đậu đỏ: 150g
- Gạo tẻ: 1/2 bát con
- Gia vị: 1 thìa bột canh, 1/2 thìa bột ngọt
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
- Bước 1: Gạo tẻ mẹ vo sạch, ngâm với nước mát khoảng 30 phút trước khi nấu giúp hạt gạo nở căng, khi nấu sẽ sánh mịn hơn.
- Bước 2: Đậu đỏ mẹ nhặt bỏ hạt bị mốc, lép hỏng và rửa thật sạch. Sau đó mẹ cho đậu và 700ml nước vào nồi, thêm một nhúm muối nhỏ rồi đặt lên bếp, điều chỉnh mức lửa vừa và ninh cho đến khi đậu chín mềm. Mách nhỏ cho mẹ cách ninh đậu đỏ nhanh chín, mềm bở và thơm nè, mẹ chỉ cần ngâm đậu với nước ấm trước khi nấu khoảng 3 – 4 tiếng là được.
- Bước 3: Khi đậu đỏ đã chín tới, mẹ thử thấy hạt đậu mềm và bở rồi, mẹ tiếp tục thêm vào nồi khoảng 500ml nước và phần gạo tẻ đã ngâm. Lúc này, mẹ điều chỉnh lửa ở mức vừa, ninh cháo đến khi hạt gạo nở bung, sánh và dậy mùi thơm là được. Trong quá trình nấu, mẹ chú ý khuấy nhẹ tay để cháo không bị khét ở đáy nồi, hạt gạo nở, chín đều nhưng không bị nát, vữa. Cuối cùng, mẹ nêm vào gia vị vừa ăn, khuấy nhẹ cho cháo sôi lăn tăn khoảng 3 – 5 phút thì tắt bếp.
Vậy là mẹ đã hoàn thành món cháo đậu đỏ sánh mịn, bùi bở và thơm nức rồi. Cháo đậu đỏ ăn nóng hay ăn lạnh đều rất ngon, mẹ thưởng thức ngay nhé!
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Để món cháo đậu đỏ có độ bùi béo, mẹ cần lựa chọn những hạt đậu đỏ tươi ngon nhất. Chọn hạt đậu to và căng tròn, vỏ có màu hồng, sáng, căng hạt, không bị lép hay mốc hỏng, hạt chắc, khi nấu chín tới là ngon nhất.
4.5. Cháo cà rốt
Trong cà rốt rất giàu beta-carotene. Beta-carotene được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể giúp mắt sáng, đẹp da và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, cà rốt có vị ngọt thanh tự nhiên, rất giàu chất xơ nhưng chỉ số đường huyết thấp, mẹ bầu tiểu đường ăn cà rốt rất có lợi cho sức khỏe.
Mẹ tham khảo ngay công thức cháo cà rốt siêu đơn giản dưới đây.
1 – Chuẩn bị nguyên liệu
- Cà rốt: 50g
- Gạo tẻ: 1/2 bát con
- Nước lọc: 600ml
- Gia vị: 1 thìa bột canh, 1/2 thìa bột ngọt
2 – Hướng dẫn mẹ cách chế biến
- Bước 1: Cà rốt mẹ đem gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu.
- Bước 2: Gạo tẻ mẹ vo sạch, ngâm với nước mát khoảng 20 – 30 phút trước khi nấu giúp gạo nở căng, cháo nấu sẽ sánh mịn hơn.
- Bước 3: Mẹ bắc chảo lên bếp, chờ chảo nóng thì hạ nhỏ lửa, cho gạo đã vo sạch vào rang, đảo đều tay khoảng 4 – 5 phút đến khi hạt gạo xém vàng là được. Tiếp theo, mẹ cho hết gạo đã rang vào nồi, nấu cùng 600ml nước đến khi sôi bùng, mẹ hạ nhỏ lửa nấu liu riu khoảng 20 phút cho cháo mềm, nở bung và sánh. Cuối cùng mẹ cho cà rốt đã sơ chế vào nồi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
3 – Mẹo nhỏ cho mẹ
Mẹ có thể kết hợp hoặc thay thế gạo tẻ bằng các loại gạo Organic như gạo lứt đen, lứt đỏ, lứt huyết rồng hoặc hạt dinh dưỡng như quinoa, yến mạch…để thay đổi khẩu vị.
Giai đoạn 3 tháng cuối là thời điểm nhạy cảm, đặc biệt là với mẹ đang mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Do vậy, mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và thực đơn hàng ngày, mẹ ăn đủ, ăn đúng loại thực phẩm và quan trọng nhất là cần đảm bảo an toàn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
Các bác sĩ khuyến cáo mẹ nên bổ sung nhiều rau củ quả vào thực đơn hàng ngày. Với hàm lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào, rau củ quả hỗ trợ “đánh bay” chứng tiểu đường cho mẹ.
Mách nhỏ mẹ nè, trước khi chế biến các loại rau củ hay hoa quả thành những món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, mẹ nhớ thật kỹ và cẩn thận trong khâu sơ chế và rửa sạch nhé.
Góc của mẹ gợi ý sản phẩm nước rửa bình sữa và rau quả Mamamy với chiết xuất từ nguồn gốc thực vật (chủ yếu từ ngô và rượu dừa) giúp mẹ rửa sạch rau củ siêu tiện luôn lại làm sạch sâu, khử khuẩn cực tốt nữa. Mẹ chẳng cần lích kích ngâm rửa nước muối nhiều lần hay sục ozon nữa rồi. Đặc biệt, sản phẩm có thể dùng để rửa dụng cụ nấu ăn, dao, thìa, bát, đĩa hay mẹ dùng để rửa bình sữa, dụng cụ ăn dặm cho bé sau này, nhiều công dụng lắm ạ.
Tin HOT cho mẹ đây, Mamamy hiện đang có deal mua 2 tặng 1 nữa nè, mẹ ghé ngay để tậu về tích trữ dùng dần, siêu hời luôn!
Theo dõi bài viết tới đây, hẳn là mẹ đã biết cách xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối rồi. Mẹ nhớ “nằm lòng” 4 nhóm thực phẩm và 4 “nguyên tắc vàng” để xây dựng thực đơn chuẩn khoa học, tốt cho cả mẹ bầu và bé cưng nhé. Ngoài ra, mẹ đừng quên lưu lại 5 công thức biến tấu món ăn ngon và lạ miệng, giúp đánh bay chứng tuổi đường thai kỳ hiệu quả. Nếu vẫn còn thắc mắc, mẹ để lại bình luận bên dưới để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng!