Mẹ mới nghe về chiều dài xương mũi, thấy các mẹ truyền nhau con số này sẽ thể hiện sự phát triển của bé. đi siêu âm thì bác sĩ báo là chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần 7mm. Vì thắc mắc không biết bé như vậy là đã đạt chuẩn chưa nên mẹ muốn tìm hiểu kỹ đảm bảo con luôn được an toàn. Lời giải đáp chi tiết của chuyên gia có ngay trong bài viết sau đây, mẹ tham khảo nhé!
Mục lục
1. Bé 22 tuần chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần đạt 7mm là cao hay thấp?
Từ tuần thai thứ 4, bé đã bắt đầu hình thành mũi rồi đó mẹ. Nhưng đến khoảng tuần thứ 11 bác sĩ mới bắt đầu tiến hành đo chiều dài xương mũi cho bé, việc này sẽ duy trì đều đặn đến khi bé được 30 – 32 tuần tuổi để đánh giá xem con có đang phát triển tốt, có nguy cơ mắc bệnh di truyền và bệnh down hay không.
Số tuần tuổi của thai nhi | Chiều dài xương mũi đạt chuẩn |
Tuần thứ 11 | 1,97mm |
Tuần thứ 12 | 2,37mm |
Tuần thứ 13 | 2,90mm |
Tuần thứ 14 | 3,44mm |
Tuần thứ 15 | 4,05mm |
Tuần thứ 20 | 4,5mm |
Tuần thứ 22 | > 4,5mm |
Bảng đo chiều dài xương mũi thai nhi đạt chuẩn (theo nghiên cứu của các nhà khoa học Philippine năm 2010 – 2011)
Theo đó, ở tuần thai thứ 22, chiều dài xương mũi đạt trên 4.5mm trở lên là bình thường mẹ nhé. bé đang lớn khỏe đó ạ. Như vậy, trường hợp chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần 7mm là rất tốt, mẹ cứ tiếp tục chăm sóc và cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho bé là được (Theo bác sĩ sản – phụ khoa Nguyễn Tuấn Anh, đang công tác tại bệnh viện Phương Đông).
2. Mách mẹ 4 cách giúp tăng chiều dài xương mũi thai nhi tuần 22
Chiều dài xương mũi thai nhi chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, điển hình nhất là di truyền và dân tộc. Nhiều mẹ nghe vậy nghĩ rằng đây hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, không thể tác động. Nhưng không phải đâu ạ, nếu biết cách,mẹ vẫn cải thiện được chỉ số này hiệu quả, đảm bảo bé lớn khôn và phát triển toàn diện.
2.1. Bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu
Sụn mũi thai nhi được cấu thành chủ yếu bởi protein và nước. Do vậy, mẹ bổ sung dưỡng chất đầy đủ, bao gồm 4 nhóm chất thiết yếu: chất đạm, protein, khoáng chất và vitamin song song với việc uống 2 lít nước mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể chiều dài xương mũi cho bé tuần 22 đó ạ.
Mẹ nhớ thay đổi thực phẩm thường xuyên để làm mới thực đơn, tránh nhàm chán và giúp ăn ngon miệng, tinh thần thoải mái để chăm sóc con cưng tốt nhất nhé. Mẹ tham khảo chuyên mục Dinh dưỡng cho mẹ bầu để hiểu đúng, làm chuẩn tùy tình trạng sức khỏe mẹ và bé nhé!
Đặc biệt, trước và sau khi ăn uống, mẹ vệ sinh tay thật kỹ để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh cho mẹ. Gợi ý siêu phẩm khăn ướt Mamamy kháng khuẩn gấp 2 lần, sạch bẩn, sạch khuẩn, tương tự như khi mẹ rửa tay xà phòng đó ạ, đặc biệt khăn ướt còn dưỡng da giúp tay mẹ không bị khô và khó chịu Sản phẩm siêu tiện lợi với mẹ bỉm bầu bí to, đang đau nhức người, không di chuyển được nhiều để rửa tay, lau tay đó mẹ.
Mamamy đang có chương trình mua 1 tặng 1 khăn ướt cực hời, mẹ ghé tham khảo và mua hàng xịn giá rẻ về dùng nhé!
2.2. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày
Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… giúp mẹ nâng cao sức khỏe cực hiệu quả. Đồng thời còn giúp các chất trong cơ thể di chuyển thuận lợi, lượng dưỡng chất được cung cấp tới thai nhi cũng trọn vẹn hơn. Nhờ thế mà mẹ chỉ cần ăn nhiều đạm, khoáng chất và uống đủ nước sẽ giúp mũi bé cao hơn đáng kể, khỏi lo con bị mắc bệnh down hay chậm lớn nữa rồi.
Mỗi ngày, mẹ cứ đi bộ (hoặc tập một vài động tác yoga) như tư thế thiền, tư thế nằm ngửa, tư thế nghiêng người,… trong khoảng 20 – 30 phút là được, không cần cố ép bản thân tập quá nhiều. Mẹ sẽ bị mệt và căng thẳng, lợi bất cập hại đó ạ.
2.3. Thư giãn và để đầu óc thoải mái
Mẹ biết không, mặc dù não bộ của con chưa hình thành toàn diện nhưng con vẫn cảm nhận rất rõ trạng thái tâm lý của mẹ đó ạ. Mẹ vui con cũng vui, mẹ buồn con cũng buồn theo. Vậy nên, mẹ bầu cần thư giãn, tránh suy nghĩ nhiều, để cơ thể và đầu óc thoải mái nhất. Có vậy thì cơ thể mẹ sẽ nạp dinh dưỡng dễ dàng hơn, toàn bộ cơ thể, hệ xương và đặc biệt xương mũi của bé sẽ nhận được lượng dưỡng chất dồi dào để phát triển hàng ngày.
2.4. Tiêm phòng vacxin
Việc tiêm phòng vacxin ở mẹ bầu cũng rất quan trọng. Bởi lẽ, nếu mẹ quên tiêm, nguy cơ mắc bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, viêm gan B là rất cao do cơ thể mẹ cực kỳ nhạy cảm trước những tác động từ bên ngoài. Khi bị ốm, mẹ không những mệt, đau nhức mà còn ăn ít lại, thiếu dưỡng chất đến thai nhi làm con chậm lớn, khiến xương mũi bé không phát triển được.
Chính vì vậy, mẹ đừng quên tiêm vacxin đầy đủ các mũi và nghỉ ngơi, dưỡng sức nhằm nâng cao sức khỏe, chăm sóc thai nhi tốt hơn. những loại vacxin cần tiêm và lưu ý đã được Góc của mẹ tổng hợp ngay trong bài viết Mang thai 3 tháng đầu nên tiêm phòng gì?. Mẹ đừng bỏ qua nhé!
3. Mẹ nên làm gì khi chiều dài xương mũi bé vẫn không tăng?
Mẹ thực hiện 4 biện pháp trên đúng cách nhưng vài tuần sau đi khám lại, thấy chiều dài xương mũi bé vẫn không tăng lúc này mẹ đừng hốt hoảng mà bình tĩnh và đặt lịch thăm khám bác sĩ để được tư vấn xử lý phù hợp, đảm bảo cải thiện xương mũi cho con nhé.
Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành đo xương mũi lần 2 và thực hiện những kiểm tra sâu hơn để xác định rõ tình trạng xương mũi của thai nhi. Nếu có sự chênh lệch kết quả giữa 2 lần đo, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ ghé trung tâm y học bào thai để được tư vấn về phương hướng xử lý hiệu quả. Tùy từng trường hợp sẽ có cách làm khác nhau, mẹ hãy tin tưởng và làm theo để bé cưng có mũi cao đẹp và phát triển toàn diện. (Theo bác sĩ sản phụ khoa Nguyễn Anh Tú, trực thuộc bệnh viện quốc tế Vinmec).
Như vậy mẹ đã nắm được chiều dài xương mũi thai nhi 22 tuần 7mm là bé đang phát triển tốt, không phải lo lắng rồi. Mẹ đừng quên áp dụng 4 cách trên để mũi bé thêm cao, hạn chế nguy cơ mắc bệnh down cho cục cưng nhà mình nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có nhiều niềm vui!