Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Trẻ chậm mọc răng mẹ phải làm sao?

Trẻ chậm mọc răng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ lo lắng. Quá trình mọc răng ở trẻ sơ sinh diễn ra trong khoảng từ 4 tháng đến 15 tháng tuổi. Mọc răng muộn là hiện tượng khá bình thường và không phải là nguyên nhân đáng lo ngại cho đến khi bé được 15 tháng tuổi. Nếu việc chậm trễ kéo dài đến 18 tháng tuổi, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trong trường hợp này.

1. Lịch mọc răng lý tưởng của bé

Lịch mọc răng lý tưởng của bé
Lịch mọc răng lý tưởng của bé

Trong trường hợp bé có một quá trình mọc răng lý tưởng, lịch mọc răng sẽ diễn ra như sau:

  • Vào khoảng 7 tháng tuổi, hàm trước răng dưới sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. 
  • Sau 4 tháng, tức là vào tháng thứ 11, lý tưởng nhất trong thời gian này là trẻ sẽ có 4 chiếc răng trong miệng.
  • Kể từ thời điểm này, cứ sau mỗi 4 tháng sẽ có thêm 4 chiếc răng được bổ sung vào. Quá trình này kết thúc khi trẻ được 27 tháng tuổi. Điều đó có nghĩa là khi trẻ được 15 tháng, lý tưởng nhất là nên có 8 chiếc răng. Sau 19 tháng số răng nên có là 12 chiếc. 
  • Tương tự như thế, khi được 23 tháng, trẻ sẽ có 16 chiếc răng. Bộ răng sữa cuối cùng hoàn thiện vào 27 tháng tuổi.

2. Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm mọc răng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm mọc răng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm mọc răng. Dưới đây, nhà góc sẽ liệt kê một số nguyên nhân quan trọng:

2.1. Do di truyền

Cấu tạo di truyền của con, có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ mọc răng muộn
Cấu tạo di truyền của con, có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ mọc răng muộn

Cấu tạo di truyền của con, có thể là nguyên nhân dẫn đến trẻ mọc răng muộn. Nếu mẹ hoặc bố, hoặc cả hai đều có tiền sử mọc răng muộn, thì không có gì ngạc nhiên nếu bé nhà mình cũng gặp vấn đề này.

2.2. Trẻ mọc răng muộn do bệnh xơ hóa

Bệnh xơ hóa là tình trạng nướu răng dày, khiến răng không thể mọc lên
Bệnh xơ hóa là tình trạng nướu răng dày, khiến răng không thể mọc lên

Bệnh xơ hóa là tình trạng nướu răng dày, khiến răng không thể mọc lên. Điều này gây ra sự chậm mọc răng ở mức độ nào đó đối ở trẻ.

2.3. Thiếu dinh dưỡng

Dinh dưỡng không đầy đủ có thể cản trở sự phát triển của xương và mô ở trẻ em
Dinh dưỡng không đầy đủ có thể cản trở sự phát triển của xương và mô ở trẻ em

Dinh dưỡng không đầy đủ có thể cản trở sự phát triển của xương và mô ở trẻ em. Điều này xảy ra khi bé nhà mình không được cung cấp đủ sữa mẹ hoặc sữa công thức có bổ sung thành phần vitamin và canxi.

2.4. Trẻ chậm mọc răng do vấn đề nội tiết tố

Việc tuyến giáp và tuyến yên sản xuất không đủ hormone có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng tổng thể của con
Việc tuyến giáp và tuyến yên sản xuất không đủ hormone có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng 

Việc tuyến giáp và tuyến yên sản xuất không đủ hormone có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng tổng thể của con. Từ đó dẫn đến vấn đề chậm mọc răng ở trẻ.

2.5. Bệnh tật và thuốc men

Các bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như thiếu máu, ung thư, HIV
Các bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như thiếu máu, ung thư, HIV

Các bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như thiếu máu, ung thư, HIV. Và một số loại thuốc như thuốc hóa trị, phenytoin cũng có ảnh hưởng đến việc bé chậm mọc răng.

2.6. Trẻ mọc răng muộn do chấn thương

Tai nạn gây chấn thương ở xương hàm có thể làm tổn thương các chồi răng bên trong nướu
Tai nạn gây chấn thương ở xương hàm có thể làm tổn thương các chồi răng bên trong nướu

Tai nạn gây chấn thương ở xương hàm có thể làm tổn thương các chồi răng bên trong nướu, gây chậm hoặc không mọc răng.

Xem thêm vệ sinh răng miệng cho bé:

Vệ sinh đúng cách cho con theo 4 giai đoạn mọc răng

Cách vệ sinh răng miệng cho bé ăn dặm cực đơn giản

2.7. Răng bị ảnh hưởng

Đôi khi răng có thể bị kẹt trong nướu do thiếu khoảng trống, u nang hoặc vị trí nghiêng
Đôi khi răng có thể bị kẹt trong nướu do thiếu khoảng trống, u nang hoặc vị trí nghiêng

Đôi khi răng có thể bị kẹt trong nướu do thiếu khoảng trống, u nang hoặc vị trí nghiêng. Các vấn đề này đều có thể là nguyên nhân trẻ chậm mọc răng.

3. Cải thiện tình trạng chậm mọc răng ở trẻ

Tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho bé
Tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho bé

Điều quan trọng là gia đình cần tìm ra nguyên nhân gây ra việc chậm mọc răng ở trẻ. Từ đó, có những biện pháp hợp lý để cải thiện tình trạng của bé. Một số cá biện pháp mà mẹ có thể thực hiện bao gồm:

  • Tắm nắng 15 đến 30 phút cho bé vào mỗi buổi sáng khi bé được 1 tuổi. Duy trì việc này cho đến khi trẻ biết đi.
  • Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? Mẹ cần bổ sung vitamin D và canxi cho bé hằng ngày. Nếu bổ sung bằng thuốc nên có chỉ định của bác sĩ.
  • Tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho bé. Đặc biệt là sữa, thực phẩm từ sữa, chất béo, đạm, trái cây, ngũ cốc,…
  • Tập thói quen ăn theo thời gian biểu cho bé.
  • Tăng từ 500ml đến 800ml sữa mẹ mỗi ngày cho bé. Tránh pha sữa cùng các loại cháo, nước rau, nước bột,… sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi.
  • Tốt nhất nên cho bé bú sữa mẹ. Nếu mẹ đang cho bé uống sữa công thức, nên bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng bằng cách chọn loại sữa công thức giàu canxi, vitamin A, C, D, photpho.
  • Ngoài ra cho ngủ đủ giấc và hoạt động thường xuyên cũng kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

4. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Khi bé chậm mọc răng quá 15 tháng tuổi, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về trường hợp này
Khi bé chậm mọc răng quá 15 tháng tuổi, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về trường hợp này

Kiểm tra xem người trong gia đình có ai mọc răng chậm hay không. Nếu không, bố mẹ có thể chuyển hướng sang các nguyên nhân khác. Khi bé chậm mọc răng quá 15 tháng tuổi, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về trường hợp này.

Quan sách và kiểm tra các dấu hiệu khác ở trẻ chậm mọc răng như mức tăng cân, chậm phát triển tổng thể, chuyển hóa bất thường, hôn mê, khóc khàn, táo bón, nhịp tim bất thường.

Nhiều người cho rằng mọc răng chậm ở trẻ là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh. Nhưng thực tế không hoàn toàn đúng. Có những trường hợp IQ cao mọc răng rất sớm, một số khác lại mọc răng khá muộn.

Xem thêm những vấn đề mọc răng của bé:

Trẻ em mấy tháng tuổi mọc răng?

Khi nào bé mọc răng? trình tự mọc răng như thế nào?

6 dấu hiệu sắp mọc răng của bé

Mỗi bé có giai đoạn mọc răng khác nhau. Do đó, mẹ không cần phải lo lắng khi bé nhà mình mọc răng muộn hơn so với những đứa trẻ khác. Thông thường các trường hợp trẻ chậm mọc răng không phải là tình trạng đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu chậm quá 18 tháng, thì bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra.

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Trẻ chậm mọc răng mẹ phải làm sao?”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách, lợi ích bất ngờ!
Yến sào là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều axit amin và có hàm lượng protein cao. Tuy nhiên, cơ thể trẻ khá nhạy cảm khó tiếp nhận những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như yến sào. Vì thế, cần có cách cho trẻ ăn yến sào hợp lý để mang […]
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Công thức giúp mẹ nấu cháo trứng gà ngon nhất cho bé 7 tháng tuổi
Trứng gà được biết đến là nguồn thực phẩm có chứa giàu chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ đang trong khoảng “thời gian vàng” tập ăn dặm. Vậy nên đây chính là nguyên liệu để giúp các mẹ bỉm sáng tạo ra thật nhiều cách nấu […]
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Giải đáp từ chuyên gia: Bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài có sao không?
Vậy là bé yêu đã chào đời 2 tháng rồi mẹ nhỉ? Suốt 2 tháng qua mẹ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc hạnh phúc nhưng cũng không kém phần lo lắng vì những vấn đề xung quanh con. Đặc biệt là việc bé 2 tháng tuổi 1 ngày không đi ngoài, mẹ […]
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai to tai nhỏ ở trẻ sơ sinh: Những điều mẹ cần biết
Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ thính giác và có vai trò thẩm mỹ. Tuy nhiên, không ít trẻ sơ sinh khi sinh ra có kích thước tai to nhỏ khác nhau hay còn gọi là dị tật tai to tai nhỏ ở trẻ và điều […]
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu cân là vừa theo tiêu chuẩn WHO
Chào mừng ba mẹ đến với giai đoạn quan trọng trong sự phát triển nhỏ bé của trẻ! Trong tháng thứ 2, câu hỏi về cân nặng của trẻ sơ sinh là trở thành một chủ đề quan trọng, nơi mà mỗi độ đo nhỏ cũng là một cái nhìn sâu sắc về sức khỏe […]
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã? Tùy tháng tuổi mẹ ơi!
Mẹ mới có bé lần đầu, bên cạnh cảm giác hạnh phúc khi được chào đón bé yêu chào đời, chắc hẳn mẹ có nhiều băn khoăn lo lắng. Mẹ nghe “chín người mười ý” nên không rõ trẻ sơ sinh nên mặc quần áo hay quấn tã thì tốt hơn, muốn tìm hiểu kỹ […]
Giỏ hàng 0