Lịch sử tìm kiếm
Tìm trong góc của mẹ
Tìm kiếm phổ biến

Kỹ năng sống cho bé gái: 8 Điều cần dạy cho bé gái mẹ cần biết

Dạy kỹ năng sống cho bé gái từ sớm là điều vô cùng cần thiết và quan trọng để giúp trẻ tự bảo vệ chính bản thân mình. Khi mà theo báo cáo, tỷ lệ căng thẳng, mất thăng bằng ở con gái gái cao hơn hẳn so với nam giới khi đến tuổi dậy thì. Vì vậy, ngay từ sớm, bố mẹ nên có trách nhiệm dạy kỹ năng sống cho bé gái mình. 

Kỹ năng sống là những hiểu biết và cách ứng xử của bé với những sự việc xung quanh. Rất nhiều trẻ em, do không được chỉ dạy những kiến thức vững chắc từ nhỏ, đã đến những hành động lệch lạc khi lớn. 

Kỹ năng sống cho bé gái là là điều cực kỳ quan trọng
Kỹ năng sống cho bé gái là là điều cực kỳ quan trọng

Kỹ năng sống cho bé gái là là điều cực kỳ quan trọng. Rõ ràng, bé gái là đối tượng dễ bị các vấn đề vì xâm hại, bắt cóc,… Các kỹ năng cho bé gái cũng tương tư như các kỹ năng sống cần cho trẻ nói chung. Tuy nhiên, cách truyền tải, nội dung cũng có đôi chút khác. Đòi hỏi bố mẹ phải tinh tế trong việc dạy các kỹ năng sống cho bé gái nhà mình. Dưới đây là các nguyên tắc mẹ cần nắm rõ để dạy kỹ năng sống cho bé gái tốt nhất. 

Xem thêm: 14 Kỹ năng sống cho trẻ theo từng độ tuổi phát triển ( 3 – 8 tuổi)

Nguyên tắc dạy kỹ năng sống cho bé gái

1. Luôn tạo cơ hội nói chuyện với bé

Kỹ năng sống cho bé gái: Luôn tạo cơ hội nói chuyện với bé 
Kỹ năng sống cho bé gái: Luôn tạo cơ hội nói chuyện với bé 

Dù chưa thể diễn đạt trôi chảy ý nghĩ của mình, nhưng con có thế cảm nhận và hiểu ý bố mẹ. Vì vậy, hãy luôn trò chuyện cũng con để con cảm thấy mình gần gũi và mở lòng từ sớm với bố mẹ. 

Trò chuyện và biết lắng nghe con là cách mẹ cỗ vũ bé gái mình. Giúp bé tự tin và mạnh dạn trình bày suy nghĩ của con khi tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập. Trò chuyện với con từ sớm kích thức sự suy nghĩ, tư duy ở bé.  

Nhiều bố mẹ có thể thấy quá sớm để nói với con quá nhiều. Nhưng tin Góc của mẹ đi, con hiểu được nhiều hơn những gì mẹ nghĩ trẻ có thể. Vì vậy, hãy thường xuyên trò chuyện và nguyên tắc là hãy lặp lại nhiều lần điều muốn bé gái nhớ.

2. Dạy trẻ về tên các bộ phận cơ thể từ 4 tuổi

Kỹ năng sống cho bé gái: Dạy trẻ về tên các bộ phận cơ thể từ 4 tuổi
Kỹ năng sống cho bé gái: Dạy trẻ về tên các bộ phận cơ thể từ 4 tuổi

Theo thống kê, cho thấy đối tượng bị quấy rối nhiều nhất trong nhóm trẻ dưới 12 tuổi là… trẻ 4 tuổi! Vì vậy nên, đừng cho là quá sớm để dạy trẻ về các bộ phận riêng tư. 

Bố ẹm thường tránh né cho bé biết về các vùng nhạy cảm trên cơ thể. Hãy chỉ cho bé biết tên của chúng, vì tất cả các bộ phận trên cơ thể đều cần được biết và bảo vệ. 

Một ví dụ vô cùng đơn giản nhưng lại mang nguy hiểm vô cùng. Một ngày nào đó bé gái vô tình bị người lạ xâm hại vào vùng ngực. Nhưng khi về nhà lại kể với mẹ là vùng bụng. Nguyên nhân là trẻ không ý thức được hành động xấu này. Thứ hai là trẻ không biết cách gọi vùng ngực và tưởng nó là vùng bụng. 

Vì vậy, Hãy nói tên các bộ phận này cho trẻ, tên đúng của chúng chứ không phải các tên ngộ ngĩnh bạn bịa ra. Đây là một kỹ năng sống cho bé gái cần thiết để trẻ biết và gọi tên chính xác nếu như có ai đó xâm phạm khu vực ấy. Khi ấy trẻ tự ý thức được chuyện đang xảy ra.

3. Sử dụng từ ngữ tích cực khi dạy kỹ năng sống cho bé gái

Sử dụng từ ngữ tích cực khi dạy kỹ năng sống cho bé gái
Sử dụng từ ngữ tích cực khi dạy kỹ năng sống cho bé gái

Nếu phải trình bày về vấn đề chuyên môn, bố mẹ nên giải thích ở mức độ mà con có thể hiểu được. Một đứa trẻ mầm non sẽ chẳng thể hiểu được cơ chế rụng trứng,… Hãy diễn giải một cách đơn giản. Như vậy, con cũng dễ nhớ hơn những gì mẹ dặn. Điều này đặc biệt quan trọng khi con bước vào tuổi cần giáo dục giới tính. 

Xem thêm bí quyết để làm cha mẹ một cách khôn ngoan tại đây

4. Cho bé biết nhận biết hành vi xấu

Đói với bé gái, việc bị người lạ đúng chạm vào người là điều tối kị và bố mẹ cần biết ngay lập tức. Bé gái có thể không nhận thức được các hành vi của người lạ nếu sò vào bé.

Vậy nên, hay đơn giản hóa việc này bằng “nguyên tắc đụng chạm cơ thể”. Hãy lặp đi lặp lại cho bé biết chỉ có bố mẹ mới được nhìn và chạm vào cơ thể bé. Nếu người lạ chạm vào vùng riêng tư thì phải lập tức la lớn và nói ngay cho mẹ. Một cách thông mình, hãy đưa ra câu hỏi về việc này và hỏi bé. Hãy hỏi bé nếu bác sĩ chạm vào người bé thì thế nào?. Nếu chú bán hàng chạm vào người con thì thế nào?.  Như vậy vừa kiểm tra sự hiểu biết của con, vừa dạy con biết đối tượng nào cần tránh xa.

Các mẹ cũng nên tập bé thói quen bảo vệ vùng riêng tư bằng các hành động của mẹ làm cho bé gái hằng ngày. Như mặc đồ kín và che khăn cho bé khi bé đi bơi, không mặc đồ hở bạo cho con,…

5. Dạy trẻ trân trọng cơ thể mình

Kỹ năng sống cho bé gái: Dạy trẻ trân trọng cơ thể mình
Kỹ năng sống cho bé gái: Dạy trẻ trân trọng cơ thể mình

Đây là một trong những cách giáo dục giới tính cho trẻ quan trọng mà mẹ hay quên. Bé gái ngay từ nhỏ cần biết cơ thể mình là vô giá và cần bảo vệ, trân trọng nó. 

Trước hết, hãy để con tự làm chủ bản thân. Hãy dạy trẻ hiểu về cơ thể trẻ và quyền tự chủ để trẻ hiểu và có trách nhiệm trước bất cứ hành vi xâm phạm nào của người khác. Bố mẹ hãy là người chủ động cho trẻ nhận thức được vấn đề này.

Ví dụ như tại buổi gặp mặt, đừng quá bắt trẻ ôm hôn, múa hát cho người lạ. Điều mẹ làm là nên khuyến khích con làm gì con muốn. Và cho con biết hành động ôm hôn thể hiện được tình cảm của mọi người. Mẹ và bố có thể làm mẫu ôm bà ngoại và để con thực hiện theo. 

6. Không thỏa hiệp khi dạy kỹ năng sống cho bé gái

Không thỏa hiệp khi dạy kỹ năng sống cho bé gái
Không thỏa hiệp khi dạy kỹ năng sống cho bé gái

Thỏa hiệp không phải là cách làm hay nếu bố mẹ muốn con phát triển và tự lập. Thỏa hiệp với trẻ sẽ khiến con có thói quen xấu là dựa dẫm vào bố mẹ. Ví dụ như mỗi lần trẻ khóc, mẹ lại cho trẻ món đò yêu thích. Vậy nên trẻ sẽ luôn khóc khi muốn đòi quà gì đó. Trẻ có khả năng phát triển tư duy rất cao. Nên nếu mẹ cứ đồng ý, con sẽ đâm ra lười suy nghĩ và làm chậm sự phát triển ở trẻ.

Vì vậy, đừng thỏa hiệp cho con. Thay vào đó, là động viên và hỗ trợ con. Để con tự cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề. Việc xây dựng thói quen không phụ thuộc tự nhỏ sẽ giúp con xây dựng tính tự lập mai sau.

7. Khuyến khích con tôn trọng và thể hiện cảm xúc của mình

Kỹ năng sống cho bé gái: Khuyến khích con tôn trọng và thể hiện cảm xúc của mình
Kỹ năng sống cho bé gái: Khuyến khích con tôn trọng và thể hiện cảm xúc của mình

Đây là một kỹ năng sống cho bé gái có ảnh hưởng lớn đến bé sau này. Phụ nữ thường có nhiều những cảm xúc riêng hơn đàn ông. Và nếu không đủ hiểu biết, niềm tin, bé gái sẽ cảm thấy điều này là nhược điểm của bản thân khi lớn và tự hạ thấp mình. 

Vì thế, cha mẹ nên dạy con biết tôn trọng cảm xúc của mình. Hãy khuyến khích bé gái hình thành những cảm xúc của mình với việc phát triển từ vựng nhưng buồn, vui, lo lắng, sợ hãi, tức giận,… Và khi con gái biểu hiện cảm xúc thật sự của mình, các mẹ nên cổ vũ chứ không nên phủ nhận.

8. Luôn ủng hộ bé

Dạy kỹ năng sống cho bé gái: Luôn ủng hộ bé
Dạy kỹ năng sống cho bé gái: Luôn ủng hộ bé

Trong mọi vấn đề, hãy luôn để trẻ biết và tin rằng mẹ luôn ủng hộ và tin con. Vì thế, bé sẽ mạnh dạn thể hiện mọi việc và đảm bảo bé luôn kể với mẹ. Ví dụ, bé dễ thấy xấu hổ khi bị ai đó đụng chạm vào người. Nên có xu hướng giấu diếm. 

Xem thêm Những kỹ năng sống cho bé theo từng độ tuổi tại đây.

Bố mẹ hãy là nơi để bé có thể tâm sự những chuyện hằng ngày. Hãy tạo cho bé một không gian thỏa mái, tự nhiên. Tốt nhất là mẹ hãy lồng ghép các kỹ năng sống cho bé gái, kĩ năng xã hội vào các cuộc nói chuyện hàng ngày, khi bé tắm, ăn cơm,…

Xem thêm bài viết: 

Mẹ có thể làm gì để dạy trẻ tư duy phản biện? 

Nguồn tham khảo: 

Seven social skills for kids

5 value you should teach your child

Mẹ Bình luận tại đây nhé

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Kỹ năng sống cho bé gái: 8 Điều cần dạy cho bé gái mẹ cần biết”

Mẹ ghi lại email để Mamamy gửi những ưu đãi đặc biệt và các tips hữu ích nhé. Email của mẹ sẽ không hiển thị công khai đâu

Bài viết cùng chủ đề

Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Các nhóm dưỡng chất bổ sung cho bé ăn dặm mẹ nên biết?
Giai đoạn ăn dặm là thời điểm vàng giúp bé bứt phá phát triển chiều cao cân nặng. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm sữa lại thường hoang mang lo lắng. Không biết nên bổ sung cho bé ăn dặm những nhóm thực phẩm nào để bé hấp thu tốt mà lại đầy đủ dinh dưỡng. […]
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Đồ ăn dặm cho bé: Mẹ cần sắm gì khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn vàng trong quá trình phát triển của con. Vì vậy để chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ này, mẹ cần chuẩn bị những món đồ phù hợp. Vậy có những đồ ăn dặm cho bé nào mà mẹ cần sắm sửa? Chúng có những lợi ích gì? Hãy cùng […]
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Top 3+ tình huống “éo le” khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy
Trong quá trình trở thành mẹ bỉm sữa, không thể không tránh khỏi giai đoạn cho bé ăn dặm. Đây được coi như bản lề mở ra bước ngoặt cho quá trình phát triển của con. Một trong những phương pháp được yêu thích áp dụng nhiều là ăn dặm tự chỉ huy (BLW). Không […]
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Em bé tập ăn cơm như nào là đúng cách? Nằm lòng 3 bước dễ dàng
Sau 6 tháng bú sữa, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn cho bé ăn dặm với cháo, súp,… Đến 19 tháng tuổi, khi bé có 16 chiếc răng sữa, lúc này mẹ có thể cho bé ăn cơm. Điều này đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh cứng cáp hơn. Đồng thời tăng […]
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
4 Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến nhất hiện nay
Quá trình phát triển trưởng thành của con không thể thiếu giai đoạn ăn dặm. Đây không chỉ là cơ hội giúp bé hình thành thói quen, kỹ năng ăn uống sau này mà còn là thời điểm vàng bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ […]
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Bé ăn dặm: 7 thực phẩm giúp trẻ ăn ngon, phát triển toàn diện
Để bé ăn dặm phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần thì chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng quan trọng. Vậy mẹ cần bổ sung những thực phẩm nào vào khẩu phần ăn hàng ngày của con? Tham khảo ngay danh sách những nhóm thực phẩm tốt cho […]
Giỏ hàng 0