Cùng với đau đầu, đau lưng thì đau bụng sau sinh cũng là một trong những tình trạng mà các mẹ bỉm rất hay gặp phải. Vậy sau khi tìm hiểu về đau đầu sau sinh và đau lưng sau sinh thì hôm nay hãy cùng tìm hiểu về đau bụng sau sinh
Mục lục
1. Nguyên nhân của chứng đau bụng sau sinh
Mẹ cần lưu ý một số triệu chứng để xác định nguyên nhân gây ra đau bụng ở các mẹ bỉm sữa.
1.1 Đau bụng sau sinh do bị táo bón
Táo bón sau sinh là hiện tượng các mẹ đi ngoài ít, kèm theo là việc phân cứng, khó rặn. Việc bị táo bón lâu ngày sẽ khiến bụng trướng, đau, gây khó chịu cho các mẹ.
Xem thêm: Táo bón sau sinh, nguyên nhân và phương pháp cải thiện sức khỏe cho mẹ yêu
1.2 Do sản dịch ứ đọng
Máu cộng và sản dịch sau sinh trong tử cung của mẹ sẽ tạo thành cục máu đông. Các cơ tử cung của mẹ sẽ co bóp liên tục đến khi sản dịch ứ đọng trong tử cung thoát ra ngoài. Quá trình này sẽ làm bụng mẹ đau lâm râm suốt thời gian sau sinh.
1.3 Do nhiễm trùng đường tiết niệu
Đường tiết niệu bị nhiễm trùng do bị vi khuẩn xâm nhập vào lúc sinh con hoặc do mẹ vệ sinh vùng kín chưa kỹ càng. Điều này làm giảm tần suất đi tiểu của mẹ, đau rát mỗi lần đi. Kèm theo đó là những cơn đau bụng dưới âm ỉ khiến cơ thể khó chịu.
1.4 Do nhiễm trùng vết mổ
Với những mẹ sinh con bằng phương pháp sinh mổ, nếu không chăm sóc vết mổ cẩn thận rất dễ dẫn đến nhiễm trùng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau bụng dữ dội sau khi sinh.
1.5 Giãn dây chằng tử cung
Trong quá trình mang thai, dây chằng, xương khớp, xương chậu của mẹ luôn co giãn tối đa. Mục đích là để có thể nâng đỡ con cũng như cả cơ thể. Vì thế, sau khi sinh xong, cơ thể mẹ chưa thể lấy ngay lai sự cân bằng như lúc đầu. Điều này là tác nhân gây ra tình trạng đau bụng của mẹ trong quá trình mang thai và sau khi sinh.
Ngoài ra, tình trạng mẹ bị đau bụng dưới sau sinh cũng có thể do vận động mạnh. Việc mẹ phải đi lại nhiều hoặc quan hệ sớm ngay sau sinh sẽ khiến vùng tử cung bị tổn thương. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, các mẹ nên nghỉ ngơi trong vòng 4 đến 8 tuần để cơ thể hồi phục.
2. Triệu chứng của đau bụng sau sinh
Triệu chứng thường gặp nhất là bụng dưới đau dữ dội. Sau đó, cơn đau sẽ lan sang cột sống, xuống hai bên đùi rồi lan ra toàn bộ vùng bụng. Kèm theo có thể là các triệu chứng khác như đau đầu, buồn nôn, thần kinh căng thẳng.
Tuy nhiên cũng có trường hợp mẹ bị mất máu quá nhiều trong quá trình sinh sản khiến cơ thể mất cân bằng. Điều này gây ra những trận đau bụng từ âm ỉ cho đến dữ dội.
3. Cách điều trị đau bụng sau sinh cho mẹ bỉm
Khi bị đau bụng, nhiều mẹ bỉm sữa sẽ dần trở nên lo lắng dẫn đến tình trạng stress, trầm cảm sau sinh. Tùy từng tình trạng của các mẹ mà có những cách chữa trị sao cho phù hợp nhất.
Có rất nhiều cách làm giảm chứng đau bụng ở mẹ bỉm sữa. Ví dụ như: nghỉ ngơi, chườm nước ấm, massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới giúp mẹ thoải mái. Nếu tình trạng nặng hơn thì mẹ nên đi khám, dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
3.1 Ăn uống đầy đủ, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý
Ngày đầu sau sinh, mẹ bỉm sữa cần được ưu tiên nghỉ ngơi, dưỡng sức. Các Mẹ cần lưu ý hạn chế vận động mạnh, tránh làm những việc nặng để không bị sa tử cung.
Uống nhiều nước cũng là cách làm giảm các cơn đau bụng sau sinh vô cùng hiệu quả, an toàn mà cực kỳ đơn giản. Hơn nữa, sau sinh các Mẹ nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Điều này sẽ giúp Mẹ bổ sung lại các chất cần thiết cho cơ thể. Khi cơ thể đã hồi phục sức khỏe sau sinh thì các triệu chứng như đau bụng sẽ giảm hẳn.
3.2 Massage vùng bụng
Phương pháp massage xung quanh vùng bụng là cách đơn giản giúp làm dịu những cơn đau bụng cho Mẹ. Có rất nhiều cách xoa bóp vùng bụng hiệu quả mà Mẹ có thể áp dụng.
Đối với những cơn đau bụng nhẹ, mẹ có thể dùng túi chườm ấm để chườm xung quanh vùng bụng. Đây là biện pháp giảm đau bụng vô cùng hiệu quả.
3.3 Nghe lời khuyên của bác sỹ
Các cơn đau bụng thường mất khoảng 6 đến 8 tuần để hồi phục. Tuy nhiên, nếu các cơn đau âm ỉ và kéo dài liên tục thì mẹ bỉm sữa không nên chủ quan. Sau khi áp dụng đủ mọi cách nhưng các cơn đau bụng vẫn không dứt thì mẹ nên đến bệnh viện để khám sức khỏe. Các bác sỹ có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp Mẹ đưa ra cách chữa trị hiệu quả nhất.
Các mẹ cần lưu ý, không áp dụng cách điều trị khi chưa rõ nguyên nhân. Tránh trường hợp “chữa lợn lành thành lợn què” nhé!
Hy vọng, thông qua bài viết này, các Mẹ đã có được những thông tin hữu ích về triệu chứng đau bụng sau sinh. Sức khỏe phụ nữ sau sinh rất yếu nên các Mẹ cần phải lưu ý chăm sóc bản thân thật tốt nhé!
Mẹ nên tham khảo thêm: