Có rất nhiều thắc mắc xung quanh việc sau sinh ăn hải sản có được không? Như nhiều mẹ đã biết, nuôi con bằng sữa mẹ cần nhiều dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Chế độ ăn hằng ngày của mẹ khá quan trọng. Bởi các chất dinh dưỡng trong thức ăn có thể theo đường sữa ảnh hưởng bé sơ sinh. An toàn khi ăn hải sản sau sinh có thể gây nhiều nhầm lẫn. Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này.
Mục lục
1. Vì sao không nên ăn hải sản sau sinh?
Thủy ngân là một nguyên tố hóa học tự nhiên có trong không khí. Nó được tạo thành thông qua quá trình đốt các nhiên liệu như than, dầu và gỗ. Thủy ngân trong không khí có thể theo hạt mưa, bụi hay trọng lực thấm xuống đất. Rồi theo dòng chảy của nước hòa vào sông, hồ và đại dương.
Vậy sau sinh ăn hải sản được không có liên quan gì đến thủy ngân? Thủy ngân trong môi thường có thể tích tụ trong các loài cá nhỏ. Khi một con cá lớn hơn ăn những con cá nhỏ này. Hàm lượng thủy ngân trong những con cá lớn hơn sẽ dần tăng lên.
Thủy ngân là chất độc đối với hệ thần kinh của bất kỳ ai, ngay cả mẹ bầu. Tiếp xúc trong thời kỳ mang thai đặc biệt gây nguy hiểm. Vì một lượng lớn thủy ngân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não và hệ thần kinh của em bé.
2. Sau sinh ăn hải sản được không?
Như đã nói ở trên, thủy ngân là nguyên nhân chính dẫn đến việc mẹ không nên ăn hải sản sau sinh. Tuy nhiên, thủy ngân chỉ tích tụ nhiều trong một số loại cá lớn. Ngoài chúng ra, mẹ có thể ăn hải sản một cách bình thường. Vì cá là nguồn cung cấp dồi dào của protein, axit béo omega-3, vitamin B12, Vitamin D và sắt.
Lượng lớn thủy ngân hay các chất độc hại được tìm thấy trong các loài cá lớn hơn như cá mập, cá maclin, cá thu, cá kiếm, cá ngói, cá ngừ tươi, cá trích, cá hồi. Các loại cá không chứa dầu như cá hồi đá, cá vược, cá bơn. Để an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, tốt nhất mẹ nên tránh những loại cá này trong thời gian đang cho con bú.
Xem thêm món ăn dặm:
Cháo cá thu dành cho bé ăn dặm
Món cháo cá hồi thơm ngon cho bé ăn dặm
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
3. Các tác dụng phụ của việc ăn hải sản trong khi cho con bú
Dinh dưỡng của hải sản rất có lợi đối với em bé. Nhưng quan trọng là mẹ nên kiểm tra xem loại cá đó có an toàn hay không. Ăn cá sau sinh có thể có nhiều tác dụng phụ nếu ăn không đúng cách:
- Thủy ngân trong không khí lắng đọng xuống sông và biển. Vi khuẩn trong nước chuyển hóa những chất này thành metyl thủy ngân, thứ mà sau đó cá sẽ tiêu thụ qua nước hay thức ăn. Hàm lượng thủy ngân tích tụ trong cá, ngay cả khi chúng được nấu chín, do đó rất nguy hiểm.
- Ăn những loại cá có chứa thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu,… sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức.
- Metyl thủy ngân có thể làm suy giảm sự phát triển não bộ ở trẻ nếu nó xâm nhập vào cơ thể. Ngay cả một lượng nhỏ thủy ngân theo đường sữa mẹ cũng có thể ảnh hưởng xấu và làm tổn thương đến trẻ.
- Thủy ngân có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Các phần não được sử dụng để đọc, suy nghĩ, học hỏi, ghi nhớ, và thậm chí cả các kỹ năng vận động có thể bị giảm sút.
- Cá ngừ trắng đóng hộp trong siêu thị có hàm lượng thủy ngân cao và không được khuyến khích tiêu thụ.
4. Sau sinh nên ăn loại hải sản nào an toàn?
Bên trên đã giải đáp thắc mắc về vấn đề sau sinh ăn hải sản được không. Vậy ngoài những loại hải sản cần tránh, mẹ có thể ăn những loại hải sản nào? Lựa chọn hải sản an toàn tập trung vào các loại có hàm lượng thủy ngân thấp hơn. Chúng bao gồm: cá hồi cầu vồng, cá thu đại dương, cá đối, cá trắng hồ, hàu, cá cơm, cá rô phi, cá da trơn, cá mòi, cá ngừ đóng hộp, tôm, sò điệp, cua, mực, tôm hùm, nghêu,… Mẹ có thể yên tâm thưởng thức các sản phẩm hải sản, với chế độ ăn hợp lý là 2 lần một tuần.
5. Biện pháp an toàn cho mẹ ăn hải sản sau sinh
Thủy ngân có thể theo đường sữa của mẹ truyền sang cho bé. Mặc dù hàm lượng thủy ngân theo đường sữa sẽ ít hơn so với việc truyền qua nhau thai. Nhưng mẹ vẫn nên tuân theo các nguyên tắc tiêu thụ cá chung được khuyến cáo trong thai kỳ.
- Ăn hải sản sau sinh mẹ nên ăn đa dạng các loại cá mỗi tháng. Nếu chỉ có một loại cá trong chế độ ăn, điều đó sẽ hạn chế sự đa dạng của chất dinh dưỡng mà mẹ có thể hấp thụ. Nếu có có thể ăn được nhiều loại hải sản từ 2 đến 3 lần một tuần. Mẹ sẽ có nhiều cơ hội hấp thu nhiều loại chất dinh dưỡng hơn, chẳng hạn như axit béo Omega-3 DHA.
- Nếu mua hoặc sử dụng cá từ khu vực địa phương. Hãy chắc chắn rằng không có cảnh báo nào về môi trường vùng nước nuôi cá. Không chỉ thủy ngân, các chất hóa học ô nhiễm khác cũng có thể nguy hiểm cho mẹ đang cho con bú.
- Không chắc chắn bản thân sau sinh ăn hải sản được không và nên ăn loại nào. Mẹ có thể xin lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin.
- Đối với các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp. Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể ăn tối đa 3 lần một tuần.
- Lợi ích của chất dinh dưỡng mà cá và các loại hải sản cung cấp rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu mẹ không muốn món hải sản xuất hiện trong thực đơn hằng ngày. Hoặc mẹ quyết định muốn có một chế độ ăn thuần chay. Mẹ có thể lấy các chất dinh dưỡng cùng loại từ các nguồn khác nhau. Ví dụ như hạt lanh, hạt óc chó, hạt chia, tảo,…
Phần kết
Xem thêm dinh dưỡng cho mẹ:
Chế độ dinh dưỡng cho 9 tháng thai kỳ
Sau sinh không nên ăn gì tốt cho mẹ và bé
Giải đáp sau sinh ăn hải sản được không đã trở nên dễ dàng hơn với những thông tin trên. Một số loại cá có thành phần dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Một số loại hải sản khác thì không. Quan trọng là mẹ phải có những lựa chọn thực phẩm thông minh. Để bữa ăn hằng ngày trở nên an toàn đối với cả mẹ và bé.