“Trẻ ăn dặm bị táo bón” là một trong những mối quan tâm hàng đầu khi mẹ mới bước vào thời kỳ ăn dặm cho trẻ. Sự thật thì thỉnh thoảng táo bón ăn dặm không phải vấn đề quá hiếm gặp. Trong giai đoạn này, khi hệ thống tiêu hóa của bé đang học cách làm quen với nhiều nhóm thức ăn mới, khi bắt đầu giới thiệu thực phẩm đặc, tính nhất quán và tần suất bé đi nặng sẽ thay đổi nhanh chóng, tùy thuộc vào món ăn bé dung nạp.
Mục lục
1. Trẻ bắt đầu ăn dặm bị táo bón và biểu hiện:
- Bé đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần.
- Phân của bé là những cục khô và cứng
- Phân của bé là những cục nhỏ, khô giống như “phân thỏ”
- Bé có dấu hiệu ăn kém hơn bình thường
- Bé ăn dặm bị táo bón không đi đại tiện được (Bé phải rặn mạnh và lâu, đôi khi đau quá sẽ làm bé khóc)
- Đi ngoài ra máu
Khi em bé của các mẹ bị táo bón, bé sẽ cảm thấy khó và đau đớn khi rặn, lâu dần sẽ tạo thành 1 vòng luẩn quẩn: táo bón → đau lỗ hậu môn → không muốn rặn → táo bón.
2. Nguyên nhân khiến trẻ táo bón lâu ngày
- Trong những bữa ăn dặm đầu tiên cho bé, bé có thể sẽ bị táo bón trong vài ngày (điều này là hoàn toàn bình thường) khi hệ thống tiêu hóa đang học cách dung nạp và xử lý thức ăn. Trong trường hợp này, hiện tượng táo bón sẽ hết sau vài ngày khi hệ thống tiêu hóa của bé “hoàn thành quá trình điều chỉnh”.
- Bé ăn dặm bị táo bón do không được nạp đủ chất xơ từ trái cây và rau xanh.
- Cơ thể bé nạp quá nhiều chất bổ như đạm và tinh bột. Cho bé ăn quá nhiều bánh ăn dặm cho trẻ 6 tháng cũng là một căn nguyên của táo bón.
- Trẻ táo bón lâu ngày còn do không uống đủ nước.
Xem thêm:
3. Trẻ ăn dặm bị táo bón nên ăn gì
Trên các trang mạng xã hội, khi các mẹ hỏi về vấn đề trẻ ăn dặm bị táo bón, phần lớn câu trả lời sẽ là “Bổ sung cho bé men vi sinh”. Tuy nhiên, các mẹ hãy nghĩ đến những sản phẩm từ tự nhiên trước khi cân nhắc đến các sản phẩm chức năng. Có rất nhiều các phương pháp khắc phục táo bón mà các mẹ có thể thử dưới đây.
3.1. Cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón
Đây là phương thức hữu hiệu nhất dành cho trẻ ăn dặm bị táo bón. Có nhiều loại chất xơ nhưng có 2 loại phổ biến để khắc phục táo bón là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
- Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp đẩy thức ăn qua hệ thống một cách nhanh chóng. Phương pháp này không “dạy” hệ tiêu hóa của bé cách xử lý thức ăn đúng cách nên chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Các thực phẩm nguyên cám như bánh mì, ngũ cốc, gạo lứt đều giàu chất xơ hòa tan.
- Chất xơ không hòa tan giúp cho phân mềm đi và dễ đi qua lỗ hậu môn hơn. Vì vậy, mẹ hãy cho bé bổ sung nhiều chất xơ hòa tan trong mọi bữa ăn. Những thực phẩm gợi ý bao gồm yến mạch, các loại hạt, các loại đậu, rau củ và trái cây mẹ nhé.
Xem thêm: Bé ăn dặm bị táo bón: Mẹ nên làm gì để khắc phục?
3.2. Đảm bảo cơ thể bé ăn dặm dung nạp đủ “chất lỏng” để phòng ngừa táo bón
Phân cần có chất lỏng để làm mềm chúng. Thường thì các em bé sẽ không hứng thú với nước lọc, dẫn đến việc trẻ táo bón lâu ngày. Bởi vậy, hãy sáng tạo những thực đơn hấp dẫn hơn như các loại nước ép hoặc nước rau củ dashi. Một lưu ý khi bạn ép nước trái cây cho bé là hãy pha loãng với nước lọc vì nước ép nguyên chất là quá ngọt và không tốt cho men răng của bé. Ngoài ra, sữa cũng là một dạng chất lỏng mẹ nhé. Dưới đây là 1 gợi ý về lượng nước cơ thể bé cần:
- Từ 0-6 tháng: Trẻ cần 150ml/kg chất lỏng mỗi ngày (100% sữa). Vậy nếu em bé của bạn 8kg thì bé sẽ cần 1200ml sữa/ngày
- Từ 7-12 tháng: Em bé cần 600-800ml chất lỏng mỗi ngày
- Từ 1-2 tuổi: Bé cần 880-960ml chất lỏng mỗi ngày.
Lưu ý đây là lượng chất lỏng tổng hợp, bao gồm tất cả sản phẩm chứa chất lỏng mẹ nhé.
3.3. Mận khô cho trẻ ăn dặm bị táo bón
Mận có chứa hàm lượng lớn sorbitol giúp tăng lượng chất lỏng bên trong đường ruột và làm mềm phân. Mận cũng còn chứa nhiều polyphenol giúp kích thích hoạt động của dạ dày và thúc đẩy nhu động ruột. Vì vậy, sử dụng mận khô được coi liệu pháp đầu tiên khi các bé mới mắc chứng táo bón. Hãy bổ sung cho bé thêm mận khô khi bé có dấu hiệu táo bón. Phòng ngừa/điều trị sớm bao giờ cũng hiệu quả hơn là chờ đến khi bệnh trở nên nặng hơn.
3.4. Bổ sung Probiotic cho bé ăn dặm bị táo bón
Probiotic là vi khuẩn sống “thân thiện” chiếm một phần lớn trong hệ miễn dịch. Cách tốt nhất để bổ sung Probiotic chính là thêm sữa chua vào trong khẩu phần ăn của bé. Các mẹ có thể bổ sung như một bữa phụ hoặc món “tráng miệng” cho các bữa chính. Sữa chua trộn yến mạch cùng trái cây cũng giúp bé đổi khẩu vị nhé.
Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ có 1 sự chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn ăn dặm. Ăn dặm là một quá trình khá thú vị khi bé được khám phá nhiều hương vị của cuộc sống. Vậy nên đừng để táo bón cản trở con, mẹ nhé!